Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong những khu vực chật hẹp, chẳng hạn như trong chuồng trại hoặc những đàn lớn được nuôi trên diện tích quá ít mẫu. Dịch bệnh cũng phổ biến hơn ở những động vật bị căng thẳng, chẳng hạn như bê con cai sữa và chuyển ngay đến địa điểm mới. Kiểm dịch động vật mới cho đến khi bạn chắc chắn rằng chúng không mắc bệnh là một phương pháp quản lý đàn đơn giản có thể giữ cho phần lớn vật nuôi của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm số lượng các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn.
Nếu bạn được giao nhiệm vụ chăm sóc vật nuôi, bạn biết tầm quan trọng của việc có thể xác định các triệu chứng bệnh tật của vật nuôi và điều trị đúng cách khi vật nuôi bị bệnh. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 5 loại bệnh thường gặp ở gia súc và cách nhận biết chúng.
Ký sinh trùng đường máu ở gia súc
Tác nhân
Tác nhân gây bệnh là nguyên sinh động vật, kích thước nhỏ, ký sinh trong máu của nhiều loại gia súc; phá hủy hồng cầu gây chứng thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt; vàng da, sức khỏe suy nhược, gia súc chửa có thể bị sảy thai. Bệnh lây truyền gián tiếp qua ký chủ trung gian là các loài ve, ruồi… ;các loài côn trùng này hút máu gia súc bệnh lan truyền sang gia súc khỏe.
Bệnh lý
Khi mắc bệnh, gia súc sốt cao kéo dài, thường không theo quy luật. Với những biểu hiện thần kinh như mất thăng bằng, quay cuồng, run rẩy từng cơn, sùi bọt mép. Nếu nặng hơn mắt đỏ ngầu, húc đầu vào tường; phá chuồng, lồng lộn. Niêm mạc mắt, mũi, miệng nhợt nhạt, hoàng đản.
Một số con viêm kết mạc và giác mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi, mắt có nhiều ghèn. Gia súc cho sữa giảm sản lượng sữa hoặc ngừng tiết sữa. Trâu, bò bệnh thường đi tiêu chảy kéo dài, gầy ốm, suy nhược, mất dần sức đề kháng, thường chết do kiệt sức.
Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng cách tiêu diệt ruồi, mòng, ve hút máu và truyền bệnh; phát quang bờ bụi và bãi chăn để côn trùng không thể cư trú và phát triển được. Phun thuốc diệt côn trùng ở quanh chuồng trại theo định kỳ 1 tháng/lần, đặc biệt vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm. Chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
Tụ huyết trùng – bệnh khá phổ biến
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gram âm Pasteurella gây ra. Bệnh có thể phát sinh do vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa; hoặc hô hấp của gia súc khi thời tiết thay đổi đột ngột, gia súc ốm yếu giảm sức đề kháng. Vi khuẩn cũng có thể lây qua đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh ở lợn 1 – 14 ngày, ở trâu, bò 1 – 3 ngày.
Khi bị bệnh, gia súc có dấu hiệu mệt mỏi, sốt 40 – 420C. Niêm mạc, mắt mũi đỏ sẫm, rồi tái xám, nước mắt, nước mũi chảy liên tục. Hạch hầu, hạch trước vai sưng. Gia súc thở mạnh do phổi bị viêm, tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, còn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, lúc đầu táo bón sau đó ỉa chảy, phân lẫn máu và niêm mạc ruột.
Phòng bệnh bằng cách tiêm vaccin tụ huyết trùng 2 lần/năm. Không tiêm khi đang bị ốm, sau khi đẻ hoặc sắp đẻ. Tăng cường sức đề kháng cho gia súc bằng cách chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, cung cấp đủ thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, đặc biệt vào những thời điểm giao mùa.
Với trâu, bò, dùng kháng huyết thanh chống bệnh tụ huyết trùng tiêm dưới da; liều lượng 60 – 100 ml/con, bê nghé liều lượng 20 – 40 ml/con. Với tụ huyết trùng trên lợn, có thể sử dụng Tetra-colovit, Streptomycin, Colistin (có thành phần chính là Oxytetracylin, Colistin và 8 loại vitamin); với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sỹ thú y.
Lở mồm, long móng – khả năng lây lan cao
Bệnh do virus gây ra, là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh. Theo Tổ chức Thú y thế giới, đây là bệnh dịch xếp đầu tiên trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong chăn nuôi; và hạn chế thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật.
Triệu chứng thường gặp là sốt cao 40 – 420C, kéo dài trong 2 – 3 ngày. Xuất hiện nhiều mụn nước ở chân, miệng (lưỡi, môi và chân răng). Ban đầu mụn nhỏ, có màu vàng trong sau bị vẩn đục, to dần, vỡ ra tạo vết loét đỏ, nếu chăm sóc; và vệ sinh không tốt dẫn đến long móng. Gia súc nhỏ khi nhiễm bệnh có hiện tượng ỉa chảy; xuất huyết đường tiêu hóa hoặc bị viêm phổi và viêm phế quản.
Bệnh có thể hạn chế được đáng kể bằng các biện pháp vệ sinh phòng dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, tiêm phòng vaccin. Cách ly triệt để gia súc ốm, không cho chăn thả tập trung; thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi; phương tiện vận chuyển, diệt loài gặm nhấm… thực hiện tiêu độc, khử trùng khu vực có gia súc bị ốm, chết. Con giống đưa vào chăn nuôi phải khỏe mạnh; có nguồn gốc rõ ràng, nuôi cách ly 21 ngày trước khi nhập đàn.
Khi gia súc bị bệnh, dùng Vimekon (thuốc sát trùng) để rửa chỗ loét hàng ngày. Sử dụng kết hợp một trong các loại thuốc trị viêm loét, bệnh thứ cấp như: Vime Blue xịt nơi vết thương; Penicilin 4M, liều lượng 1 lọ/500 – 1.000 kg thể trọng. Sau quá trình điều trị cần sử dụng các loại thuốc trợ lực như Vitamin C, Bcomlex…
Tiêu chảy – Bệnh thường gặp
Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa ẩm, ô nhiễm tạo điều kiện cho mầm bệnh như vi khuẩn, virus; hay ký sinh trùng phát triển bám vào thức ăn; nguồn nước xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Bệnh gặp nhiều ở gia súc khi nhỏ; do mẫn cảm với mầm bệnh và thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường nuôi.
Khi bị bệnh, gia súc uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn. Tiêu hóa bị rối loạn, đầu tiên phân sệt sau đó vài ngày ỉa chảy nặng, có mùi tanh. Trường hợp bệnh nặng xuất huyết ruột, phân lẫn máu và niêm mạc ruột.
Để phòng bệnh, sử dụng thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng. Định kỳ tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống; loại bỏ thức ăn thừa. Định kỳ 6 tháng/lần, tẩy giun, sán cho gia súc. Khi có biểu hiện bệnh, cho vật nuôi ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
Để trị bệnh hiệu quả cần kiểm tra tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng. Hòa Veme – Electrolyte (giúp cân bằng điện giải) vào nước uống, liều lượng 1 g/4 lít, cho uống theo nhu cầu. Nếu tiêu chảy nặng cần truyền nước muối sinh lý để chống mất nước. Khi phân nặng mùi, tiêm Vitamin K, 1 ml/20 kg trọng lượng và Marbovitry, l ml/10 kg trọng lượng để phòng nhiễm trùng kế phát; và tiêm Poly AD 1 ml/20 kg thể trọng giúp hồi phục niêm mạc ruột bị tổn thương.
Nguồn: Nguoichannuoi.vn