Kỹ thuật chăn nuôi: Cách phòng và trị bệnh cầu trùng cho chim bồ câu

Bệnh cầu trùng ở chim bồ câu
5 phút, 18 giây để đọc.

Coccidia là ký sinh trùng gây bệnh phổ biến ở chim bồ câu (Columba livia). Bệnh cầu trùng thường thấy nhất ở chim bồ câu non và hiếm khi ở chim trưởng thành. Các bệnh nhiễm trùng ở chim bồ câu nhà thường hỗn hợp và thường bao gồm Eimeria colosystems và Eimeria labbeana.

Bệnh cầu trùng có khả năng lây nhiễm cao và một bệnh khá phổ biến lây nhiễm qua đường ruột của các loài chim. Nó thường tồn tại ở một mức độ nào đó ở tất cả các loài chim bồ câu, nhưng hầu hết các loài chim trưởng thành ít mắc hơn bởi khả năng miễn dịch của nó tốt hơn, giúp chim kháng lại ký sinh gây bệnh.

Bệnh cầu trùng ở chim bồ câu

Tỷ lệ nhiễm bệnh được báo cáo là 5% -72%, và tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới ở bồ câu non thay đổi từ 5% đến 70%, với hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra vào tháng thứ ba và thứ tư của cuộc đời. Bài viết hôm nay của chúng tôi chia sẻ về vòng đời của E. colagen và E. labbeana, đường lây truyền, các dấu hiệu lâm sàng và bệnh lý thường gặp của bệnh cầu trùng. Các lựa chọn hóa trị liệu được thảo luận bao gồm amprolium, sulfonamides, clazuril và toltrazuril. Các lý do để sử dụng toltrazuril bao gồm sự đề kháng ngày càng tăng đối với các loại thuốc khác, chẳng hạn như sulfonamid và amprolium,

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra. Đây là những ký sinh trùng nội bào bắt buộc với vòng đời phức tạp; bao gồm cả giai đoạn hữu tính và vô tính. Ở gia cầm, Eimeria ảnh hưởng đến ruột khiến nó dễ mắc các bệnh khác (viêm ruột hoại tử); và làm cho cơ quan này giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Đặc điểm về dịch tễ của bệnh

Cơ chế tác động: Cầu trùng ở dạng cảm nhiễm sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa của bồ câu qua thức ăn; nước uống, sẽ phát triển và ký sinh ở niêm mạc ruột non và ruột già của bồ câu. Tại đây, ký sinh trùng sẽ chiếm đoạt chất dinh dưỡng; làm cho bồ câu gầy, yếu, giảm tăng trọng; Gây tổn thương niêm mạc ruột, làm bong tróc nhung mao ruột; dẫn đến viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát do E. coli, Salmonella spp và các vi khuẩn khác. Các trường hợp bệnh nặng bồ câu sẽ bị viêm ruột, xuất huyết.

Bệnh cầu trùng ở chim bồ câu

Đường lây truyền: Bệnh lây qua đường tiêu hóa. Bồ câu bị bệnh cầu trùng hoặc bồ câu khỏi bệnh; nhưng còn mang trùng sẽ bài thải trứng cầu trùng theo phân ra nền chuồng; là nguồn gốc lây lan bệnh trong trại. Trứng cầu trùng trên nền chuồng sẽ nhiễm vào thức ăn, nước uống; khi bồ câu nhặt thức ăn có trứng cầu trùng, chúng sẽ đi vào ruột và gây bệnh.Mùa vụ: Bệnh thường xảy ra vào những giai đoạn thời tiết giao mùa; như cuối xuân sang hè hoặc thu sang đông. Tuy nhiên, tại những cơ sở chăn nuôi ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh, bệnh có thể xảy ra quanh năm.

Triệu chứng thường gặp

Khi nhiễm bệnh, bồ câu thường phát triển chậm và gầy, yếu, xuất hiện thêm các triệu chứng như ỉa phân lỏng; có nhiều dịch nhày, đôi khi phân có máu do xuất huyết niêm mạc ruột. Bồ câu bị bệnh nặng có thể chết do ỉa chảy và kiệt sức.

Chẩn đoán về bệnh cầu trùng

Kiểm tra phân tìm noãn nang của cầu trùng. Sau đó quan sát hình dạng của noãn nang cầu trùng; nuôi cấy noãn nang, theo dõi các giai đoạn phát triển và mổ khám bồ câu; xác định vị trí ký sinh của cầu trùng trong hệ thống tiêu hóa để định loại loài cầu trùng ký sinh.

Cách điều trị bệnh

Bệnh cầu trùng có thể ghép vi khuẩn đường ruột (E.coli hoặc Salmonella…) cho nên cần điều trị cả 2 bệnh này cùng lúc. Thực hiện các biện pháp điều trị theo phác đồ sau:

Bệnh cầu trùng ở chim bồ câu

Pharticoc-plus, 10 g/7 lít nước, liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi cho uống tiếp 2 ngày; Hoặc Pharm-cox G, 1 ml/lít nước uống, liên tục 48 giờ hoặc 3 ml/lít nước uống, 8 giờ/ngày, liên tục 2 ngày để diệt cầu trùng.

Cùng đó, cho bồ câu uống kèm một trong các loại kháng sinh sau: Oracin-pharm (1 ml/1,5 – 2 lít nước uống); Pharcolivet, Ampi-coli pharm (10 g/2,5 lít nước); Pharmequin, Pharamox G, Gatonic-plus (1 g/lít nước uống)… liên tục trong 3 – 5 ngày.

Phương pháp phòng bệnh

Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Nhập giống bồ câu từ các cơ sở giống an toàn về bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm. Người nuôi nên nuôi cách ly bổ câu mới nhập trại ít nhất trong 2 tuần đầu; nếu thấy đàn chim vẫn hoàn toàn khỏe mạnh; không có biểu hiện dịch bệnh mới nhập vào khu vực chăn nuôi.

Tiêm vaccine phòng bệnh. Vệ sinh, quét dọn hàng ngày đối với các dãy chuồng; khu vực xung quanh chuồng và các lối đi. Định kỳ phun thuốc sát trùng (Chlorine 3%, Formol 2%) 2 tuần/lần đối với toàn bộ khu trại; chuồng nuôi kể cả khu vực đệm lót.

Thức ăn đảm bảo chất lượng, nước uống sạch sẽ. Nếu đàn bồ câu có nguy cơ bị bệnh về đường tiêu hóa, người nuôi có thể dùng tỏi với liều 5 g/kg trọng lượng để phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng. Bổ sung men tiêu hóa, vitamin, chế phẩm vi sinh vào thức ăn, nước uống cho đàn chim để tăng đề kháng.

Bệnh cầu trùng là một bệnh dễ lây lan vì thế bạn cần đặc biệt chú ý chăm sóc và phòng tránh sớm cho chim bồ cầu ở giai đoạn đầu. Đảm bảo chim phát triển khỏe mạnh, bổ sung đề kháng tốt nhất cho chim.

Nguồn: Tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

phương pháp trồng hoa hồng

Chia sẻ phương pháp trồng hoa hồng cho hoa đúng dịp Tết

Khi bạn mua một cây hoa hồng , nó thường trông không giống với cây đẹp mà bạn tưởng tượng …
Xem Chi Tiết
trồng cúc vàng

Mách bạn phương pháp trồng hoa cúc vàng ra hoa chuẩn Tết

Có vẻ như ngay sau khi không khí lạnh đi, báo hiệu mùa thu sắp đến, các trung tâm vườn …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau mồng tơi

Cực sốc khi biết cách trồng rau mồng tơi tại nhà siêu đơn giản

Rau mồng tơi một trong những loại cây trồng thích hợp nhất trong điều kiện thời tiết mát mẻ để …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng khoai môn

Phương pháp trồng khoai môn chuẩn nhất cho hiệu quả cao

Khoai môn là một loại cây nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới lâu năm thường được trồng để lấy củ …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau má tại nhà

Mách bạn cách trồng rau má ngay tại nhà siêu đơn giản

Cây rau má là một loại cây rất dễ chăm sóc, sẽ phát triển mạnh trong hầu hết các loại …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng cây ăn quả có múi

Tiết lộ phương pháp trồng cây ăn quả có múi siêu đơn giản

Nếu bạn đang tìm một loại cây dễ trồng với trái ngon, không đâu khác ngoài cam quýt! Cây có …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Những căn bệnh thường gặp ở cá rồng và cách điều trị hợp lý

Bất cứ ai khi nuôi cá rồng đều mong muốn những chú cá của mình sẽ có được sức khỏe …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết