Biện pháp phòng ngừa bệnh Derzsy’s ở vịt, vịt xiêm và ngỗng hiệu quả

Vịt mỏ ngắn
7 phút, 39 giây để đọc.

Bệnh Derzsy’s, còn được gọi là Muscovy duck parvovirus, là một bệnh rất dễ lây ở vịt con và vịt con trong nước, do một loại parvovirus gây ra.  Bệnh có thể biểu hiện ở dạng cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính. Các dấu hiệu lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào dạng bệnh.

Nhiễm Goose parvovirus là rất dễ lây và gây tử vong bệnh ngỗng và vịt Muscovy, thường gây ra càng nhiều càng tốt 70% -100% tỷ lệ tử vong ở ngỗng <4 tuần tuổi. Các triệu chứng lâm sàng chỉ phát triển ở những con chim dưới 1 tháng tuổi, trong khi đó, ở những con chim lớn hơn, một bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn được hình thành. Các thay đổi bệnh lý chính phát triển ở gan và cơ tim.

Bệnh có thể được chẩn đoán bằng cách phân lập vi rút trong tế bào nguyên bào sợi của phôi ngỗng sơ cấp hoặc bằng cách phát hiện các kháng thể đặc hiệu trong các xét nghiệm trung hòa hoặc kết tủa agargel. Các biện pháp kiểm soát cụ thể bao gồm việc xử lý tình trạng thiếu máu của gia cầm ngày tuổi hoặc tiêm phòng cho đàn bố mẹ.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Derzsy’s là một bệnh tiêu hóa cấp tính do Parvovirus ngỗng (goose parvovirus=GPV) và parvovirus vịt Xiêm (Muscovy duck parvovirus=MDPV) gây ra cho ngỗng con và vịt Xiêm con. Bệnh rất dễ lây lan và có tỷ lệ chết cao từ 70% đến 100% ở những đàn nhạy cảm khi nhiễm trùng xảy ra trong vòng 10 ngày tuổi đầu tiên. Parvovirus ngỗng và parvovirus vịt Xiêm khác nhau về kháng nguyên và vật chủ gây bệnh. Loài ngỗng có khả năng đề kháng với parvovirus của vịt Xiêm, trong khi đó ở vịt Xiêm, cả hai loài vi rút trên đều có thể gây bệnh cho vịt Xiêm và vịt Xiêm lai. Parvovirus gây bệnh cho vịt (Anh Đào, Bắc Kinh…) là một biến chủng của Parvovirus.

Độ tuổi dễ mắc bệnh

Mức độ của bệnh Derzsy’s phụ thuộc hoàn toàn vào độ tuổi. Vịt con và ngỗng con dưới một tuần tuổi rất nhạy cảm với bệnh này, thường ở thể cấp tính và tỷ lệ tử vong có thể đạt 100%. Trong khi ở độ tuổi 4-5 tuần tuổi thì thiệt hại nhẹ hơn với thể bệnh bán cấp tính hoặc mãn tính. Do Parvovirus lây nhiễm nhanh chóng ở các tế bào đang phân chia, đó là lý do tại sao bệnh chỉ xảy ra ở vịt con và ngỗng con.

bệnh dersy's ở vịt, vịt xiêm và ngỗng

Tuy nhiên, ở những vịt bị suy giảm miễn dịch hoặc phụ nhiễm thêm những vi rút và vi khuẩn khác có xu hướng làm bệnh nặng thêm do tác dụng hiệp đồng của chúng và kéo dài thời gian nhạy cảm của bệnh có khi lên đến 9 tuần tuổi.

Trong giai đoạn cấp tính của bệnh, các động vật bị nhiễm trùng thải ra một lượng lớn virus vào môi trường, làm cho sự lây nhiễm xảy ra nhanh chóng trong đàn. Sau giai đoạn nhạy cảm này, vịt và ngỗng vẫn có thể bị nhiễm bệnh mà không có triệu chứng lâm sàng nhưng phát triển nhiễm trùng tiềm tàng và truyền virus qua phân và trứng.

Đường truyền lây

– Lây truyền ngang: Vịt hoặc ngỗng bị nhiễm bệnh thải một lượng lớn virus trong phân của chúng ra môi trường, dẫn đến sự lây lan nhanh chóng do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp thông qua con đường “phân-miệng” do lây nhiễm từ thức ăn, nước uống đến những con khỏe mạnh.

– Lây truyền dọc: Ở những vịt và ngỗng sinh sản bị nhiễm bệnh cận lâm sàng, chúng đóng vai trò là vật mang mầm bệnh và truyền virus qua trứng và gây bệnh cho những con mới nở. Ngoài ra nhiễm trùng ngoài vỏ trứng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa bệnh nhiễm vào những đàn không có bệnh trong trại ấp trứng.

Dấu hiệu lâm sàng

Các dấu hiệu lâm sàng biểu hiện khác nhau tùy theo độ tuổi của ngỗng và vịt khi bị bệnh.

Thể cấp tính

Thường xảy ra ở ngỗng con và vịt con dưới 1 tuần tuổi. Quá trình bệnh có thể diễn tiến rất nhanh với các biểu hiện sau: giảm ăn, uống nhiều nước, viêm ruột, tiêu chảy trắng, chảy nhiều nước mắt và nước mũi, bị liệt, suy nhược và tử vong cao xảy ra trong vòng 2-5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Tỷ lệ chết có thể đạt tới 100% ở những con bị nhiễm bệnh trong các lò ấp trứng. Ở ngỗng con và vịt con 2-3 tuần tuổi, mặc dù mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thường dưới 10%.

bệnh dersy's ở vịt, vịt xiêm và ngỗng

Tuy nhiên, các yếu tố phức tạp như quản lý kém và nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn; nấm hoặc virus có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong cuối cùng.

Thể mãn tính

Các ngỗng và vịt sống sót trong giai đoạn cấp tính của bệnh có thể bị bệnh kéo dài hơn; cho thấy dấu hiệu chậm phát triển, giảm ăn, uống nhiều nước; chân bi liệt và yếu đuối, rất miễn cưỡng khi di chuyển; nước mắt và dịch mũi chảy ra nhiều, mí mắt thường đỏ và sưng; tiêu chảy trắng, màng giả xơ cứng bao bọc quanh lưỡi và xoang miệng. Rụng lông chung quanh lưng và cổ, bày ra vùng da đỏ. Dịch lỏng được tích tụ nhiều trong xoang bụng; khiến cho các ngỗng con và vịt con đứng trong tư thế “chim cánh cụt”.

Bệnh tích

+ Trường hợp cấp tính: Biểu hiện lâm sàng ngắn, thường có các bệnh tích sau: Cơ tim nhợt nhạt và đỉnh tim tròn. Gan, lá lách, thận và tuyến tụy bị sưng và tắc nghẽn.
+ Bán cấp tính và mãn tính: Biểu hiện lâm sàng kéo dài hơn, các bệnh tích thường được ghi nhận là: Cơ tim mềm nhão, Viêm màng ngoài gan và viêm màng ngoài tim, sưng và tắc nghẽn gan, viêm lách và tuyến tụy, phù phổi. Ứ huyết thanh trong xoang bụng, viêm ruột.

Có thể có xuất huyết ở cơ đùi và cơ ngực. Các tổn thương hoại tử và loét có thể được quan sát thấy trong miệng, họng và thực quản. Viêm ruột xuất huyết ở bệnh Derzsy’s cấp tính

Điều trị

Nên loại thải những con vịt có biểu hiện lâm sàng như mỏ ngắn, thè lưỡi, còi cọc, chân bị dị dạng ra khỏi đàn; vì chúng là nguồn phát tán mầm bệnh. Mặc dù bệnh Derzsy’s chưa có thuốc đặc trị; nhưng vẫn phải cấp kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát; cấp vitamin và men vi sinh để tăng sức đề kháng, giúp giảm thiệt hại do bệnh gây ra.

Những thuốc kháng sinh cho kết quả tốt với các nhiễm khuẩn thứ phát là BIO AMCOLI-PLUS; hoặc BIO-TYLODOX PLUS hoặc BIO-ENRO C. Những thuốc vitamin giúp tăng sức đề kháng; và giúp vịt nhanh mọc lông trở lại thường dùng là BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C hoặc BIO-AMINOSOL. Cấp thuốc BIOTIC để ổn định vi khuẩn
đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

bệnh dersy's ở vịt, vịt xiêm và ngỗng

Phòng ngừa

Bệnh Derzsy’s không có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh là rất quan trọng; người chăn nuôi thực hiện đầy đủ các biện pháp sau sẽ cho kết quả tốt:

– Bệnh Derzsy’s dễ xảy ra trên vịt con và ở những đàn mà bố mẹ có tiền sử đã bị bệnh; vì vậy nên chọn mua vịt con ở những cơ sở chăn nuôi có uy tín.

– Sát trùng chuồng nuôi, sát trùng trại ấp, máy ấp trứng thật kỹ lưỡng; với một trong các loại thuốc sát trùng hiệu quả cao như BIODINE hoặc BIOSEPT hoặc BIOXIDE.

– Không được nuôi vịt với các lứa tuổi khác nhau trong cùng một ô chuồng. Cách ly vịt bệnh ngay khi xảy ra dịch bệnh; và hai ngày sát trùng chuồng một lần với một trong các loại thuốc sát trùng vừa nêu trên.

– Mỗi khi thời tiết thay đổi, nên cấp thuốc cho vịt để tăng sức đề kháng; giúp đàn vịt luôn khỏe mạnh như BIO AMCOLI-PLUS; hoặc BIO-TYLODOX PLUS hoặc BIO-ENRO C, ngoài ra nên cấp thêm vitamin như BIO SOL ADE-C hoặc BIOVITASOL  từ 3-5 ngày mỗi đợt.

– Tiêm ngừa vaccine parvovirus nhược độc để phòng bệnh. Các nghiên cứu cho thấy chỉ có loại vắc-xin có chứa cả parvovirus ngỗng và parvovirus vịt Xiêm; mới có khả năng bảo vệ đầy đủ để chống lại bệnh ở vịt và vịt Xiêm.

– Sau khi xuất bán vịt, chuồng trại phải được vệ sinh; và sát trùng kỹ lưỡng rồi để trống tối thiểu 2 tuần. Sau đó, sát trùng chuồng lặp lại một ngày trước khi nhập đàn vịt mới vào để nuôi.

Nguồn: Biopharmachemie.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

bệnh khảm lá sắn

Phương pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn

Từ giữa năm 2017 đến nay;  bệnh khảm lá sắn đã xuất hiện ở các tỉnh Tây Ninh và Đông …
Xem Chi Tiết
bệnh thối hoa trên nhãn vãi

Phương pháp phòng trừ bệnh thối hoa trên nhãn,vải giúp cho cây đạt năng suất

Hiện tại, nhãn và vải đang trở thành cây trồng kinh tế quan trọng ở nước tôi. Đây là loại …
Xem Chi Tiết
bệnh trên cây bơ

Phương pháp phòng và trị bệnh trên cây bơ

Bơ không chỉ thơm ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe và mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bệnh hại cây cà chua

Phương pháp phòng bệnh hại cây cà chua

Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller; thuộc họ cà độc dược. Cây này có nguồn …
Xem Chi Tiết
bệnh trên cây quả có múi

Phòng bệnh trên cây quả có múi và phương pháp chữa trị triệt để

Cây có múi là loại cây tương đối dễ trồng trọt; mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều …
Xem Chi Tiết
Bệnh loét ở cây ăn quả

Bệnh loét ở cây ăn quả và phương pháp phòng trừ

Bệnh loét ở cây ăn quả thường rụng trái và lá, cây cằn cỗi nhanh chóng chết. Trong trồng trọt …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

bệnh đốm đen lá ở hoa

Phòng bệnh đốm đen lá ở hoa cúc

Bệnh đốm đen lá ở hoa cúc là bệnh trên lá có nhiều đốm hình bầu dục tròn nhỏ, đường …
Xem Chi Tiết
ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả, kinh tế cao

Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả, kinh tế cao

Để chăn nuôi gà Đông Tảo đạt hiệu quả thì việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi đúng kỹ …
Xem Chi Tiết
Chia sẻ cách chăn nuôi gà ri lai hiệu quả

Chia sẻ cách chăn nuôi gà ri lai hiệu quả

Gà ri lai – Đây là giống gà được lai tạo giữa gà trống Ri và gà mái Lương Phượng, …
Xem Chi Tiết
Cách úm gà con đơn giản, hiệu quả tại nhà

Cách úm gà con đơn giản, hiệu quả tại nhà

Gà con mới nở thường yếu và sức đề kháng yếu, sử dụng phương pháp úm gà con mới nở …
Xem Chi Tiết

Phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gà trong chăn nuôi

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp được nhiều người chăn nuôi gia cầm trên cả nước áp dụng. Công …
Xem Chi Tiết

Cách xác định giới tính cho gà con sau khi nở

Cho dù trại gà là một trang trại lớn hay một trang trại bình thường, chúng ta đều muốn biết …
Xem Chi Tiết
Cách nuôi gà chín cựa (nhiều cựa) hiệu quả kinh tế cao

Cách nuôi gà chín cựa hiệu quả kinh tế cao

Gà nhiều cựa hay gà chín cựa là đặc sản của xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Gà …
Xem Chi Tiết