Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

cua-bien
4 phút, 53 giây để đọc.

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu quả về mặt kinh tế. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, mô hình nuôi cua biển trở nên thu hút hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trong thực tế, năng suất đáp ứng nhu cầu của thị trường còn khá thấp. Lí do là tỷ lệ cua chết nằm ở mức khá cao. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Nhiều hộ nuôi cho rằng thực phẩm là một trong số những nguyên nhân dẫn đến sự việc không mong muốn này. Thế nhưng, theo giớ chuyên gia họ cho rằng cũng như các loài thủy sản khác, cua cũng bị các sinh vật có hại xâm nhập cơ thể gây bệnh. Các sinh vật gây bệnh có thể là các loài vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus,…Vì vậy nếu chẳng may phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể cua, bà con cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân. Từ đó đề ra biện pháp điều trị hiệu quả. Và để phần nào giải bớt nỗi lo của quý bà con, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của MPU.

Bệnh nổi hạt đốm trắng – đen

benh-noi-hat-dom

Nguyên nhân

Do 4 loài ốc sống ở vùng nước nóng, độ mặn thấp trong vùng triều cửa sông. Các loại ốc này thải vào nguồn nước các ấu trùng của vi khuẩn thường là các vi sinh vật thuộc nhóm lá gan và sau đó lây nhiễm vào cua. Giai đoạn đầu, rất ít khi phát hiện được nếu không có kính hiển vi.

Dấu hiệu bệnh lý

Cua bị bệnh bỏ ăn, yếu, không lột xác được, rêu và tảo bám trên mai, yếu dần rồi chết. Trên thân có những đốm trắng đôi khi có cả những đốm đen.

Phương pháp điều trị

– Tắm cho cua bằng Sulfat đồng nồng độ 0,5g/m3 có sục khí, thời gian chữa trị kéo dài 8 – 10 ngày.

– Rải vôi bột thường xuyên để diệt khuẩn và tiệt trùng.

Bệnh đen mang

Nguyên nhân

Do các ký sinh trùng sán lá đơn chủ xuất hiện nhiều sau khi nước có độ  mặn thấp hoặc sau khi có mưa lớn, Sán lá đơn chủ trắng nhỏ như sợi tơ đục thủng mang gây hoại tử mang cua. Nấm, vi khuẩn dạng sợi, hay khi nồng độ các khí độc Amoniac và Sulfua hydro cao trong môi trường đầm nuôi.

Dấu hiệu bệnh lý

Mang cua có những đốm đen, các tơ và áo mang chuyển màu đen một thời gian mang có mùi rất tanh, thối từng phần cho tới toàn bộ mang cua. Thân cua bị bệnh phần vỏ ngoài có các đốm đen, sau đó gây mù mắt. Xuất hiện cả giai đoạn cua con và cua trưởng thành. Sau khi mắc bệnh cua bỏ ăn, gây yếu, hô hấp kém nằm im không hoạt động.

Phương pháp điều trị

– Tắm cho cua bằng Formol với nồng độ 16 – 30ml/m3 nước trong 15 – 20 phút, có sục khí, thời gian điều trị 6 đến 8 ngày.

– Tắm cho cua bằng dung dịch Sulfat đồng với nồng độ 0.6g/m3, mỗi lần tắm trong 6 – 8 phút có sục khí. Thời gian chữa trị 6 đến 8 ngày.

– Dùng vôi bột để diệt các ký sing trùng, vi khuẩn.

Bệnh đốm trắng – vàng trên vỏ

benh-dom-trang-tren-cua-bien

Nguyên nhân

Nếu cua có đốm trắng – vàng nhưng biểu hiện vẫn khỏe mạnh vận động và cảm giác bắt mồi nhanh thì đó là dấu hiệu sinh lý bất thường trước khi lột xác. Màu sắc này có thể trong nước giàu canxi và magiê hay vôi bột bám là bình thường. Các đốm trắng – vàng này sẽ hết sau khi lột xác.

Dấu hiệu bệnh lý

Cua gầy yếu, chậm lột xác hoặc lột xác kéo dài, cua bỏ ăn rồi chết. Trên mai và yếm xuất hiện đốm trắng -vàng.

Cách điều trị

Trộn thêm kháng sinh như Norfloxacin, Nalidixic acid,… và các vitamin A, C bổ sung vào thức ăn để tăng sức đề kháng.

Bệnh teo các chân

Nguyên nhân

Do đáy ao nhiễm bẩn, thức ăn thừa nhiều, vệ sinh ao hồ kém, nhiễm Vibrospp. Ngoài ra do sự biến động thất thường của yếu tố nhiệt độ, cua không tự điều chỉnh cân bằng được nhiệt độ cho mình dẫn đến cua bị nhiễm lạnh.

Dấu hiệu bệnh lý

Bệnh biểu hiện, cua dùng càng vận động như muốn bò đi nhưng không nhích lên được, người ta gọi đây là bệnh cua vặn mình. Thân gầy yếu, các chân bò, chân bơi teo tóp, cua lười vận động, phản xạ bắt mồi chậm.

Phương pháp điều trị

– Tắm cho cua bằng dung dịch Oxytetracyline với nồng độ 0.5 – 3 g/m3. Thời gian tắm 20 – 30 phút, điều trị 6 đến 8 ngày.

– Trộn kháng sinh Oxyteraccyline và dầu thực vật vào thức ăn với liều lượng 50mg/kg thức ăn. Cho ăn liên tục 6 – 8 ngày.

Bệnh thủng vỏ

benh-thung-vo-o-cua-bien

Tác nhân gây bệnh

Bệnh thủng vỏ do các tổn thương, xây xát do điều kiện nuôi nhốt không thích hợp, mật độ dày, môi trường nuôi bị ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio sp., Pseudomonas sp., Aeromonas sp., Spirillum sp., Flavobacterium sp., Vibrio vulnificus, V. parahemolyticus, V. splendidus và V. orientalis xâm nhập gây bệnh.

Điều trị

Sử dụng chlorin 2 ppm và cho cua ăn thức ăn có trộn thuốc (sulfonamides 0,1 – 0,2% hoặc 0,05 – 0,1% terramycin) trong 5 -7 ngày liên tục; phun thuốc trong ao với liều 2,5 – 3 ppm terramycin mỗi ngày một lần, liên tục trong 5 – 7 ngày.

Nguồn: Nongdan.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

benh-ca-nuoi

Phương pháp điều trị một số căn bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở cá nuôi

Lợi nhuận từ nghề nuôi trông thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng mang lại là con …
Xem Chi Tiết

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ sao cho hiệu quả

Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi là bệnh đục thân. Hoại tử cơ là căn bệnh khá phổ biến …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp các phương pháp trị bệnh cho vật nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đôi lúc không thể tránh khỏi việc thủy sản nuôi bị bệnh. Bởi nguyên nhân …
Xem Chi Tiết

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết