Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa
6 phút, 10 giây để đọc.

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến vú của bò. Đây là bệnh phổ biến nhất ở bò sữa được đặc trưng bởi các mức độ nghiêm trọng khác nhau – từ một bệnh nhẹ không có thay đổi tổng thể về bài tiết (sữa) nhưng sự gia tăng các tế bào viêm (tế bào soma) trong sữa, nó tác động trực tiếp tới quá trình tiết sữa cũng như chất lượng sữa của bò.

Viêm vú là một trong những bệnh nguy hiểm của bò sữa . Viêm vú là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến vú của bò . … Có thể kèm theo các dấu hiệu viêm nhiễm ở tuyến vú bao gồm sưng, tấy đỏ, đau nhức.

Bệnh viêm vú ở bò sữa

Viêm vú có thể tiến triển thành một bệnh nặng với tất cả những thay đổi trên trong sữa và các dấu hiệu toàn thân bao gồm sốt, trầm cảm, “bỏ bú” và đôi khi thậm chí tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng nhất. Viêm vú làm giảm sản lượng sữa và chất lượng sữa. Dưới đây là cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhất cho mọi người.

Giới thiệu về bệnh viêm vú ở bò sữa

Bệnh viêm vú ít gây chết bò nhưng gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi vì làm giảm sản lượng và chất lượng sữa, loại thải bò sớm, tốn chi phí điều trị, tồn dư kháng sinh trong sữa….

Theo một số khảo sát gần đây cho thấy tỷ lệ bò bị viêm vú tiềm ẩn ở khu vực Miền Đông Nam bộ khoảng từ 65,3% đến 88,6% và tỷ lệ bầu vú bị viêm từ 36,8% – 63,2%.

Bệnh viêm vú ở bò sữa

Tác nhân gây bệnh

Bệnh chủ yếu do vi khuẩn (S. agalactiae, S. dysgalactiae, S. aureus, S. uberis, E. coli …) và một số ít do nấm. Một số yếu tố thuận lợi gây viêm vú:

  • Bản thân bò: bò già, sản lượng sữa cao, bầu vú thấp, giống ngoại thuần … đều có nhiều nguy cơ bị viêm vú.
  • Môi trường: chuồng trại dơ và nóng ẩm, vệ sinh dụng cụ vắt sữa không tốt, quy trình vắt sữa không đảm bảo
  • Dinh dưỡng: khẩu phần mất cân đối, thiếu các vitamin và khoáng.
  • Bệnh: bại liệt sau khi sinh, xê tôn huyết … cũng làm tăng nguy cơ viêm vú.

Triệu chứng ở bò

Khi bò bị viêm vú có thể có triệu chứng toàn thân hoặc tại bầu vú tùy thuộc vào thể bệnh. Bệnh viêm vú thường được chia làm hai thể lâm sàng và tiềm ẩn. Thể lâm sàng được chia làm 3 dạng là quá cấp, cấp và mãn tính.
Lâm sàng quá cấp: viêm vú xuất hiện rất nhanh trước hoặc sau khi đẻ. Bầu vú sung huyết, đau, nóng và sưng to. Con vật bị sốt, tắt sữa hoặc sữa hơi nhớt hoặc có máu.

  • Lâm sàng cấp tính: Viêm xuất hiện rất nhanh ở bầu vú nhưng bò không có dấu hiệu toàn thân. Bầu vú bò cũng đỏ, sưng, đau và nóng. Dạng này tiến triển chậm hơn thể quá cấp, có thể kéo dài vài tuần, một số trường hợp có thể gây chết bò. Thể này có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ sữa. Sữa sệt như kem, đôi khi có màu hơi xanh, mùi thối.
  • Mãn tính: bầu vú viêm tương đối nhẹ, có thể kéo dài vài tháng, thậm chí cả năm. Triệu chứng ở bầu vú không rõ, có thể sờ thấy một số nơi của bầu vú bị hoá xơ sau khi vắt sữa. Sữa có thể có hoặc không cục đông vón trong những giọt sữa đầu. Viêm tiềm ẩn: bò không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Toàn thân hoàn toàn bình thường, sữa cũng không bị biến đổi hay có mủ. Nhưng tế bào soma trong sữa tăng.

Cách điều trị

Việc điều trị viêm vú thường kéo dài từ 5 – 8 ngày mới có hiệu quả. Ngoài ra, trong những trường hợp có triệu chứng toàn thân cần trị thêm kháng viêm, bổ sung chất điện giải và hạ sốt cho bò. Viêm vú lâm sàng thể quá cấp tính và cấp tính: vắt sữa bỏ thường xuyên (5 – 6 lần/ngày), có thể chích BIO-OXYTOCIN trước mỗi lần vắt.

Bệnh viêm vú ở bò sữa

Chích BIO-CEP 5 hoặc BIO-CEFQUIN hoặc BIO TETRA 200 LA  (1 ml/10 kg thể trọng, chích 1 liều, hoặc có thể lặp lại sau 2 – 3 ngày) và chích thêm kháng viêm – hạ sốt như BIO- DICLOFENAC (1 ml/10 kg thể trọng/ngày, trong 3 – 5 ngày) hoặc BIO-KETOSOL 100 1 ml/33 kg thể trọng/ngày, trong 5 – 7 ngày). Ngoài ra có thể bổ sung chất điện giải cho bò bằng BIO-ELECTROLYTES (50 g thuốc/con/ngày, trộn với thức ăn hoặc nước uống, bổ sung đến khi hết bệnh).

Viêm vú lâm sàng mãn tính và viêm vú tiềm ẩn: bơm BIO-MAS RED (1 ống/vú/lần x 2 lần/ngày liên tục 4 – 5 ngày); hoặc BIO-CEP MAS (1 ống/vú/ngày, trong 5 – 8 ngày). Tiêm thêm BIO-FLUNIXIN (1 ml/25 kg/ngày, trong 2 – 3 ngày); hoặc BIO- DICLOFENAC từ 3 – 5 ngày. Sau khi điều trị 4 – 5 ngày nếu không khỏi, tiếp tục điều trị bớm vú thêm khoảng 3 ngày; kết hợp với chích một trong các thuốc sau: BIO-TYLO 200 hoặc BIO-CEP 5 hoặc BIO-CEFQUIN.

Phòng bệnh

Sát trùng chuồng trại với thuốc BIOXIDE hoặc BIOSEPT : pha 2,5 ml thuốc với 1 lít nước và phun 1 lít thuốc đã pha cho khoảng 2,5 – 3 m² diện tích. Nên thực hiện sát trùng mỗi tuần 1 lần. Sát trùng dụng cụ vắt sữa sau mỗi lần vắt: pha 1 ml thuốc BIOXIDE hoặc BIOSEPT với 1 lít nước và rửa dụng cụ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Bệnh viêm vú ở bò sữa

Thực hiện đúng quy trình vắt sữa: tắm bò và rửa bầu vú sạch sẽ; lau khô bầu vú bằng giấy (mỗi vú một tờ); hoặc giẻ sạch, vắt bỏ vài giọt sữa đầu vào 1 cái xô riêng, tiến hành vắt sữa (bằng máy hoặc tay); và sau khi vắt xong nhúng vú với dung dịch sát trùng BIO-ANTIMAS. Những con bò khoẻ vắt trước, bò bị viêm vú vắt sau. Lúc cạn sữa nên bơm BIO-MAS BLUE hoặc BIO-CEP MAS FORT; để phòng viêm vú lúc cạn sữa và chu kỳ sau.

Chú ý khẩu phần: cân đối giữa tinh và thô, bổ sung đầy đủ can xi và các vitamin ADE: Giai đoạn vắt sữa bổ sung BIO-CALCIPADE khoảng 300 g/con/ngày, cho ăn hàng ngày và chia làm 2 cử ăn.

Giai đoạn cạn sữa bổ sung BIO-CALCIPADE khoảng 100 g/con/ngày và BIO-CALCIVIT khoảng 50g/con/ngày; có thể cho hai loại thuốc này ăn riêng hoặc trộn chung với nhau. Khoảng 5 ngày trước khi đẻ thì bắt đầu bổ sung BIO-CALCIPADE khoảng 300 g/con/ngày; chia làm 2 cử ăn và cho ăn trong suốt thời gian vắt sữa.

Nguồn: Biopharmachemie.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng cam

Mách bạn phương pháp trồng cam siêu đơn giản mà năng suất cao

Cây cam thường được nhân giống bằng cách ghép cành. Nếu chúng ta muốn bắt đầu trồng cây cam từ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa ở hàu phẳng hiệu quả

Được biết, hàu là một trong số các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Đây là loài vô cùng phổ …
Xem Chi Tiết

Phòng bệnh u sần và u nang bạch huyết trên cá bớp an toàn

Cá bớp hay chúng ta thường gọi là cá giò. Đây là một loài cá biến được nuôi có giá …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết