Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm hình thái của cây đậu Hà Lan

12 phút, 30 giây để đọc.

Đậu Hà Lan là loại đậu lâu đời trên thế giới và đến bây giờ nó vẫn là loại đồ ăn rất được ưa chuộng. Đậu Anh hay là đậu Hà Lan (tên khoa học Pisum sativum L, tên tiếng Anh – Pea) là thành phần chính của họ đậu (Leguminaceae). Đậu Hà Lan được sử dụng chủ yếu như một loại cây rau ở các nước ôn đới và vùng nhiệt đới mùa đông lạnh giá.

Đậu Hà Lan trồng trong vỏ non, Có thể dùng hạt tươi hoặc khô. Đậu Hà Lan được sử dụng trong sản xuất đồ hộp. Là sản phẩm xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới. Đậu có giá trị dinh dưỡng cao. Trái cây tươi bao gồm đường, Chất đạm Chứa Vitamin C.

Theo một số nghiên cứu, đậu Hà Lan được trồng nhiều ở Trung Á. Các khu vực này là trung tâm đầu tiên và Trung Đông là trung tâm thứ hai. Cũng có người nhận định: Đồng bằng Ethiopia mới là trung tâm thứ hai. Vavilov thị lại xác định nguồn gốc của đậu Hà Lan ở Abyssina và Địa Trung Hải cũng được tiết lộ bởi Bavilov. Nó là chìa khóa của di truyền học, bởi sự đa dạng về hình dáng. Đậu Hà Lan là cây trồng lâu đời nhất từ 7. 000 đến 9. 000 năm tuổi.

  Đậu Hà Lan

Các loại đậu Hà Lan

Có nhiều phương pháp phân loại đậu này, người ta phân loại theo loại hình sinh trưởng: hữu hạn và vô hạn. Phân loại theo chiều cao cây: dạng bụi và dạng leo. Phân loại theo nếp nhăn trên hạt: hạt nhẵn và hạt nhăn. Phân loại theo cách sử dụng: quả non và hạt. Đậu Hà Lan ăn quả có hai biến chủng sau:

+ Pisum sativum var. Saccharatum, người ta gọi là đậu Tuyết, đậu Hà Lan ngọt hoặc đậu Hà Lan Trung Quốc.

+ Pisum sativum var. Macrocarpon, quả ngọt và giòn.

Đặc điểm chủ yếu của những biến chủng này là thịt quả dầy, hạt phát triển rất chậm. Do đó người ta thường sử dụng chúng dưới dạng quả non.Đậu Hà Lan ăn hạt (khô) được xem là cây trồng nông nghiệp nhưng cũng nằm trong loài Pisum sativum.

Đậu Hà Lan

Đặc điểm của cây

Rễ cây

Hệ rễ của những cây đậu rau nói chúng và cây đậu Hà Lan nói riêng là rễ phát triển trung bình. Rễ chính có thể ăn sâu vào đất, nhưng rễ phụ phát triển yếu. Rễ chính có thể ăn sâu 70 – 80cm.Nhìn  chung hệ rễ không phát triển rộng trong đất. Cũng giống như những loài đậu khác, rễ của đậu này có khả năng cộng sinh vi khuẩn nốt sần Rhizobium, có khả năng cố định đạm. Sau khi thu hoạch, toàn bộ rễ thân lá sẽ là chất cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

Thân cây

Đậu Hà Lan là cây thân thảo hàng năm. Thân cây mềm và có cạnh, phân cành ít, thân rỗng, phần gốc cây thì ít bị rỗng.

Nhìn chung thân lá, không tự đứng thẳng đặc biệt là loại hình sinh trưởng vô hạn. Vì vậy cần có dàn để nâng đỡ thân cành.

Căn cứ vào chiều cao cây có thể phân chia thành 2 loại chủ yếu:

+ Loại hình sinh trưởng vô hạn, thân cây leo bò, thân lá xum xuê, số đốt trên cây nhiều, cây sinh trưởng, phát triển liên tục cho đến khi già cỗi.

Trong sản xuất cần thiết phải làm dàn để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

+ Loại hình sinh trưởng hữu hạn, thân cây thấp lùn (dạng bụi), số đốt trên thân ít, cây sinh trưởng phát triển cho tới khi kết thúc một chùm hoa ở phần ngọn.

Giữa hai loại hình sinh trưởng còn tồn tại loại hình sinh trưởng bán hữu hạn, loại hình trung gian cũng có thể gọi là dạng bán leo.

Lá cây

Lá của đậu Hà Lan thuộc loại lá kép gồm một số đôi lá chét (lá kèm ở cuống lá có 2 đôi lá chét, phần ngọn lá là tua cuốn. Đó là sự biến thái của lá chét, lá mọc cách trên thân, hình dạng lá thay đổi rất lớn, hầu hết lá chét của các giống trồng trọt rất lớn, còn ở những giống khác hầu hết lá chét đã biến thái thành tua cuốn. Vì vậy những dạng hình này không có lá.

Đặc trưng hình thái của lá chịu sự chi phối rất lớn của gen di truyền. Có tác giả cho rằng gen “t” làm cho cây có nhiều lá chét và không có tua cuốn, còn gen “St” làm giảm lá kèm và lá chét. Do sự sắp xếp kiểu gen và một số khác là đa gen nên đã sản sinh ra nhiều dạng hình lá. Màu sắc lá thay đổi từ xanh nhạt đến xanh thẫm.

Hoa đậu

Cũng như các loài khác trong họ đậu; hoa của đậu thuộc loại hoa lưỡng tính; tự thụ phấn là chủ yếu. Sự tự thụ phấn thường xảy ra trước khi hoa nở hoàn toàn. Do vậy tỷ lệ hoa thụ phấn chéo rất thấp.

Hoa được sinh ra từ nách lá. Những giống cực sớm hoa xuất hiện từ đốt thứ 2 – 3 hoặc đốt thứ 5 – 6. Một số giống khác hoa xuất hiện từ đốt thứ 8 – 10. Những giống muộn; hoa thường xuất hiện khi trên cây có 15 – 16 đốt hoặc 18 đốt và hoa ra liên tục cho đến khi cây già cỗi.

Hoa đậu Hà Lan thường có màu trắng; những cũng có thể là màu hồng; màu hoa cẩm chướng, đỏ tía hoặc là màu hỗn hợp. Hoa của những giống đậu Hà Lan ăn hạt (khô) thường là màu đỏ tía.

Quả đậu

Số quả trên mỗi đốt quyết định bởi đặc tính di truyển của giống, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, khi cây sinh trưởng; phát triển trong điều kiện không tốt sẽ làm cho số đốt trên cây bị giảm.

Trên mỗi đốt của giống sớm trung bình có từ 1 – 2 quả; những giống muộn trên mỗi đốt trung bình có trên 2 quả. Một số giống có 4 quả mỗi đốt hoặc nhiều hơn.Quả có 1 mảnh vỏ; kích cỡ quả cũng như số hạt trong mỗi quả là những đặc điểm cơ bản của giống, nhưng chúng cũng rất dễ bị thay đổi trong giống.

Hạt đậu

Hạt đậu Hà Lan gồm có 2 lá mầm lớn; dự trữ chất dinh dưỡng, chúng bao quanh phôi và được bao bọc bởi vỏ hạt. Hai lá mầm có vai trò rất quan trọng ở thời kỳ đầu sinh trưởng của cây; những lá mầm có thể có này hoặc không màu. Hạt non nhẵn có hàm lượng tinh bột cao và hàm lượng đường thấp hơn hạt nhân.

Điều kiến sinh thái của cây

Về nhiệt độ

Đậu Hà Lan là loại cây trồng ưa khí hậu mát lạnh. Đậu Hà Lan có thể trồng vụ hè ở vùng ôn đới, mùa xuân hoặc mùa đông ở vùng nhiệt đới.

Đậu Hà Lan rất mẫn cảm với nhiệt độ, đặc biệt là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, mặc dù nó là cây trồng ưa lạnh, chúng mẫn cảm với sương giá. Hoa và quả mẫn cảm với sương giá hơn thân lá. Cây còn trẻ chống chịu với nhiệt độ thấp hơn cây đã già.

Nhiệt độ đất thích hợp cho hạt nảy mầm là 24 độ C. Sau khi mọc khỏi mặt đất nhiệt độ không khí thích hợp trong khoảng 24 độ C, nếu nhiệt độ cao hơn sẽ gây ra hiện tượng  cây bị vống, hệ rễ phát triển kém, thân lá sinh trưởng yếu dẫn đến năng suất không cao. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng sinh dưỡng trong phạm vi 13 – 18 độ C. Giới hạn nhiệt độ thấp là 4 độ C và nhiệt độ cao trên 29 độ C.

Sự tương quan giữa nhiệt độ đến số đốt, hoa đầu tiên và thời gian thu hoạch là rất cao. Điều này rất có ý nghĩa với việc xác định thời vụ gieo trồng và thu hái. Nhiệt độ cao > 30 độ C làm cho hoa phát triển không bình thường, dị hình thậm chí dẫn đến hoa và bầu quả bị chết. Khi nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn đến số đốt cho quả giảm, số quả trên thân chính sẽ ít, số quả trung bình trên cây sẽ thấp. Do đó dẫn đến năng suất giảm.

Về ánh sáng

Đậu Hà Lan cũng giống như những cây đậu rau khác, phần lớn các giống đậu không phản ứng với độ dài ngày, chúng là cây biểu hiện trung tính với thời gian chiếu sáng. Cũng có một số giống ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.

Ánh sáng yếu và bị che bóng, đậu Hà Lan sẽ bị vống, thân lá non mềm, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại kém.

Cường độ ánh sáng thích hợp cho đậu Hà Lan ra hoa là 1.100 lux.

Về điều kiện nước

Đậu Hà Lan yêu cầu độ ẩm thấp, thời kỳ nở hoa rất mẫn cảm với nước. Sự mẫn cảm được thể hiện rõ nhất là trước và sau khi nở hoa. Sự thiếu hụt nước trước khi nở hoa sẽ ảnh hưởng đến khối lượng thân lá, còn thiếu nước trong thời kỳ ra quả sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Trong thực tiễn sản xuất cho thấy: ở vùng ôn đới cần bảo đảm đầy đủ nước trong thời gian nở hoa và sau nở hoa, còn ở những vùng khô cằn và mùa khô ở những vùng nhiệt đới cần cung cấp đầy đủ nước trước khi nở hoa.

Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến hiện tượng rụng nụ rụng hoa. Độ ẩm đất thích hợp 70 – 80%, độ ẩm không khí 55 –  65%, độ ẩm không khí cao cây dễ bị bệnh hại xâm nhiễm.

Nhìn chung mỗi tuần tưới rãnh một lần với 250m3 cho một ha gieo trồng thì có thể thỏa mãn yêu cầu đối với nước của đậu Hà Lan. Điều đó còn phụ thuộc vào mùa vụ gieo trồng.

Đậu hà lan

Chọn đất và chế độ dinh dưỡng

Đậu Hà Lan có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất nhẹ cát pha đến đất nặng (đất sét). Nhưng đất nhẹ, tơi xốp, thoáng khí, tưới tiêu tốt là đất phù hợp cho cây đậu Hà Lan sinh trưởng, phát triển.

Đậu Hà Lan yêu cầu chế độ luân phiên với cây trồng khác họ. Luân canh với cây trồng nước (như lúa nước) là thích hợp nhất. Cây đậu Hà Lan có thể sinh trưởng trên đất có độ pH từ 5,5 – 6,5. Nếu thiếu yếu tố vi lượng Mangan (Mn) thì cây có thể sinh trưởng trên đất có độ pH cao hơn. Liều lượng N, P, K bón vào đất phụ thuộc chủ yếu vào thành phần dinh dưỡng trong đất. Mặt khác còn phải nghiên cứu tập quán bón phân cả mỗi địa phương.

Ni tơ (N)

Là yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng sinh dưỡng ở thời kỳ đầu sinh trưởng, nhưng bón quá nhiều sẽ thúc đẩy thân lá sinh trưởng mạnh, kéo dài thời gian sinh trưởng. Nếu bón đạm quá cao còn ảnh hưởng tới sức sống của hạt ở ruộng sản xuất hạt giống, cây dễ dàng bị bệnh hại xâm nhiễm. Cây thiếu đạm trở nên còi cọc, ra hoa chậm, ảnh hưởng đến năng suất. Theo quan điểm của những chuyên gia sản xuất đậu hạt (đậu khô) thì nên bón N, P, K theo tỷ lệ 3:1:3. Khi bón N và P ở mức cao thì sẽ có ảnh hưởng tốt tới năng suất hạt. Vì vậy khi xác đinh liều lượng N (đạm) cần quan tâm đến 2 vấn đề năng suất và chất lượng.

Phốt pho (P)

Cây đậu Hà Lan yêu cầu lân không nhiều nhưng lân có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng của rễ bên. Lân sẽ giúp cho hoa nở sớm, quả chín sớm, làm tăng chất lượng quả và hạt.

Kali (K)

Kali cần thiết cho sự sinh trưởng của cây, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại. Kali có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của hạt, làm cho hạt lớn nhanh. Đậu Hà Lan đặc biệt mẫn cảm với sự thiếu hụt Mn, đặc biệt là trên đất ướt và hàm lượng chất hữu cơ cao. Triệu chứng thiếu Mn biểu hiện ở những đốm nâu lõm xuống trên lá mầm. Khi đất thiếu Mn có thể bón vào đất từ 40 – 400 kg MnSO4/ha hoặc là dùng 10kg MnO4 hòa tan trong 200 – 1000 lít nước (tùy theo tuổi cây) phun lên cây khi phát hiện bệnh hại.

Những lưu ý khi ăn đậu Hà Lan

– Không nên dùng đậu Hà Lan cho người cao tuổi, bệnh nhân bị gút

– Món ăn từ đậu Hà Lan không được khuyến khích cho những người có vấn đề nghiêm trọng với chức năng ruột; cũng như các bà mẹ cho con bú, vì một trong những tính năng khó chịu của sản phẩm này là khả năng gây đầy hơi, đầy hơi quá mức và khó chịu ở vùng bụng.

– Rửa kỹ đậu Hà Lan trước khi chế biến và không nên uống nước lạnh sau khi ăn các món ăn từ đậu.

Những câu hỏi thường gặp về đậu Hà Lan

Bệnh tiểu đường ăn được đậu Hà Lan không? Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên bổ sung đậu Hà Lan vào chế độ ăn uống của mình, vì nó giúp cơ thể kiểm soát lượng đường huyết được ổn định và nó cũng là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Ăn đậu Hà Lan sấy có béo không? Đáp án là không nhé. Là loại đậu có hàm lượng chất xơ và protein dồi dào, vì vậy, khi bạn sử dụng chúng ở dạng sấy hay tươi đều rất tốt và phù hợp với những người giảm cân hay đang trong chế độ ăn kiêng.

Bà bầu có ăn được đậu Hà Lan không? Câu trả lời là có nhé. Đậu Hà Lan là loại thực phẩm cung cấp chất đạm gấp 4 lần so với cà rốt. Không chỉ vậy, nó còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như các vitamin nhóm B; vitamin C, K,… và các khoáng chất cần thiết cho bà bầu./.

Nguồn: Kenhcaytrong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

benh-ca-nuoi

Phương pháp điều trị một số căn bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở cá nuôi

Lợi nhuận từ nghề nuôi trông thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng mang lại là con …
Xem Chi Tiết

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ sao cho hiệu quả

Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi là bệnh đục thân. Hoại tử cơ là căn bệnh khá phổ biến …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp các phương pháp trị bệnh cho vật nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đôi lúc không thể tránh khỏi việc thủy sản nuôi bị bệnh. Bởi nguyên nhân …
Xem Chi Tiết

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết