Biện pháp phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng

Bệnh dịch lở mồm long móng
6 phút, 29 giây để đọc.

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh do vi rút rất dễ lây lan đối với nhiều động vận hoang dã và sống trong nước và nhiều loài động vật khác. Ở lợn, bệnh đặc trưng bởi các mụn nước trên bàn chân, mõm và trong miệng. Căn bệnh này cực kỳ dễ lây lan đối với lợn và sự lây nhiễm lây lan nhanh chóng trong một trang trại, lây lan trong quá trình di chuyển của lợn, bằng bình xịt trong không khí….

Sự lây nhiễm diễn ra qua đường hô hấp và đường miệng và qua những vết trầy xước trên da. Virus nhân lên trong cổ họng hoặc tại điểm xâm nhập và sau đó ở các bộ phận khác của cơ thể. Mụn nước phát triển, đặc biệt là trên dải vành và lưỡi. Vi rút được tiêu diệt bằng bình xịt trong vòng 24 giờ sau khi có dấu hiệu đầu tiên.

Bệnh dịch lở mồm long móng

Các mụn nước bị vỡ và nếu không bị nhiễm trùng, sẽ nhanh chóng lành lại. Những con ở bàn chân có thể dẫn đến phá hủy sừng đang phát triển và mất móng. Miễn dịch phát triển trong vòng 3-7 ngày kể từ ngày có dấu hiệu lâm sàng, chỉ kéo dài 6 tháng nhưng chỉ bảo vệ hoàn toàn chống lại phân nhóm vi rút liên quan..

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do virus thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae, nhóm ARN virus , với đặc điểm gây thủy hóa (các mụn mủ) ở tế bào thượng bì.
  • Có 7 typ virus gây bệnh LMLM: A, C, O, Asia 1, SAT1, SAT2 và SAT3.
  • Gây bệnh cho Bò ở VN chủ yếu là 3 typ: A, O và Asia 1
  • Dê cừu mẫn cảm với typ A, C nhưng chỉ bị bệnh nhẹ thôi
  • Heo mẫn cảm cao với typ O, ít mẫn cảm hơn với typ A và Asia 1
  • Virus tồn tại được 14 ngày vào mùa Hè , 4 tuần vào mùa Đông trong môi trường tự nhiên
  • Các thuốc sát trùng như BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT, BIO-GUARD đều diệt được virus LMLM rất hiệu quả. Virus cũng sẽ bị giết chết ở nhiệt độ 70°C.

Bệnh dịch lở mồm long móng

Động vật dễ mắc bệnh

  • Các loài động vật móng guốc chẵn (móng chẻ) như trâu, bò, dê, cừu, heo, trâu rừng, bò rừng, hươu, heo rừng đều bị bệnh LMLM. Ngựa, gia cầm không bị bệnh này.
  • Thú non bị bệnh nặng và dễ bị chết hơn thú trưởng thành
  • Trong tự nhiên virus có thể lây nhiễm chéo giữa các loài thú với nhau
  • Bệnh cũng có thể lây sang người nhưng hiếm xảy ra.
  • Bệnh LMLM có liên quan tới bệnh chân tay miệng ở người không?
  • Bệnh tay chân miệng ở người do Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV-71) thuộc nhóm virus đường ruột gây ra (không liên quan đến virus gây bệnh LMLM ở gia súc). Trong đó enterovirus 71 có thể gây biến chứng thần kinh, viêm màng não.

Đường lây truyền bệnh

  • Virus có trong nước bọt, phân, nước tiểu, tinh dịch, sữa, dịch trong các mụn mủ của thú bệnh hoặc ở trong không khí…
  • Bệnh lây theo đường tiêu hóa và hô hấp do thức ăn, nước uống có nhiễm mầm bệnh, do hít thở không khí có mầm bệnh rồi xâm nhập qua niêm mạc mũi
  • Lây trực tiếp do nhốt chung thú bệnh với thú khỏe
  • Lây gián tiếp do người chăm sóc, xe chở súc vật bệnh, ở các bãi chăn thả, chất thải chăn nuôi, giết mổ và mua bán gia súc bệnh
  • Heo sau khi khỏi bệnh vẫn bài thải virus 1-2 tháng, trâu bò có thể thải virus 3-6 tháng. Vì vậy có thể lây bệnh do chăn thả ngoài đồng cỏ đối với trâu, bò.

Triệu chứng bệnh long móng lở mồm

  • Thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày
  • Sốt cao trên 40ºC, giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, thú hay nằm, chân đau không đứng vững, đi khập khiểng.
  • Giai đoạn đầu của bệnh thú đứng hay nhấc chân lên rồi đổi chân do bị đau, nhưng khi bị nặng thì thú không đứng được và thường nằm.
  • Chảy nhiều nước dãi có bọt trắng như bọt xà phòng
  • Các mụn đỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi răng, trong mũi, lỡ loét và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xám
  • Các mụn loét cũng xuất hiện ở quanh chỗ da tiếp giáp với móng chân, có thể làm long móng chân, thú đi lại khó khăn
  • Mụn loét cũng xuất hiện ở núm vú trên các thú cho sữa làm cho vú nứt nẻ, chảy dịch, thú mẹ không cho con bú vì rất đau. Có thể gây sẩy thai ở thú mang thai

Phương pháp điều trị bệnh

Mặc dù chưa có thuốc đặc trị virus LMLM, tuy nhiên phải điều trị các mụn mủ, các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, núm vú … để ngừa phụ nhiễm, sút móng, giúp thú mau lành bệnh và ít mất sức. Việc điều trị phải thực hiện cùng lúc cả điều trị tại chỗ và toàn thân.

Bệnh dịch lở mồm long móng

 

Điều trị tại chỗ: Rửa các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, móng, bầu vú bằng một trong các dung dịch như nước muối, acid citric 1% hoặc thuốc tím 1%, phèn chua 2% (hoặc dùng các loại trái cây chua như khế, chanh vắt lấy nước, nhúng vào vải gạc sạch rồi rửa nhẹ lên vết loét ở miệng, lưỡi ngày 2 lần). Sau khi rửa sạch các mụn mũ ở vú, chân bằng nước muối, lau khô, rồi dùng thuốc BIO-BLUE SPRAY để xịt vào vết thương. Các mụn loét ở chân phải băng lại để chống ruồi.

Điều trị toàn thân: Sử dụng BIO-CEVIT hoặc BIO-ADE+B.COMPLEX để tăng cường sức đề kháng. Điều trị nhiễm khuẩn thứ phát bằng một trong hai kháng sinh như BIOTYLOSIN-PC , hoặc BIO-D.O.C rất hiệu quả. Nếu thú bị suy nhược thì nên kết hợp truyền thêm BIO-GLUCOSE 5%.

Nhốt thú ở chuồng sạch và khô ráo, nên có tấm lót để thú không bị đau chân. Cho ăn thức ăn mềm để dễ nhai và dễ tiêu hóa. Ở những vùng khí hậu lạnh phải giữ ấm cho thú. Nếu điều trị đúng cách và chăm sóc tốt, thú sẽ lành bệnh sau 10-15 ngày.

Cách phòng bệnh

Thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học & vệ sinh phòng bệnh. Do sau khi đã lành bệnh, thú vẫn còn bài thải virus một thời gian khá dài, vì vậy nên sát trùng chuồng trại 2 ngày 1 lần để tiêu diệt mầm bệnh và hạn chế lây lan với các thuốc sát trùng như BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT, BIO-GUARD

Không chăn thả trên đồng cỏ khi trong vùng đã có gia súc bệnh LMLM. Chuồng nuôi heo nên làm xa chuồng trâu bò để tránh lây lan bệnh

Phòng bệnh bằng vaccin. Ở nước ta nên dùng vaccin đa giá có đủ 3 type virus A, O, Asia1 cho cả heo và trâu bò thì hiệu quả phòng bệnh sẽ cao hơn. Sau khi tiêm vaccin sẽ tạo miễn dịch được 6 tháng. Vì vậy mỗi năm nên tiêm ngừa 2 lần. Chỉ mua thịt gia súc có dấu kiểm soát giết mổ và được bảo quản hợp vệ sinh. Không nên giết mổ thú bệnh tại nhà, không vận chuyển hoặc bán chạy thú bệnh.

Theo quy định của pháp lệnh thú y, súc vật bị bệnh LMLM phải thiêu hủy hoặc chôn sâu có thuốc sát trùng.

Nguồn: Biopharmachemie.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

phương pháp trồng hoa hồng

Chia sẻ phương pháp trồng hoa hồng cho hoa đúng dịp Tết

Khi bạn mua một cây hoa hồng , nó thường trông không giống với cây đẹp mà bạn tưởng tượng …
Xem Chi Tiết
trồng cúc vàng

Mách bạn phương pháp trồng hoa cúc vàng ra hoa chuẩn Tết

Có vẻ như ngay sau khi không khí lạnh đi, báo hiệu mùa thu sắp đến, các trung tâm vườn …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau mồng tơi

Cực sốc khi biết cách trồng rau mồng tơi tại nhà siêu đơn giản

Rau mồng tơi một trong những loại cây trồng thích hợp nhất trong điều kiện thời tiết mát mẻ để …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng khoai môn

Phương pháp trồng khoai môn chuẩn nhất cho hiệu quả cao

Khoai môn là một loại cây nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới lâu năm thường được trồng để lấy củ …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau má tại nhà

Mách bạn cách trồng rau má ngay tại nhà siêu đơn giản

Cây rau má là một loại cây rất dễ chăm sóc, sẽ phát triển mạnh trong hầu hết các loại …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng cây ăn quả có múi

Tiết lộ phương pháp trồng cây ăn quả có múi siêu đơn giản

Nếu bạn đang tìm một loại cây dễ trồng với trái ngon, không đâu khác ngoài cam quýt! Cây có …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Những căn bệnh thường gặp ở cá rồng và cách điều trị hợp lý

Bất cứ ai khi nuôi cá rồng đều mong muốn những chú cá của mình sẽ có được sức khỏe …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết