Cách xác định giới tính cho gà con sau khi nở

12 phút, 15 giây để đọc.

Cho dù trại gà là một trang trại lớn hay một trang trại bình thường, chúng ta đều muốn biết liệu gà con là gà trống hay gà mái. Trong 100 năm qua, nhiều phương pháp đã được sử dụng để xác định giới tính của gà con vài ngày tuổi. Một số là vô tác dụng, một số rất hiệu quả.

Biết giới tính của gà con sẽ giúp bạn tạo môi trường tốt cho gà con phát triển. Tuy nhiên, việc xác định giới tính gà con không hề đơn giản, phải xem xét nhiều yếu tố. Khi gà nở, bạn có thể xem màu lông của chúng có khác nhau không. Sau một vài tuần, hãy chú ý xem một số gà con trông lớn hơn và hung dữ hơn nhiều so với những con khác. Nếu đúng trên 50% số gà con cũng coi như thành công.

Trước khi nghiên cứu phương pháp, bạn cần biết xác suất thành công. Trong trường hợp bình thường, tỷ lệ của một nhóm gà thường là 55%; trong khi tỷ lệ của con cái là 45%. Điều này có nghĩa là dù bạn áp dụng phương pháp nào, dù sai phương pháp thì cơ hội thành công của bạn vẫn là 50%. Vì vậy, nếu bạn bắt được một con gà và đoán ‘gà mái” thì vẫn có 50% khả năng đoán được; sử dụng phương pháp đáng tin cậy thì khả năng trúng là hơn 50%.

Trứng

Nhiều người nghĩ rằng hình dạng trứng phần nào thể hiện giới tính của gà con. Theo trường phái này, trứng dài hay nhọn sẽ nở ra gà trống còn trứng tròn sẽ nở ra gà mái. Tôi đã nghiên cứu điều này nhiều năm trời (và có cả những nghiên cứu khoa học nữa); kết quả cho thấy phương pháp này hầu như vô dụng. Gà mái cũng nở từ những trái trứng đầu nhọn, gà trống cũng nở ra từ trứng tròn. Nếu phương pháp này hiệu quả thì ngành công nghiệp chăn nuôi gà có lẽ đã áp dụng nó thay vì bỏ tiền mướn chuyên gia tuyển gà.

Cách xác định giới tính cho gà con sau khi nở

Vậy làm sao mà một số người lại thu được kết quả khả quan? Họ đang nói dối à? Vâng, để hiểu tại sao mà một số người lại ủng hộ phương pháp này; có lẽ vấn đề nằm ở gà mái. Bạn nên biết là mỗi con gà mái có xu hướng đẻ trứng theo một hình dạng nhất định. Kế đó chúng ta cũng nên biết rằng giới tính ở gia cầm không được quyết định bởi con trống mà ở con mái. Gà mái mang những cặp nhiễm sắc thể bổ sung và nhờ đó quyết định giới tính của gà con.

Gà mái quyết định giới tính

Trong khi cặp nhiễm sắc thể ở đàn ông là XY và đàn bà là XX; thì gà trống là ZZ và gà mái là Z0 (đôi khi được ký hiệu là ZW). Vì vậy, tuy cần gà trống để thụ tinh cho trứng nhưng gà mái mới quyết định giới tính. Cũng vậy, một số gà mái có xu hướng sinh ra nhiều con thuộc về một giới tính nhất định; tương tự như một số ông có xu hướng sinh nhiều con trai hoặc con gái vậy.

Kết hợp tất cả những yếu tố này, bạn có thể thấy rằng nếu gà mái của bạn có xu hướng đẻ nhiều gà mái con; trứng tròn hoặc nhiều gà trống con và trứng nhọn; thì nó đã “chứng tỏ” hình dạng trứng thể hiện giới tính. Cuộc sống sẽ đơn giản hơn với người nuôi gà nếu chúng ta có thể xác định giới tính qua hình dạng trứng; nhưng chúng ta không thể.

Nhiệt độ

Hàng xóm của tôi là người nuôi gà kỳ cựu và hiểu biết về mọi vấn đề liên quan đến gia cầm. Một trong những vấn đề mà ông nêu lên đó là nhiệt độ ấp ảnh hưởng đến tỷ lệ trống-mái ở gà. Điều này không có nghĩa là phôi trống sẽ biến thành phôi mái; nên nhớ gà mái quyết định giới tính. Vì vậy, điều có vẻ thực tế ở đây đó là tỷ lệ sống của bào thai – nhiều gà mái ở nhiệt độ thấp; nhiều gà trống ở nhiệt độ cao. Mức độ điều chỉnh chỉ lên hoặc xuống khoảng nửa độ F.

Thời tiết dường như cũng ảnh hưởng đến sự thụ tinh và tỷ lệ trống-mái ở gia cầm. Hiện tượng này được nông dân quan sát trong nhiều thế kỷ. Ở động vật có vú; dường như có những điều kiện khiến sản sinh ra nhiều cá thể đực so với cá thể cái. Ở chim, nhiệt độ thân thể của gà mái dường như tác động; có lẽ đến giới tính của bầy con, nhưng chắc chắn tác động đến khả năng duy trì sự tồn tại của tinh trùng cho đến khi thụ tinh. Cũng đáng để nghiên cứu thêm về nhiệt độ; nhưng đừng chờ đợi những kết quả đột biến.

Xem huyệt

Phương pháp xem huyệt (vent sexing) được người Nhật phát hiện từ năm 1920 như là hướng tiếp cận sáng tạo và đáng tin cậy trong việc xác định giới tính gà con vài ngày tuổi. Vào năm 1933, các giáo sư Masui và Hashimoto xuất bản cuốn “Xác định giới tính gà con” ở Anh. Năm 1934, tiến sĩ Kiyoshi Oxawa đi thăm Mỹ và truyền dạy phương pháp ở Queensland. Từ năm 1935 về sau, phương pháp này nhanh chóng được tiếp nhận bởi rất nhiều công ty gia cầm ở Bắc Mỹ. Đây là phương pháp xác định giới tính đáng tin cậy đầu tiên và được các trại áp dụng cho đến tận ngày nay.

Xem huyệt là quy trình giữ gà con vài ngày tuổi bằng một tay; vạch huyệt và quan sát bộ phận sinh dục để xác định giới tính dựa vào hình dạng. Lưu ý: có đến 18 loại hình dạng khác nhau với hai dạng của gà mái và hai dạng của gà trống mà chúng rất giống với giới tính đối lập. Về bản chất, hình dạng huyệt giống như một cái vòng cổ với những “hạt chuỗi” đủ mọi kích thước nhưng lớn nhất ở trung tâm.

Gà trống có “hạt” trung tâm tròn/hình cầu; gà mái có “hạt” trung tâm bẹt hay lõm. Những chuyên gia giàu kinh nghiệm có thể đoán đúng tới 90%. Những báo cáo gần đây ghi nhận tỷ lệ chính xác đến 95%. Trong mọi trường hợp, phương pháp này đều rất hiệu quả nhưng đòi hỏi kỹ năng và huấn luyện.

Màu lông

Nhiều trường hợp màu lông tơ (down color) có thể tiết lộ giới tính của gà. Trong hàng trăm năm, có lẽ hàng ngàn năm; người nuôi gà với các màu lông hoang dã (điều, khét và chuối…) có khả năng phân biệt gà trống con với gà mái con nhờ lông tơ. Gà trống có đầu sạch với chỉ hai màu của sọc lưng; mà nó thường kết thúc trong một điểm trên đỉnh đầu; gà mái có đến ba màu của sọc lưng; ngoài hai màu còn có thêm màu đen hoặc đen nâu sẫm; và sọc thường chạy đến hay ngang qua đỉnh đầu.

Cách xác định giới tính cho gà con sau khi nở

Một vài giống gà thuần có thể xác định giới tính ngay sau khi nở bao gồm Plymouth Rock màu cú (barred) mà gà con màu đen với những đốm vàng hay trắng. Nghiên cứu trước đây chứng tỏ rằng có khác biệt nhỏ về lông tơ ở bên dưới và xung quanh cánh – gà trống có nhiều lông tơ hơn. Nhưng phương pháp tốt hơn cho thấy gà trống con thường có những đốm vàng trên đầu. Điều này đúng với các dòng cú (barred) hay cúc cu (cukcoo).

Các giống New Hampshire và Buff Orpington tạo ra gà con màu da bò (buff). Nếu quan sát kỹ sẽ thấy gà trống con có những vạch trắng đứt quãng ở phía trên khớp vai, gà mái con thường có những đốm đen hay nâu trên đầu; hay thậm chí những sọc màu nâu mờ trên lưng. Tôi thấy điều này cũng đúng với giống gà Buckeye mặc dù chúng có nhiều lông tơ hơn.

Xác định giới tính nhờ màu lông

Khi lai xa các biến thể hay giống gà với nhau; gà con có thể được xác định giới tính nhờ màu lông. Kiểu lai xa truyền thống là giữa màu vàng (gold) với màu trắng (silver) (theo di truyền về màu sắc; gien vàng tạo ra màu điều và gien trắng tạo ra màu nhạn). Ví dụ, gà trống vàng bao gồm Rhode Island Red, Buff Orpington, New Hampshire lai với gà mái trắng chẳng hạn Rhode Island nhạn, Plymouth Rock nhạn, Delaware, Light Sussex, Wyandotte nhạn. Gà trống con từ những bầy lai này sẽ có màu phớt trắng; xám hay nâu nhạt.

Gà mái con sẽ có màu nâu hanh đỏ hay da bò. Người Hà Lan từng lai gà Campine trống vàng với gà Campine mái nhạn trong hàng thế kỷ để tạo ra gà con có thể nhận biết giới tính ở vài ngày tuổi dựa vào màu sắc.

Liên kết giới tình

Sử dụng gà trống màu hoang hay màu điều; chẳng hạn lơ-go khét, Dark Cornish, hay Old English Game điều lai với gà mái lông trắng sẽ cho ra gà trống con màu nhạt hơn; ngả xám đặc biệt ở sọc lưng, và gà mái con có sọc và vệt nâu. Khi gà trống không phải màu cú (non-barred), chẳng hạn màu đen; hay thậm chí một con Ancona hay Rhode Island Red thì gà con sẽ có màu ô hay nâu sẫm với một ít tông trắng trên lông tơ – nhưng gà trống con sẽ có một đốm trắng trên đỉnh đầu.

Ở bầy gà xuất phát từ lai xa liên kết giới tính (sexlink crossbreed) chúng ta thường có thể phân biệt gà trống với gà mái. Ở liên kết giới tính màu đen; gà mái màu đen và gà trống có một đốm trắng trên đỉnh đầu. Ở liên kết giới tính màu điều (chẳng hạn Golden Comet, ISA khét, Cinnamon Queen…) gà trống con thường màu trắng và gà mái thường màu điều hay da bò. Trong một số trường hợp, gà trống màu da bò và gà mái có thể được nhận biết bằng một đốm đen trên đỉnh đầu và có thể có một vài sọc đen và nâu trên lưng.

Vì vậy, nguyên tắc đơn giản nhất để phân biệt giới tính dựa vào màu lông đó là gà trống có đầu nhạt màu, đôi khi với một đốm trắng hay vàng, và gà mái màu sẫm hơn, thường có một đốm hay các sọc đen hoặc nâu trên đỉnh đầu hay những sọc sẫm trên lưng.

Xem lông cánh (feather sexing)

Người ta phát hiện thấy khi lai gà trống của giống gà mọc lông nhanh với gà mái của giống gà mọc lông chậm thì sẽ cho ra gà mái con phát triển lông cánh nhanh một cách đáng kể. Vào ngày thứ 10, gà trống con cũng sẽ ra lông đầy đủ vì vậy hãy kiểm tra sớm hơn. Ở một số dòng hay giống gà; gà trống và gà mái có thể được phân biệt giới tính bằng cách kiểm tra lông cánh ở vài ngày tuổi: gà trống sẽ có hàng lông mọc đều trong khi gà mái sẽ có lông dài, lông ngắn xen kẽ.

Cách xác định giới tính cho gà con sau khi nở

Những con Buckeye của tôi mọc lông khá chậm trong khi lơ-go khét lại mọc rất nhanh; nhưng tôi không thấy có sự khác biệt gì giữa gà trống với gà mái con. Phương pháp này có tác dụng đối với một số dòng gà và cũng có thể có tác dụng đối với bạn.

Thời gian

Thời gian là vấn đề lớn nhất trong việc xác định giới tính gà. Khi chúng ta mới bắt đầu nuôi gà; thật khó để phân biệt trống và mái. Nhưng khi có kinh nghiệm, chúng ta thường thấy sự khác biệt ở 3 hay 4 tuần tuổi. Vậy chúng ta đang tìm kiếm điều gì? Ở những giống gà lớn, gà trống có xu hướng mọc lông theo từng cụm trong khi gà mái mọc đều hơn.

Gà trống thường phát triển mồng sớm hơn – gà trống được phân biệt sau 3-4 tuần ở những giống gà mồng lá; 6 tuần ở gà mồng trích. Ở những giống gà mà màu lông giữa gà trống và gà mái khác nhau; gà trống thể hiện “màu thực” ở khoảng 6 tuần tuổi. Ở 8 tuần tuổi, gà trống của hầu hết các giống gà bắt đầu phát triển lông bờm; lông mã và lông phụng dài; gà mái có lông tròn, rộng ở những khu vực tương tự. Gà lơ-go trống của tôi thậm chí bắt đầu gáy khi đạt từ 4-6 tuần tuổi!

Phương pháp khác

Về hành vi, có những khác biệt mà chúng ta có thể quan sát thấy. Gà trống có xu hướng thích thể hiện so với gà mái. Khi gặp nguy hiểm, gà trống sẽ đứng thẳng và phát tiếng kêu cảnh báo trong khi gà mái thường co rúm lại và im lặng (ngoại trừ mấy con lơ-go của tôi…). Gà mái thường có xương mu (pubic) lớn hơn so với gà trống dẫu điều này chỉ chính xác tùy dòng gà và việc tuyển chọn để đẻ trứng. Gà trống cũng có xu hướng ngón chân phát triển to và giò dày hơn so với gà mái. Đây là đặc điểm mà tôi thấy ở giống gà Buckeye mới nở và ở giống gà lơ-go vài ngày tuổi của tôi. Nhưng đó cũng là đặc điểm trở nên dễ nhận biết một khi gà trưởng thành.

Kết luận

Phương pháp xác định giới tính chính xác nhất đối với mọi giống gà là xem huyệt. Nhưng với những ai không muốn học phương pháp này; hiểu biết rõ về gà của mình và quan sát màu lông tơ; lông cánh và sự phát triển của gà con sẽ giúp chúng ta phân biệt được trống mái một cách sớm nhất. Hãy quan sát gà của bạn và nghiệm xem phương pháp nào ở trên là có tác dụng đối với mình

Nguồn: Traigiongthuha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

phương pháp trồng hoa hồng

Chia sẻ phương pháp trồng hoa hồng cho hoa đúng dịp Tết

Khi bạn mua một cây hoa hồng , nó thường trông không giống với cây đẹp mà bạn tưởng tượng …
Xem Chi Tiết
trồng cúc vàng

Mách bạn phương pháp trồng hoa cúc vàng ra hoa chuẩn Tết

Có vẻ như ngay sau khi không khí lạnh đi, báo hiệu mùa thu sắp đến, các trung tâm vườn …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau mồng tơi

Cực sốc khi biết cách trồng rau mồng tơi tại nhà siêu đơn giản

Rau mồng tơi một trong những loại cây trồng thích hợp nhất trong điều kiện thời tiết mát mẻ để …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng khoai môn

Phương pháp trồng khoai môn chuẩn nhất cho hiệu quả cao

Khoai môn là một loại cây nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới lâu năm thường được trồng để lấy củ …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau má tại nhà

Mách bạn cách trồng rau má ngay tại nhà siêu đơn giản

Cây rau má là một loại cây rất dễ chăm sóc, sẽ phát triển mạnh trong hầu hết các loại …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng cây ăn quả có múi

Tiết lộ phương pháp trồng cây ăn quả có múi siêu đơn giản

Nếu bạn đang tìm một loại cây dễ trồng với trái ngon, không đâu khác ngoài cam quýt! Cây có …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Những căn bệnh thường gặp ở cá rồng và cách điều trị hợp lý

Bất cứ ai khi nuôi cá rồng đều mong muốn những chú cá của mình sẽ có được sức khỏe …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết