Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

ky-sinh-trung-tren-ca
5 phút, 42 giây để đọc.

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các mô hình nuôi, đặc biết là ao nuôi với mật độ dày. Bệnh ký sinh trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá. Cụ thể là làm cá chậm lớn dẫn đến năng suất thấp. Chưa kể, còn mở đường cho các tác nhân virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh làm chết cá ngay ở giai đoạn cá giống.

Bệnh ký sinh trùng là hình thức cá bị các loại sống ký sinh hút các chất dinh dưỡng trên cơ thể cá. Ký sinh trùng nó không xuất hiện đơn lẻ mà thường khi phát hiện bệnh kèm với một số bệnh khác như xuất huyết, lở loét, đốm trắng trên thân. Vì thế nếu chẳng may bà con quan sát thấy những biểu hiện này cần có biện pháp điều trị kịp thời. Chỉ có như vậy mới phần nào giảm bớt thiệt hại, tổn thất về tiền của về công sức. Bài viết hôm nay MPU muốn giới thiệu đến quý bà con cách điều trị một số căn bệnh trên cá do kí sinh gây ra. Cùng theo dõi nào!

Bệnh kí sinh trùng trên cá do giáp xác chân chèo (Ergasilidae)

ergasilus-ky-sinh-trung-tren-ca

Dấu hiệu bệnh lý

Ergasilids bám trên mang và tiết ra chất nhờn, gây lở loét. Sau đó lan ra ngoài lớp biểu mô, dẫn đến các mạch máu bị tắc nghẽn. Do nhiễm trùng kéo dài, có thể kéo dài trên các vùng rộng, giảm chức năng hô hấp của mang. Mang bị tổn thương, làm cá ngạt thở, bỏ ăn hoặc ăn yếu và dẫn đến chết cá.

Phương pháp điều trị

Xử lý bằng cách kết hợp CuSO4 0,5 ppm và FeSO4 2 ppm trong 6-9 ngày. Nước muối 3%, sau đó ngâm kéo dài 0,2% trong 3 tuần. Biện pháp kiểm soát tốt nhất là không đưa cá bị nhiễm vào hồ và ao nuôi.

Bệnh do trùng mỏ neo (Lernaeidae (copepod)) kí sinh

trung-mo-neo-tren-ca

Theo Abowei JFN, Ezekiel EN (2011), trùng mỏ neo là kí sinh trùng phổ biến và rất nguy hiểm đối với nhiều loài cá. Đây là loài kí sinh từ cá giống đến cá thương phẩm. Hình dạng ngoài của Lernaea, cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Phần đầu con đực giống hình dạng Cyclops sống tự do. Còn con cái sau khi giao phối sống kí sinh hình dạng thay đổi rất lớn. Cơ thể kéo dài, các đốt hợp lại thành ống hơi vặn mình. Phần đầu kéo dài thành sừng giống mỏ neo đâm thủng bám chắc vào tổ chức ký chủ nên còn có tên là trùng mỏ neo.

Dấu hiệu bệnh lý

Trùng dùng móc cắm sâu vào thân cá, vào các gốc vây, hốc mắt cá làm thành những vết thương sưng tấy đỏ, chảy máu, cá thường xuyên cọ xát hoặc bơi lội không bình thường. Xung quanh vết thương thường có nấm thủy mi phát triển và vi trùng trong nước có điều kiện xâm nhập làm bệnh thêm trầm trọng. Kí sinh trùng gây thiệt hại nghiêm trọng khi nhiễm nặng.

Điều trị và xử lý

Lernaea cực kỳ khó xử lý vì chỉ ấu trùng sống tự do mới dễ xử lý. Sử dụng nước muối 1% trong 3 ngày, formalin 250 ppm trong 30 đến 60 phút. Các hóa chất khác như thuốc organophosphate và organ halogen với kali permanganat (KMnO4) (Kabat Z, 1985). Gần đây, thuốc Dimpling (R) đã được tìm thấy có hiệu quả đối với trùng trưởng thành ở nồng độ 0,03-0,05 ppm.

Bệnh do rận cá Argulidae (Branchiura) kí sinh

benh-do-ran-ca-ki-sinh

Rận cá kí sinh trên tất cả giai đoạn của cá gây bệnh làm chết cá hương, cá giống. Tuy không làm chết cá thịt, cá bố mẹ, nhưng làm cá bị tổn thương, cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi trùng và nấm thủy mi phát triển. Dẫn đến bệnh càng thêm nghiêm trọng.

Dấu hiệu bệnh lý

Rận cá dùng vòi hút máu cá, tiết và tiêm một lượng lớn chất dịch tiêu hóa. Đây là chất độc đối với cá, làm cho vết thương trên da bị sưng đỏ, trên thân cá nhiều vết rận đốt sưng tấy đỏ. Sự kích ứng dai dẳng gây ra dẫn đến cá bỏ ăn, và ngừng phát triển, trầy xước hoặc liên tục nhảy lên khỏi nước và bơi thất thường. Có thể nhìn thấy kí sinh trùng bằng mắt thường, chiều dài từ vài milimét đến khoảng 30 mm và quan sát bằng kính hiển vi các dấu hiệu bên ngoài như xuất huyết và da loét và mang.

Điều trị và xử lý

Sử dụng các hóa chất thông thường như muối (NaCl), formaldehyde, kali permanganat (2-5 mg/l) và formalin. Cách điều trị hiệu quả nhất chống lại bệnh là sử dụng organophosphates. Organophosphates 2-3 liều trong một tuần, Emamectin benzoate cũng đã được sử dụng để tiêu diệt Argulus.

Bệnh do isopod kí sinh

aisopod-ki-sinh-tren-ca

Isopoda là loài kí sinh giáp xác lớn nhất được tìm thấy trên cá (dài 20-50 mm). Một số ấu trùng isopod được nhìn thấy trong các khoang và miệng của cá. Loại bỏ các kí sinh trùng bằng thủ công và quản lý môi trường tối ưu trong quá trình nuôi. Việc xử lý hóa học cho cá nuôi lồng là không thực tế. Sử dụngTrichlorfon (Dipterex) ở nồng độ 0,5-0,75 ppm trong 24 giờ, tuy nhiên hiện nay chất này đã bị cấm theo Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Bệnh do bào tử trùng

Tác nhân

Do bào tử trùng Myxobolus sp. kí sinh trên mang cá. Trùng này rất khó diệt do khi gặp điều kiện bất lợi chúng sẽ tạo kén để ẩn nấp.

Triệu trứng

Cá bị bệnh thường hô hấp kém do mang và da tiết ra nhiều dịch nhờn. Phần da và mang bị trùng kí sinh sẽ viêm loét, tạo điều kiện cho vi khẩn, nấm và một số vi sinh vật khác gây bệnh.

Trị bệnh

Dùng muối liều lượng 25 – 30 kg/m3 tắm cho cá trong thời gian 10 -15 phút, hoặc 10 – 15 kg/m3 trong 20 phút. Bà con cũng có thể dùng Formalin liều lượng 0,4 – 0,5 ml/l trong 1 tiếng.

Nguồn: Tepbac.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng cam

Mách bạn phương pháp trồng cam siêu đơn giản mà năng suất cao

Cây cam thường được nhân giống bằng cách ghép cành. Nếu chúng ta muốn bắt đầu trồng cây cam từ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa ở hàu phẳng hiệu quả

Được biết, hàu là một trong số các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Đây là loài vô cùng phổ …
Xem Chi Tiết

Phòng bệnh u sần và u nang bạch huyết trên cá bớp an toàn

Cá bớp hay chúng ta thường gọi là cá giò. Đây là một loài cá biến được nuôi có giá …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết