Nếu bạn đang tìm một loại cây dễ trồng với trái ngon, không đâu khác ngoài cam quýt! Cây có múi tương đối dễ trồng, miễn là bạn có khí hậu đủ ấm. Ngay cả khi điều kiện của bạn không lý tưởng, vẫn có thể có một cây họ cam quýt cho bạn. Các loại cây có múi rất thích hợp để cung cấp cho mùa đông; vì quả của chúng thường được ra vào những tháng lạnh hơn trong năm. Và, cũng như có lá thơm, thường xanh, chúng có hoa thơm sẽ nâng ngôi nhà của bạn với hương thơm gợi cảm của chúng vào mùa xuân. Nhắc đến cam quýt và hầu hết dân gian đương nhiên sẽ nghĩ đến cam và chanh.
Nhưng có rất nhiều loại cam quýt tuyệt vời khác rất thích hợp để trồng trong nhà. Trong số những loại tốt nhất là chanh, quít, bưởi và một loạt các loài khó hiểu hơn. Đọc tiếp về phương pháp trồng cây ăn quả có múi ngay trong bài viết này nhé!
Tiết lộ phương pháp trồng cây ăn quả có múi siêu đơn giản
Cây có múi là loại cây tương đối dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người thích trồng loại cây này để nhanh chóng mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình. Để giúp bà con nắm được cách trồng loại cây này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn kỹ thuật trồng cây có múi trong bài viết này.
Đặc điểm thực vật :
Cây có nhiều cành. Hoa ra rộ cùng cành non phát triển, hoa có mùi thơm. Rễ cọc cắm xuống đất, rễ con phân bố nhiều ở lớp đất mặt
Yêu cầu ngoại cảnh
Các loại cây ăn quả có múi có thể sống và phát triển ở trong khoảng nhiệt độ từ 13 – 380 độ C, thích hợp nhất là khoảng 23 – 29 độ C. Độ ẩm đất thích hợp là 70 – 80%. Độ ẩm không khí là 75%, lượng mưa phù hợp là 1.000 – 2.000 mm/năm. Các loại cây ăn quả thích hợp được trồng trên đất phù sa tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Dưới đây là một số kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi mà bà con cần quan tâm. Hãy cùng Cây Xanh Gia Nguyễn khám phá bí quyết trồng trồng cây ăn quả có múi để có được sản lượng cao và chất lượng tốt nhé!
Chọn giống:
Bà con nên chọn những giống cây ăn quả có múi chất lượng tốt và không bị sâu bệnh. Cây con phát triến tốt, lá xanh, cao to.
Phương pháp trồng cây ăn quả có múi
Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và giống cây để bố trí khoảng cách trồng cây cho phù hợp. Bà con có thể tham khảo khoảng cách trồng cây ăn quả có múi như sau:
+ Đối với bưởi là 5 x 5m; 6 x 6m.
+ Đối với cam sành là 2,5 x 2,5m; 2 x 3m.
Các nhà vườn cần chuẩn bị đắp mô bằng đất mặt ruộng và đất bãi sông phơi khô, có đường kính từ 0,5 -1m, có độ cao 0,3 – 0,6m. Đào hố rộng 30 cm và sâu 40 cm giữa mô. Cho vào hố trồng hỗn hợp phân chuồng, tro trấu cùng đất khô theo tỷ lệ 2:1:1. Trước khi trồng, bà con nên cho một lớp hỗn hợp trên vào hố rồi đặt cây giống vào, sao cho mặt bầu ngang bằng mặt mô rồi ém chặt đất lại. Sau đó, cắm cọc giữ chặt cây con để cây tránh bị lung lay khi có gió.
Cách chăm sóc cây ăn quả có múi
Vào mùa nắng cần tưới nước thường xuyên cho cây con và cây đang ra hoa kết trái. Cây ăn quả có múi cần nhiều nước trong giai đoạn ra hoa và kết trái nhưng không chịu được ngập úng. Vào mùa mưa, bà con nạo vét các rãnh giúp cây thoát nước. Ngoài ra, bà con có thể trồng xen rau màu hoặc cây ổi khi cây ăn quả có múi còn nhỏ, tăng thêm thu nhập cho mọi người.
Cách bón phân – phương pháp trồng cây ăn quả có múi:
Bà con nên sử dụng phân chuyên dùng để bón cho cây ăn quả có múi. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây, cần sử dụng các loại phân có tỉ lệ NPK phù hợp.
+ Bón phân lần 01 vào khoảng thời gian sau khi thu hoạch. Các nhà vườn nên bón phân có chứa nhiều đạm và lân để giúp cây được phục hồi thân lá. Đồng thời giúp cây phát triển bộ rễ mới để chuẩn bị cho đợt nuôi trái tiếp theo. Giai đoạn này nhất thiết bón phân chuồng cho cây ăn quả có múi từ 10-20 kg/gốc.
+ Bón phân lần 02 là trước khi cây ra hoa. Tốt nhất bà con nên bón phân có hàm lượng lân và kali cao. Như vậy, mới giúp cây phân hoá mầm hoa tốt và giúp cho quá trình thụ phấn đạt hiệu quả cao hơn.
+ Bón phân lần 03 là khi cây đã đậu trái và trái đang phát triển.
+ Bón phân lần 04 vào trước khi thu hoạch 2 tháng để tăng chất lượng cho trái.
Tỉa cành và tạo tán:
Tỉa cành với mục đích là thay thế những cành già và loại bỏ cành sâu bệnh hoặc cành không có khả năng cho trái. Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm sau khi thu hoạch. Khi cây con cao khoảng 0,5m thì tiến hành tạo tán bằng cách cắt bỏ phần ngọn để kích thích các mầm ở bên phát triển. Giữ cỏ dại trong vườn cây ăn trái sẽ có tác dụng giúp giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống rửa trôi chất dinh dưỡng hay xói mòn đất trong mùa mưa. Cỏ dại còn tạo ra môi trường thuận lợi cho côn trùng có ích sinh sống. Cỏ dại giúp cho bộ rễ cây ăn quả có múi hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, không nên để các loại cỏ phát triển quá cao trong vườn cây ăn quả có múi vì chúng sẽ cạnh tranh ánh sáng, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây trồng chính. Bà con có thể giữ các loại cỏ như: cỏ lá tre, cỏ nút áo. Hoặc chỉ cần tiến hành cắt cỏ 2-3 lần trong mùa mưa là được. Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ cỏ hoá học trong vườn cây ăn quả có múi. Hy vọng với phương pháp trồng cây ăn quả có múi như trên sẽ giúp bà còn có được những vườn cây đạt năng suất và chất lượng cao.
Nguồn: Pgrvietnam.org.vn