
Bệnh cầu trùng do động vật nguyên sinh thuộc họ Apicomplexa, họ Eimeriidae gây ra. Ở gà hay gia cầm, hầu hết các loài thuộc giống Eimeria và lây nhiễm các vị trí khác nhau trong ruột. Bệnh cầu trùng trên gà diễn ra khá phổ biến hầu hết ở trang trại gà nào đều dễ mắc phải. Quá trình lây nhiễm diễn ra nhanh chóng (4–7 ngày) và có sẵn nhờ sự nhân lên của ký sinh trùng trong tế bào vật chủ với tổn thương rộng rãi trên niêm mạc ruột.
Bệnh cầu trùng ở gia cầm thường gây ra tổn thương nhất định cho đường ruột của gia cầm. Và ở một số loài chim, bệnh cầu trùng còn có thể ký sinh trên toàn bộ đường ruột. Và bệnh này phân bố trên toàn thế giới ở gia cầm, chim thú nuôi trong điều kiện nuôi nhốt và chim hoang dã. Nếu bạn muốn giảm thiểu thiệt hại cho gà hay gia cầm chăn nuôi thì đây là một loại bệnh bạn nên tìm hiểu kỹ để có phương pháp điều trị và phòng bệnh sớm.
Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà
Do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng; và Eimeria necatrix ký sinh ở ruột non của gà. Cả hai đều gây ra tiêu chảy có máu ở gà.
Bệnh lây qua đường tiêu hóa
Những gà bị bệnh cầu trùng hoặc những gà đã khỏi bệnh; nhưng còn mang trùng → bài thải trứng cầu trùng theo phân ra nền chuồng; là nguồn gốc lây lan bệnh trong trại. Trứng cầu trùng trên nền chuồng sẽ nhiễm vào thức ăn, nước uống → khi gà nhặt thức ăn có trứng cầu trùng; chúng sẽ đi vào ruột gà và gây bệnh Eimeria tenella và Eimeria necatrix xâm nhập vào các lớp tế bào ruột; phá vỡ mạch máu gây tình trạng xuất huyết nặng → làm gà đi phân sáp hoặc phân có máu.
Triệu chứng
Bệnh cầu trùng gà có hai dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non đôi khi kết hợp cả hai thể cùng một lúc.
- Bệnh cầu trùng ở manh tràng: Bệnh thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi (khá phổ biến). Gà có biểu hiện kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều; gà xệ cánh, xù lông, đi phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có máu tươi.
- Bệnh cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà giò, gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường; phân có lẫn máu màu nâu sậm (phân gà sáp), có khi thấy máu tươi.
Bệnh tích
- Bệnh cầu trùng manh tràng: Bệnh tích điển hình nhất là hai manh tràng sưng to
- Bệnh cầu trùng tá tràng (ruột non): Tá tràng sưng to, thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng. Ruột phình to lên từng đoạn khác thường. Ở thể kết hợp thì cả manh tràng và tá tràng đều sưng to và có màu đỏ sậm.
Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng thuốc: Dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc nước uống để khống chế bệnh cầu trùng bộc phát như đã trình bày ở trên. Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú y:
- Nuôi trên nền thì phải có lớp độn chuồng hút ẩm và khô ráo. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh và sát trùng chuồng trại với một trong các thuốc như BIO-GUARD sau đó thay lớp độn chuồng mới
- Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh hoặc quá nóng.
- Nuôi gà thả ngoài sân thì sân phải khô ráo và nên trải một lớp cát
Điều trị bệnh cầu trùng cho gà
Dùng một trong các loại thuốc như thuốc phòng bệnh cầu trùng ở trên; để điều trị khi có bệnh xảy ra. Nên sử dụng luân phiên các loại thuốc trên sau mỗi 2 tháng để tránh bị lờn thuốc. Kết hợp thêm chất điện giải và vitamin như BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C, BIO VITA-ELECTROLYTES để tăng sức đề kháng, giúp gà mau lành bệnh. Tách riêng gà bệnh để chăm sóc và tiến hành sát trùng chuồng trại 2 – 3 ngày 1 lần trong suốt thời gian có
bệnh.
Nguồn: Biopharmachemie.com