Bệnh tụ huyết trùng (HS) là bệnh tụ huyết trùng cấp tính ở trâu, bò của châu Á và châu Phi do vi khuẩn Pasteurella multocida B: 2 hoặc E: 2 gây ra. Trâu và bò là gia súc dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất hiện nay.
Tụ huyết trùng thể phổi là một bệnh thường gặp ở hệ hô hấp của gia súc do viêm nhu mô phổi thường kèm theo viêm tiểu phế quản và thường là viêm màng phổi. Tổng quan này được thực hiện để tìm hiểu tổng quan về bệnh tụ huyết trùng thể phổi gây ra bởi mầm bệnh vi khuẩn baceria gram âm được gọi là M. haemolytica (P.haemolytica biotype A) type huyết thanh.
Bệnh tụ huyết trùng xảy ra trên toàn thế giới nhưng nó là một vấn đề đặc biệt ở vùng nhiệt đới. Đặc biệt là vùng nhiệt đới nóng ẩm, nơi áp lực môi trường là cơ chế kích hoạt quan trọng của phức hợp bệnh. Tác động kinh tế toàn cầu của căn bệnh này đã được công nhận rất rõ ràng và hơn một tỷ đô la hàng năm được tiêu tốn trong ngành chăn nuôi bò thịt. Việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tụ huyết trùng do Pneumonic tập trung vào các yếu tố gây bệnh kết hợp với việc tiêm phòng và quản lý đàn trâu bò ở những nơi có nguy cơ cao. Các biện pháp hóa học rất hữu ích để ngăn ngừa sự bùng phát của bệnh. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Bệnh Tụ huyết trùng ở trâu, bò do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Thông thường vi khuẩn cư trú trong hạch amidan của một số gia súc khỏe mạnh. Nguồn lây bệnh chính là các trâu, bò mang trùng. Vi khuẩn ký sinh ở đường hô hấp trên của con vật (niêm mạc mũi, hầu, hạch hạnh nhân (amidan). Có đến 40% trâu, bò khỏe mạnh vẫn mang trùng. Khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng của con vật giảm vi khuẩn nhân lên và gây bệnh.
Sức đề kháng của vi khuẩn
Vi khuẩn có sức đề kháng không cao nên không tồn tại lâu ngoài cơ thể trâu bò; trong đất ẩm và thiếu ánh sáng, đầm lầy, ao bẩn có nhiều chất hữu cơ, trong chuồng trại thường tồn tại 1-3 tháng; dễ bị diệt bằng nước nóng 600C trong 20 phút, ánh sáng mặt trời trong 12 giờ; nước vôi 10%, formol 1%, axit fenic 5% đều diệt được trong thời gian 1-3 phút. Các chất sát trùng thông thường cũng dễ tiêu diệt được vi khuẩn.
Dịch tễ về bệnh
Lứa tuổi mắc bệnh: Trong tự nhiên trâu thường mẫn cảm với bệnh hơn bò. Trâu, bò ở mọi lứa tuổi đều bị mắc bệnh. Tuổi hay bị nhất là từ 6 tháng đến 2, 3 năm. Bệnh có thể lây từ trâu, bò sang heo và ngựa.
Đường lây bệnh: Bệnh lây chủ yếu do thức ăn bị nhiễm mầm bệnh hoặc qua đường hô hấp; da bị sây sát (nhất là ở nơi mổ thịt gia súc bệnh, bán thịt, da, móng …). Các Stress do tác động của ngoại cảnh như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết thay đổi….làm giảm sức đề kháng; mất thế cân bằng sinh học thì vi khuẩn có trong cơ thể gia súc trở nên cường độc gây bệnh; hoặc bài thải ra mầm bệnh ra ngoài môi trường gây bệnh cho trâu, bò, gia súc khác.
Trên địa bàn tỉnh ta, bệnh tụ huyết trùng xảy ra rải rác ở tất cả các huyện thường vào đầu mùa mưa.
Triệu chứng
Bệnh có 03 thể gồm: Thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể mãn tính.
Thể quá cấp tính
Trâu, bò sốt cao, run rẩy đột ngột, có triệu chứng thần kinh như hung dữ; điên cuồng, đập đầu vào chuồng, chết nhanh trong 24 giờ. Thể quá cấp tính ít có biểu hiện lâm sàng và hầu như không có bệnh tích cụ thể. Vì vậy, thể này rất khó chẩn đoán.
Thể cấp tính
Thể này hay xảy ra; thời gian ủ bệnh chỉ 1-3 ngày, gia súc không nhai lại, mệt nhọc, sốt cao đột ngột 40 – 410 c; nước mắt, mũi chảy liên tục; niêm mạc mắt, mồm, mũi, tổ chức dưới da có tụ huyết đỏ sẫm; tối xám. Quan sát thấy hầu sưng to, con vật bị bệnh khó thở, lè lưỡi ra để thở và thường được gọi là “trâu hai lưỡi”. Hạch lâm ba vai, đùi sưng, con vật có thể bị què, đi lại khó khăn.
Ngoài ra một số trâu bò còn bị ở thể phổi thì thở mạnh và khó; thể đường ruột làm con vật bị tiêu chảy, phân lẫn máu.
Lúc gần chết, trâu bò kiệt sức, nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó, xuất huyết ở các niêm mạc. Diễn biến bệnh trong 3 đến 5 ngày, tỷ lệ chết đến 90-100% nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thể mãn tính
Nếu gia súc bệnh không chết sẽ chuyển ra mãn tính. Gia súc có thể bị viêm ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa, lúc tiêu chảy, lúc táo bón. Nếu viêm khớp dẫn đến đi lại khó khăn; viêm phế quản, viêm phổi mãn tính làm con vật ho kéo dài. Gia súc có thể khỏi bệnh nếu được điều trị và chăm sóc tốt.
Bệnh lý
Mổ khám thấy các hạch lâm ba sưng to, tụ máu ở cơ quan phủ tạng, các tổ chức liên kết dưới da xuất huyết lấm tấm, thịt nhão. Mỡ vành tim xuất huyết; tim bơi trong dịch thẩm xuất màu vàng. Gan và thận bị viêm, màng phổi xuất huyết lốm đốm, dày lên và có thể dính vào thành lồng ngực.
Phòng bệnh
Thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học như nhập giống rõ nguồn gốc; vệ sinh ăn uống, chăm sóc ,sử dụng hợp lý, thường xuyên tiêu độc chuồng trại, không để gia súc ở lầy lội, ẩm ướt; định kỳ tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên tiêm phòng vắc xin định kỳ vào vụ xuân hè (tháng 3, tháng 4) và thu đông (tháng 9, tháng 10). Khi phát hiện ra gia súc mắc bệnh cần cách ly ngay để điều trị tránh để lây lan ra toàn đàn.
Cách điều trị bệnh
Cách ly ngay con vật bị ốm ra khỏi đàn và sử dụng kháng sinh để điều trị. Pasteurella là vi khuẩn gram (-) nên rất mẫn cảm với kháng sinh: Streptomycine; Gentamycine; Ampicilline; Tetracycline; Enrofloxacine; Thiamfenicol…Thông thường hay kết hợp giữa streptomycin và peniciline. Hai loại thuốc này nên tiêm riêng, không nên tiêm chung một lần, vì một loại có tính axit, một loại có tính kiềm nên trộn lẫn trong một sơranh thuốc sẽ giảm tác dụng.
Bệnh diễn biến nhanh nên chỉ điều trị có hiệu quả cao khi sử dụng kháng sinh sớm, đủ liều, đủ liệu trình và kết hợp với thuốc hạ sốt, trợ sức như vitamin ABC, Bcomplex. Đồng thời phải tăng cường quản lý, chăm sóc và bồi dưỡng tốt cho gia súc bệnh.
Bệnh tụ huyết trùng được đánh giá là bệnh khá phổ biến ở trâu bò và dễ nhận biết. Tuy nhiên, để đàn gia súc khỏe mạnh, bạn nên chú ý chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng, dọn vệ sinh sạch sẽ và tăng cường chất dinh dưỡng giúp trâu tăng đề kháng của cơ thể.
Nguồn: Snnptnt.dienbien.gov.vn