Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh
4 phút, 28 giây để đọc.

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai dòng vi khuẩn Salmonella thuộc giống gia cầm gây ra, Salmonella Pullorum, thường chỉ gây chết ở gia cầm đến 3 tuần tuổi. Nó ảnh hưởng đến hầu hết các loài gà, thông thường nhưng cũng lây nhiễm cho gà tây, chim nuôi lấy thịt, gà guinea, chim sẻ, vẹt, bồ câu vành khuyên, đà điểu và chim công. Nó vẫn xảy ra trên toàn thế giới ở gia cầm nuôi ngoài tự nhiên.

Tỷ lệ mắc bệnh là 10-80%; tỷ lệ tử vong tăng lên ở những đàn gà lớn tuổi hoặc suy giảm miễn dịch và có thể lên đến 100%. Đường lây nhiễm là đường miệng hoặc qua rốn / noãn hoàng. Sự lây truyền có thể là transovarian hoặc ngang chủ yếu ở chim non và đôi khi có thể liên quan đến việc ăn thịt đồng loại. Vi khuẩn này có khả năng chống chịu khá tốt với khí hậu bình thường, tồn tại hàng tháng nhưng nhạy cảm với các chất khử trùng thông thường.

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Khi bạn thấy đàn gà của mình xuất hiện các dấu hiệu như gà đi ngoài phân có màu trắng hay xanh và bị bết dính tại hậu môn và có nhiều nốt hoại tử tại các cơ quan nội tạng thì có thể chuẩn đoán sơ bộ là bệnh bạch lị. Lúc này chúng ta cần tìm hiểu về bệnh này và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh bạch lị(Tiêu chảy phân trắng, phân xanh)

Bệnh bạch lị là một bệnh truyền nhiễm ở gia cầm con đến 3 tuần tuổi, do vi khuẩn Salmonella pullorum gây ra. Vi khuẩn tồn tại hàng tháng ở nhiệt độ bình thường nhưng dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng như BIODINE, BIOXIDE, BIOSEPT, BIO-GUARD. Bệnh thương hàn xảy ra ở gia cầm lớn do vi khuẩn Salmonella gallinarum gây ra ở gà, vịt, chim cút, gà tây, chim trĩ, con công, chim bồ câu, đà điểu, ngan, ngỗng.

Bệnh bạch lỵ lây truyền bằng cách nào?

Có hai cách lây truyền đó là lây truyền dọc và lây truyền ngang:

  • Lây truyền dọc: Gà mái bị bệnh mãn tính (có thể mang cả hai mầm bệnh thương hàn và bạch lỵ) và mầm bệnh sẽ truyền qua trứng và trứng nở ra gà con sẽ bị bệnh.
  • Lây truyền ngang: Phổ biến nhất là bệnh lây lan do tiếp xúc với phân của gà bệnh hoặc lây lan qua thức ăn, nước và rác thải bị ô nhiễm, cũng như quần áo, giày dép, xe cộ và thiết bị. Trên thực tế hai bệnh này rất giống nhau nên biện pháp phòng trị là như nhau

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh

  • Gà con: Biểu hiện đầu tiên là ủ rũ, ít vận động, mắt lim dim, kêu chiêm chiếp liên hồi, cánh xệ, bỏ ăn, uống nước nhiều. Tiêu chảy phân lỏng, mùi hôi thối, màu vàng lục, về sau phân trắng như vôi, phân bết quanh hậu môn. Tỷ lệ chết cao nhất ở giai đoạn 2 tuần tuổi đầu tiên và thời gian úm.
  • Gà lớn: Thường bị bệnh ở dạng mãn tính. Triệu chứng không rõ rệt, chỉ thấy tiêu chảy màu xanh lục, phân bết
    đít, có khi hậu môn lộn ra ngoài, mồng tích teo dần. Giảm đẻ, trứng méo mó. Buồng trứng bị viêm, nhiều trứng
    teo, trứng non dị hình có màu xanh xám. Trứng bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ phôi chết cao, tỷ lệ ấp nở thấp, gà con nở ra yếu ớt.

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Bệnh tích của gà khi mổ khám

  • Bạch lỵ: Lòng đỏ không tiêu hết, ruột hoặc manh tràng bị viêm, gan, lách sưng to, có màu đỏ tím, có nhiều tinh
    thể urat trong niệu quản.
  • Thương hàn: Viêm đoạn đầu ruột non, gà bị thiếu máu, gan sưng lớn có ánh màu đồng với nhiều nốt hoại từ, thận, lách bị ứ máu.

Điều trị bệnh

Dùng một trong các kháng sinh cho hiệu quả cao như BIO-ENROFLOXACIN 10% ORAL; hoặc BIO-NORFLOXACIN 200 ORAL hoặc BIO-AMPI COLI MAX . Nên cấp thêm BIO VITA-ELECTROLYTES; để tăng sức đề kháng và chống mất nước.

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Phòng bệnh

Gà con mới bắt về: Cho uống BIO-TETRA.COLIVIT hoặc BIO AMCOLI-PLUS để phòng bệnh từ 3-5 ngày. Trong giai đoạn úm mỗi tuần dùng một đợt kháng sinh 2 ngày để phòng bệnh. Sát trùng kỹ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp. Chọn trứng sạch để ấp, nếu trứng dơ thì phải nhúng trứng vào thuốc sát trùng BIOXIDE; với liều 1ml pha vào trong 1 lít nước sạch để nhúng trứng trước khi đem ấp. Kiểm tra toàn bộ đàn gà giống bằng phản ứng huyết thanh; để loại bỏ những gà mang trùng.

Nuôi dưỡng gà con cách ly với gà lớn.

Những khi thời tiết thay đổi nên phòng bệnh bằng các kháng sinh như BIO ENRO C; hoặc BIO-TYLODOX PLUS hoặc BIO-GENTATRIM. Thỉnh thoảng cấp thêm vitamin như BIO-VITAMIN C 10% và BIO-ELECTROLYTES; hoặc BIO ANTI-STRESS để tăng sức đề kháng và phòng ngừa stress cho gà.

Nguồn: Biopharmachemie.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tổng hợp các phương pháp trị bệnh cho vật nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đôi lúc không thể tránh khỏi việc thủy sản nuôi bị bệnh. Bởi nguyên nhân …
Xem Chi Tiết

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa ở hàu phẳng hiệu quả

Được biết, hàu là một trong số các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Đây là loài vô cùng phổ …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết