Cách chăn nuôi gà thịt đem lại kinh tế cao

Cách chăn nuôi gà thịt đem lại kinh tế cao
7 phút, 57 giây để đọc.

Phương pháp chăn nuôi gà thịt với quy mô lớn, hiện đại, chuồng trại, con giống được đầu tư bài bản được rất nhiều hộ gia đình áp dụng vì đem lại hiệu quả kinh tế cao mà ít dịch bệnh.

Chăn nuôi gà thịt đã giúp người chăn nuôi tiếp cận và sử dụng đồng bộ các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, kỹ thuật quản lý và xử lý các loại chất thải và môi trường nuôi như: dùng đệm lót sinh học để xử lý phân, trộn với chế phẩm vi sinh; khử mùi hôi, phun khử trùng chuồng trại để hạn chế số lượng mầm bệnh,  muỗi; Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn thả. . Nhờ đó, đã giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường đảm bảo hiệu quả cho việc chăn nuôi

Đặc biệt, không để xảy ra dịch bệnh trong suốt quá trình áp dụng chăn nuôi theo mô hình. Cư dân trong khu vực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Dự án còn giảm chi phí chăn nuôi; tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời, tạo việc làm ổn định từ các khâu và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Mặc dù không phải người chăn nuôi nào cũng hiểu và áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi gà thịt nhưng bài viết này trình bày những kỹ thuật cơ bản nhất giúp chăn nuôi gà thịt hiệu quả nhất. Chuẩn bị con giống chất lượng Giống là yếu tố quyết định rất nhiều tới chất lượng và số lượng gà thương phẩm sau này. Để gà nhanh lớn và mẫu mã đẹp thì chọn giống gà là yếu tố mà các hộ chăn nuôi cần chú ý bởi công đoạn này cần chuẩn bị chu đáo kết hợp với kỹ thuật nuôi gà thịt đúng cách sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Chọn con giống

Vì vậy khi đã quyết định chăn nuôi gà với quy mô lớn làm thương phẩm thì việc tìm hiểu và thay đổi đầu tiên là tìm con giống chất lượng tốt. Khi chọn gà giống, người chăn nuôi cần chọn những con mắt sáng, nhanh nhẹn và có kích thước đều nhau. Những con gà khỏe thì lông sẽ bông; mịn, không bị hở rốn, chân mập và khỏe, da chân săn lại. Cần tùy thuộc vào quy mô, yêu cầu của người tiêu dùng hướng tới mà người chăn nuôi chọn giống gà thích hợp về giống; cân nặng, mẫu mã. Cần đến các cơ sở cung cấp con giống uy tín; có giấy kiểm dịch thú y về chất lượng con giống và giấy phép hoạt động của cơ sở đó.

Cách chăn nuôi gà thịt đem lại kinh tế cao

Chuẩn bị quây úm

Quây úm nên làm bằng cót bố trí trong chuồng úm, không nên làm gần cửa ra vào tránh gió lùa. Các tấm cót có chiều cao từ 60 – 80cm; có thể dùng các tấm quây vòng tròn có đường kính 2,8 – 3,0m hoặc hình chữ nhật có kích thước 2×3m khoảng 6 m2. Một quây gà đường kính như trên nuôi được 400 gà con vào mùa hè và 500con vào mùa đông.

Bố trí trong quây úm: Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong quây đảm bảo cho gà con ăn uống được thuận tiện. Sưởi ấm giữ nhiệt trong quây úm dùng bóng hồng ngoại để cung cấp nhiệt sưởi; treo cao 40 – 50 cm so với mặt nền đảm bảo nhiệt độ trong quây úm trong 3 tuần đầu từ 35 – 32oC, vào những ngày trời lạnh cần phủ thêm chiếu hoặc mành lưới đen lên trên quây úm có tác dụng không làm cho nhiệt thoát ra ngoài; giữ ấm cho gà con và tiết kiệm được điện.

Chú ý thời gian chiếu sáng: cho gà con từ 24 – 8 tiếng/ngày trong từ 1 – 30 ngày tuổi. Ban ngày có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên. Điều này vừa giúp tiết kiệm điện vừa sử dụng ánh sáng tự nhiên giúp gà phát triển tốt và diệt khuẩn trong môi trường chuồng nuôi.

Trước khi nhận gà vào quây phải

– Kéo rèm che kín chuồng

– Bật đèn sưởi ấm trong quây úm khoảng 2 giờ nếu thời tiết ngoài trời lạnh

– Cho nước vào máng uống. Trong nước uống cần pha thêm thuốc kháng sinh, Bcomplex; đường Glucoz theo hướng dẫn. Nước uống phải là nước sạch, an toàn và có thể đun nước cho ấm nếu úm gà vào mùa lạnh. Nước uống được cho vào máng gallon loại 1,5-2lit; đáy máng uống được kê phẳng bằng gạch mỏng đặt trên đệm lót.

– Trải đều và mỏng thức ăn cho gà con lên máng ăn; để xen kẽ với máng uống tránh để dưới ngay bóng điện.

– Sau khi thả gà vào quây: Kiểm tra lại số lượng con sống và con chết; loại bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi chuồng, quan sát; phân bố đều gà trong quây úm để gà uống nước và ăn ngay.

Cách chăn nuôi gà thịt đem lại kinh tế cao

Quy trình nuôi dưỡng

– Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba dùng thức ăn gà con chủng loại 1-21.

– Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 dùng thức ăn gà dò chủng loại 21-42 ngày.

– Từ tuần thứ 7 trở đi dùng thức ăn gà vỗ béo chủng loại 43 ngày – xuất bán.

– Khi chuyển thức ăn từ thức ăn gà con sang thức ăn gà dò; công thức thay đổi cho gà ăn như sau:

+ Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới

+ Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới

+ Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới

+ Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới

– Tuần thứ nhất đến hết tuần thứ hai cho gà ăn bằng khay hoặc mẹt(100 gà đặt 1 khay ăn). Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt độ dầy 1cm; sau đó từ 2-3 giờ cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài; tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới.

– Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 6-7 lần.

– Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30 hoặc máng đại P50( 25 – 30 con/máng); cần treo máng bằng dây, miệng máng đặt ngang với lưng gà

– Cho gà uống nước: Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống; dùng máng cỡ 4,0 lít hoặc 8 lít. Để máng uống kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót chuồng từ 4 cm đến 5 cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống.

Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 1 máng. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y; hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần (sáng, chiều, tối, và giữa đêm).

Chuẩn bị vườn thả gà

Vườn thả thiết kế bằng phẳng, có trồng cây hoặc tạo dàn cây che mát. Vườn thả đảm bảo đủ rộng cho gà vận động; diện tích vườn thả và chuồng nuôi có tỷ lệ 3:1 tức là cứ 1m2 chuồng nuôi cần 3m2 sân vườn. Chu vi cần được rào lưới hoặc xây tường bao đảm bảo gà không thể bay qua hoặc chui ra ngoài. Chỉ thả gà khi thời tiết khô và ấm; thời tiết bất thuận (sau mưa, lạnh ẩm dài ngày) phải nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng với mật độ 7-8 con/m2 . Giai đoạn một tháng gần xuất bán, ngoài cám hỗn hợp có thể bổ sung thêm rau xanh; chất xơ, nguồn đạm từ ngoài như giun quế, bã bia… giúp gà thu nhận thêm protein tạo thịt săn chắc; giảm mỡ, chất lượng thịt cao hơn.

Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ nuôi gà

Cách chăn nuôi gà thịt đem lại kinh tế cao
– Giai đoạn úm hàng ngày kiểm tra và dọn rìa xung quanh máng uống, độn chuồng bị ướt; xới đảo độn lót chuồng từ 7 – 10 ngày/lần và bổ sung thêm lượt mỏng độn lót. Không thay độn lót chuồng thường xuyên.

– Để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, chuồng nuôi; vườn chăn thả phải thường xuyên vệ sinh sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng một tuần một lần hoặc vôi bột 15 ngày/ lần. Phòng bệnh cho gà theo đúng lịch.

– Máng ăn hàng ngày phải vệ sinh bằng cách dùng khăn lau sạch trước khi đổ thức ăn; tiêu độc máng ăn 1 lần/tuần.

– Máng uống hàng ngày phải cọ rửa.

– Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi 1 lần/tuần trong trường hợp khu vực không có dịch bệnh; 3 ngày/lần khi khu vực xung quanh có dịch bệnh.

– Hàng ngày phải thay thuốc sát trùng trong khay để trước cửa ra vào chuồng nuôi.

– Khu vực vườn thả phải dọn dẹp, san lấp những hố vũng; phát quang bụi rậm, không được để sân vườn đọng nước./.

Nguồn: Gathavuon.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng cam

Mách bạn phương pháp trồng cam siêu đơn giản mà năng suất cao

Cây cam thường được nhân giống bằng cách ghép cành. Nếu chúng ta muốn bắt đầu trồng cây cam từ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa ở hàu phẳng hiệu quả

Được biết, hàu là một trong số các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Đây là loài vô cùng phổ …
Xem Chi Tiết

Phòng bệnh u sần và u nang bạch huyết trên cá bớp an toàn

Cá bớp hay chúng ta thường gọi là cá giò. Đây là một loài cá biến được nuôi có giá …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp chăn nuôi giúp gà sinh sản đẻ nhiều trứng

Phương pháp chăn nuôi giúp gà sinh sản đẻ nhiều trứng

Ngoài việc quan tâm đến chuồng trại và khâu chọn giống, nhiều người cần có phương pháp chăn nuôi hiệu …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi gà chọi huấn luyện hay, gà tài

Phương pháp nuôi gà chọi huấn luyện gà hay, gà tài

Anh em nào mới tập nuôi gà chọi còn chưa biết cách nuôi và huấn luyện gà chọi thì cùng …
Xem Chi Tiết
Kinh nghiệm và phương pháp nuôi gà ta lai gà nòi hiệu quả

Kinh nghiệm và phương pháp nuôi gà ta lai gà nòi hiệu quả

Gà ta lai nòi là vật nuôi kinh tế, năng suất, chất lượng cao, cho hiệu quả sinh sản cao …
Xem Chi Tiết
Nhu cầu về chế độ dinh dưỡng đối với vịt sinh sản

Nhu cầu về chế độ dinh dưỡng đối với vịt sinh sản

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng để trứng tốt của vịt. Cung cấp đầy đủ …
Xem Chi Tiết
Cách chọn thức ăn dùng trong chăn nuôi gà tây số lượng lớn

Cách chọn thức ăn dùng trong chăn nuôi gà tây số lượng lớn

Nếu bạn nuôi số lượng lớn gà tây, tốt nhất nên biến chúng thành nguồn thức ăn để đỡ tốn …
Xem Chi Tiết

Áp dụng công nghệ chuồng lạnh trong chăn nuôi gà

Với rất nhiều ưu điểm vượt trội về lợi nhuận kinh tế, mô hình công nghệ chuồng lạnh trong chăn …
Xem Chi Tiết