Hướng dẫn điều trị một số bệnh phổ biến ở cá chép

ky-sinh-trung-tren-ca
4 phút, 24 giây để đọc.

Cá chép từ lâu đã là lựa chọn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ cho hàm lượng dinh dưỡng cao mà cá chép còn là nguyên liệu chế biến ra rất nhiều món ăn ngon. Cũng nhờ đó, mô hình nuôi cá chép ngày càng được hấp dẫn người nuôi. Từ đó nguồn thu nhập từ cá chép đã giúp không ít bà con thoát nghèo, vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi cá chép trên khắp cả nước là một tín hiệu đáng mừng cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Song, tình hình thời tiết phức tạp không thuận lợi là cơ hội để dịch bệnh phát triển gây hại cho động vật thủy sản. Điều này đã phần nào kìm hãm sự tăng trưởng của cá. Nhằm giúp bà con tăng năng suất qua việc phòng bệnh cho cá chép hiệu quả, nhất là với những người mới bắt đầu “gắn bó” với cá chép, chuyên mục hôm nay MPU xin chia sẻ đến bà con những bệnh phổ biến thường gặp trên cá chép và cách phòng trị bệnh hiệu quả. Kính mời quý bà con cùng theo dõi!

Bệnh trùng mỏ neo

Bệnh chủ yếu gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương, đối với cá lớn trùng mỏ neo ít gây hại hơn. Tuy nhiên lại tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân khác xâm nhập tấn công cá. Chẳng hạn như: nấm, vi khuẩn,… tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết hàng loạt.

Cá nhiễm bệnh thường có dấu hiệu: kém ăn, gầy yếu, các chỗ trùng bám vào bị viêm và xuất huyết,…

Cách điều trị: Sử dụng lá xoan bó thành từng bó rồi cho xuống ao, liều lượng 5-7 kg/100m2.

Bệnh đốm đỏ trên cá chép

cac-benh-thuong-gap-tren-ca-chep-va-cach-phong-tri

Đốm đỏ (RSD) là một căn bệnh nguy hiểm trên cá chép. Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh xuất huyết hay hội chứng viêm loét lây lan (EUS). Bệnh chủ yếu xuất hiện vào mùa xuân, đầu mùa hè và mùa thu. Khi nhiễm bệnh, cá chép có dấu hiệu bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá tối màu, mất nhớt, xuất hiện các đốm đỏ trên thân. Các gốc vây quanh miệng, vảy rụng bong ra. Còn các vết loét ăn sâu vào cơ thể có mùi tanh. Hậu môn  thì sưng đỏ, xuất huyết nội tạng,…

Cách điều trị: Xử lý môi trường nước bằng thuốc tím với liều lượng 1kg/1000m3 nước, hoặc BKC 1 lít/3000m3 nước. Dùng thuốc Tiên Đắc với liều lượng 1kg/1000kg thức ăn để điều trị bệnh. Cho cá ăn liên tục trong 5-7 ngày kết hợp bón vôi, bổ sung chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi thủy sản, cấp thêm nước,…

Bệnh trùng bánh xe

Triệu trứng bệnh: cá mắc bệnh thường có dịch nhầy bám quanh thân, cá nổi lên mặt nước rồi chết.

Phương pháp điều trị bệnh: Bà con có thể sử dụng nước muối 2 – 3% tắm cho cá cũng như dùng chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi.

Bệnh thối mang trên cá chép

benh-thoi-mang-tren-ca-chep

Đây là dịch bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu. Bởi khi đó nhiệt độ thường vào khoảng 25-30oC, rất lý tưởng để bùng phát bệnh. Khi quan sát, bà con có thể dễ dàng nhận thấy cá tách đàn, bơi lội chậm chạp trên mặt nước. Da cá chuyển dần sang màu đen, mang rách nát, thối rữa và dính đầy bùn. Xương nắp mang và lớp biểu bì trong mang xuất huyết,…

Cách điều trị: Trộn kháng sinh (Erythromycine, Oxytetracycien) vào thức ăn. Cho cá ăn liên tục 5-7 ngày, kết hợp tạt vôi xuống ao với liều 1-2 kg/100m3 nước.

Bệnh nhiễm khuẩn trên cá chép

Để điều trị, đầu tiên bà con cần khử trùng nước ao. Sau đó mới tiến hành trộn kháng sinh cho cá ăn trong 5 ngày liên tục. Sử dụng Sulfamid liều dùng 150 – 200 mg/1 kg cá/ngày hoặc thuốc KN-04-12 với liều 2 – 4 g/1 kg cá/ngày. Thuốc cần bao bọc cẩn thận vào thức ăn tránh bị tan trước khi cá sử dụng.

Bệnh xuất huyết

benh-xuat-huyet

Dấu hiệu bên ngoài: Vây, đuôi bị cụt dần, vảy tróc, mình bầm tím, tơ mang bị sơ rách gọi là xuất huyết ngoài.

Dấu hiệu bên trong: ruột chướng hơi xuất hiện các bong bóng khí bên trong ruột, gan và mật sưng lên. Khi cá bị bệnh nặng thường nội tạng nhũn ra gọi là xuất huyết trong.

Phương pháp điều trị: Xử lý môi trường nước ao bằng BioIodine với liều lượng 1 lít cho 5.000 m3 nước ao nuôi hoặc xử lý bằng Vicato 1 kg cho 3000 m3 nước ao. Hay dùng kháng sinh trộn vào thức ăn như Amoxicillin, Sunfamid, Biogan 100 gr cho 1 – 2 tấn cá và cho ăn 5 – 7 ngày liên tiếp. Lưu ý ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi một nửa so với ngày thứ nhất.

Nguồn: Kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng cam

Mách bạn phương pháp trồng cam siêu đơn giản mà năng suất cao

Cây cam thường được nhân giống bằng cách ghép cành. Nếu chúng ta muốn bắt đầu trồng cây cam từ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa ở hàu phẳng hiệu quả

Được biết, hàu là một trong số các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Đây là loài vô cùng phổ …
Xem Chi Tiết

Phòng bệnh u sần và u nang bạch huyết trên cá bớp an toàn

Cá bớp hay chúng ta thường gọi là cá giò. Đây là một loài cá biến được nuôi có giá …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết