Ẩm thực Việt Nam luôn gây ấn tượng với mọi người ngay từ sự tiếp xúc đầu tiên. Phải nói rằng ẩm thực Việt Nam không thể chiếm được cảm tình của thực khách bởi sự phức tạp lại rất đơn giản. Bạn có thể thấy rằng những món ăn đã trở nên rất phổ biến nhưng có thể được nấu ở lề đường cũng ngon như trong các nhà hàng cao cấp không? Nhưng chính sự đơn giản và thay đổi đa dạng này khiến chúng ta chỉ thưởng thức một lần là muốn ăn mãi.
Ẩm thực là niềm tự hào của người dân Việt Nam, bởi các món ăn của chúng ta thường thuộc hàng ngon nhất thế giới. Ẩm thực Việt Nam cũng không hề tỏ ra thua kém các nước trên thế giới mà còn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách nước ngoài. Các nền ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế và sức hấp dẫn của mình trong và ngoài nước. Đối với những du khách nước ngoài đến đây ăn thử một lần thì chỉ muốn quay lại lần thứ hai, thứ ba để nếm lại những món ăn hấp dẫn này.
Phở
Trong “bản đồ ẩm thực Việt”, phở là món ăn quốc hồn quốc túy, đặc sản bổ dưỡng; thu hút nhiều thực khách trong nước và quốc tế. Phở được chế biến khá đơn giản. Nước dùng vừa phải, chế biến từ nước hầm xương trong và ngọt. Bánh phở dẻo, không bị nát, thịt mỡ gàu giòn giòn ăn kèm với hành tây, chanh ớt. Rau thơm tươi, thêm chút tiêu, chanh để tạo vị chua chua, điểm một ít cà cuống thoảng nhè nhẹ.
Hương vị phở thơm ngon, gây thương nhớ dù chỉ một lần. Một số địa chỉ phở ngon nổi tiếng ở Hà Nội như phở Thìn Lò Đúc, phở Bát Đàn trứ danh, phở Sướng Mai Hắc Đế,… Đều là những cái tên quen thuộc và làm nên hương vị phở gia truyền.
Bún chả
Bún chả, nét tinh hoa trong ẩm thực của người Việt; một món ăn không thể thiếu trong đời sống ẩm thực hàng ngày. Bún chả thường có 3 phần chính, gồm: nước chấm, bún và chả nướng. Sự kết hợp giữa thịt lợn nướng thơm lừng được tẩm ướp gia vị kỹ càng, bún tươi mềm; cùng nước mắm chua ngọt, cay cay luôn ăn kèm với nộm đu đủ xanh, cà rốt.
Khi ăn, người Việt thường gắp một nhúng bún cho vào bát nước chấm đầy ắp thịt nướng; thêm chút rau sống rồi thưởng thức. Hương vị hài hòa lan tỏa trong miệng mang đến những cảm giác tuyệt vời, khó tả. Tổng thống Mỹ Barack Obama và đầu bếp Anthony Bourdain trong một chuyến thăm; tới Việt Nam năm 2016, đã từng thưởng thức món ăn này và tọa nên một “hiệu ứng phi thường”. Hiện nay, quán “bún chả Obama” vẫn hoạt động và phục vụ combo mà ngài tổng thống đã từng dùng, thu hút đông đảo các tín đồ ẩm thực.
Hủ tiếu
Hủ tiếu, thức quà quen thuộc của người miền Nam; món ăn Việt đã từng xuất hiện trong đề thi Masterchef Mỹ. Món ăn này mang hương vị đặc trưng mà không có món nào sánh bằng. Nước dùng đậm đà được chế biến từ xương heo, mực khô, mắm và đường. Bánh hủ tiếu vàng vàng, thịt heo thái mỏng, thêm chút hành; giá đỗ, hẹ, thịt băm được chan sâm sấp nước.
Khi ăn, thực khách có thể thêm một chút gia vị như tương ớt, chanh,… để tạo nên hương vị độc đáo cho món ăn. Một tô hủ tiếu thơm phức, nóng hổi có giá dao động từ 30.000 – 35.000 đồng. Một số loại hủ tiếu nổi tiếng như hủ tiếu Nam Vàng, hủ tiếu Mỹ Thi, hủ tiếu gõ,…
Bánh cuốn
Từ lâu, bánh cuốn đã trở thành một trong những món ăn truyền thống độc đáo của người Việt. Những chiếc bánh cuốn mềm mướt, đậm đà tạo nên hương vị khó cưỡng. Từng vùng sẽ có những cách chế biến bánh cuốn khác nhau.
Tuy nhiên, nó vẫn được làm từ bột gạo, xoa đều trên xưởng hấp có lót miếng vải mỏng. Khi bánh gần chín, lấy thanh tren gạt ra đĩa cuộn thêm ít nhân mộc nhĩ; thịt nạc, nấm hương đã xào chín cùng các gia vị được nêm nếm vừa miệng. Hành phi thơm phức được rắc lên trên mặt bánh, ăn kèm nước chấm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
Bánh mì
Từ một món ăn bình dân, bánh mì đã ghi dấu ấn mãnh mẽ trên bản đồ ẩm thực; không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Ngày 23/3/2011, từ “banh mi” lần đầu tiên được thêm vào từ điển Oxford; là một danh từ riêng “Bánh mì” – (banh mi /’ba:n mi:/); chứ không phải là bất kỳ một tên gọi nào khác. Một niềm tự hào khẳng định chủ quyền về món ăn có xuất cứ từ Việt Nam.
Bánh mì có nguồn gốc từ bánh baguette của người Pháp, nhưng theo thời gian; đã được điều chỉnh phù hợp với khẩu vị của người Việt với công thức chế biến riêng. Vò bánh giòn, nhân mềm kết hợp cùng đa dạng các loại nhân như thịt, pate, xíu mại, trứng,… cùng rau tươi, nước sốt ngọt ngọt. Khi ăn, thực khách có thể ăn kèm với tương ớt, tương cà chua, tùy vào khẩu vị mỗi người.
Gỏi cuốn
Đa số các món ăn của người Việt Nam đều có sử dụng gia vị đặc trưng là nước mắm. Một món ăn cũng không thể thiếu được nước mắm đó chính là gỏi cuốn, dưới bàn tay khéo léo; của người bán những chiếc bánh tráng lần lượt được gói với nhân bên trong là rau sống, thịt heo, tôm… Cuốn rất gọn gàng và sau đó sẽ chấm với nước chấm chua ngọt đặc trưng.
Gỏi cuốn chính là lựa chọn hợp lí khi bạn đã thỏa thích thưởng thức quá nhiều đồ ăn rán ở Việt Nam. Những chiếc gỏi cuốn trong suốt trông thật bắt mắt. Nghe thôi là đã muốn thưởng thức ngay rồi.
Bánh xèo
Có lẽ nhắc đến bánh xèo thì những người con của miền Tây sẽ cảm thấy thân thuộc hơn đúng không nào. Đây là một món ăn tuyệt vời của nền ẩm thực Việt Nam, vô cùng dân giã mà lại ngon nức tiếng.
Một chiếc bánh xèo ngon phải giòn, phồng lên với nhân tôm, thịt heo, giá đỗ và trang trí bằng rau thơm tươi. Sau đó hòa quyện với nước chấm chua ngọt, thêm chút cay nồng. Ôi, nhắc đến là cảm thấy thèm rồi các bạn ạ! Đó là đặc trưng của hầu hết các món ăn Việt Nam đích thực. Để thưởng thức như một người dân địa phương, hãy cắt bánh thành những miếng nhỏ vừa miệng, cuộn trong bánh tráng hoặc lá rau diếp và nhúng nó vào thứ nước chấm đặc biệt đầu bếp pha cho bạn nhé, các bạn sẽ cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của miếng bánh xèo này.
Ẩm thực Việt Nam với vô vàn món ăn hấp dẫn, độc đáo. Những món ăn nổi tiếng ra cả thế giới, chỉ cần nhắc tới đã đủ khiến người ta xiêu lòng.
Nguồn: Travelmag.vn