Cách chăn nuôi gà sạch đem lại thu nhập cao cho người dân Hoàng Su Phì

Cách chăn nuôi gà sạch đem lại thu nhập cao cho người dân Hoàng Su Phì
6 phút, 26 giây để đọc.

Nhờ chăn nuôi gà an toàn sinh học, nhiều hộ dân ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) chăn nuôi có đầu ra ổn định, ít bệnh tật và mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì có 40 trang trại và trang trại gia đình. Gồm 2 trang trại và 2 gia trại chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Số trang trại còn lại đang chuẩn bị theo mô hình chăn nuôi VietGAHP. Huyện cũng đã thành lập 4 nhóm nuôi gia cầm; trong đó có 2 nhóm ở xã Pờ Ly Ngài. Một nhóm ở xã Sán Sả Hồ và một nhóm ở xã Hồ Thầu. Gia đình anh Phan Hữu Tụ, tổ 3, thị trấn Vinh Quang với mô hình chăn nuôi gia cầm sạch của  được xem là một trong những mô hình chăn nuôi an toàn sinh học và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khi chúng tôi đến thăm, anh Tú đang tận tình hướng dẫn công nhân tiêu độc; khử trùng khu vực chuồng trại để phòng, chống dịch cúm. Cách đây khoảng 5 năm, anh Tú cho biết gia đình bắt đầu nuôi gà với quy mô lớn vì mong muốn cung cấp cho thị trường nguồn thức ăn sạch; con giống chất lượng cao. Ngay từ khâu chọn giống, chúng tôi đã liên hệ với Viện Nghiên cứu Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); thu mua gà giống chất lượng cao. Để có hiệu quả trong chăn nuôi; giữ vệ sinh môi trường, hạn chế mầm bệnh; gia đình ông sử dụng đệm lót sinh học rải trên nền chuồng xử lý chất thải. Đặc biệt là mùi hôi từ phân gà.

Cách chăn nuôi gà thịt đem lại kinh tế cao

Thức ăn theo giai đoạn phát triển

Theo ông Tụ, trong chăn nuôi gia cầm, việc giảm cường độ sử dụng kháng sinh sẽ giúp khả năng phát triển của gà tốt hơn; mang lại sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. Thức ăn cho gà theo thời điểm phát triển, gà từ 90 – 120 ngày tuổi; sử dụng hoàn toàn ngô, thóc để xuất chuồng. Khi nuôi gà an toàn sinh học, từ thịt đến trứng; đều được thương lái thu mua với giá cao hơn so với gà nuôi theo phương thức thông thường. Cũng nhờ tuân thủ quy trình chăn nuôi an toàn nên 5 năm nay đàn gà ở trang trại của gia đình ông Tụ không mắc dịch bệnh.

Hiện tại, trang trại gà sạch của gia đình ông Tụ có khoảng 10.000 con gà các loại. Bình quân 4,5 tháng ông xuất bán một lứa gà thịt; mỗi lứa khoảng 6.000 con và mỗi năm xuất bán khoảng 12.000 con gà giống ra thị trường. Trừ chi phí gia đình ông thu lãi khoảng trên 500 triệu đồng/năm từ chăn nuôi gà; đồng thời tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập khá.

Cũng đầu tư phát triển chăn nuôi gà theo hướng trang trại; nhưng chị Phàn Mùi Phai, tại thôn Yên Sơn, xã Nậm Ty lại lựa chọn mô hình chăn nuôi gà sạch thả đồi theo tiêu chuẩn GlobalGAP (Bộ tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Để thực hiện mô hình trang trại gà sạch thả đồi; gia đình chị xây dựng khu nuôi gà với quy mô 800 con gà ta trên diện tích 4.000 m2; tại những đồi trồng trúc ở thôn Tân Thượng, xã Nậm Ty.

Nắm bắt nhu cầu của người dân

Chị Phàn Mùi Pham chia sẻ, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Y tế Hà Giang với chuyên ngành Y sĩ đa khoa; chị cùng chồng mình quyết định đầu tư xây dựng trang trại cung cấp các nguồn thực phẩm sạch cho khách hàng. Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của người dân về gà thịt chất lượng cao; gia đình chị quyết định nuôi gà thả vườn thay vì nuôi nhốt trong chuồng. Hệ thống chuồng trại chỉ để dành cho gà ngủ, nghỉ vào ban đêm; ban ngày gà sẽ được thả ra ngoài đồi tự kiếm thức ăn.

Cách chăn nuôi gà sạch đem lại thu nhập cao cho người dân Hoàng Su Phì

Chị Pham cho biết, nuôi gà thả đồi tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên; chi phí đầu tư thấp hơn so với nuôi nhốt. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi; điều kiện đầu tiên là phải cho đàn gà ăn sạch; ở sạch và phòng chống dịch bệnh thường xuyên.

Hiện tại, trang trại gà sạch thả đồi của gia đình chị Pham luôn giữ mức ổn định từ 600 – 800 con; trung bình mỗi năm nuôi được khoảng từ 5 – 6 lứa gà. Gà thả đồi của gia đình chị được nhiều khách hàng tại thị trấn cũng như ngoài thành phố Hà Giang đặt mua với giá cao do thịt săn chắc, đảm bảo chất lượng.

Đến nay, toàn huyện Hoàng Su Phì có gần 400.000 co gia cầm. Trong năm 2019, huyện xuất bán được 769 tấn thịt gia cầm với số gia cầm xuất chuồng đạt gần 500.000 con; trong đó chủ yếu là gà được chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Hiện các sản phẩm trứng gà và thịt gà sạch Hoàng Su Phì có thể cung cấp thường xuyên cho thị trường địa phương, các khu vực lân cận.

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Ông Thèn Ngọc Minh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì khẳng định, các mô hình chăn nuôi gia súc; gia cầm theo hướng an toàn sinh học sau khi triển khai người chăn nuôi thấy được hiệu quả mà mô hình đem lại bởi lợi nhuận cao. Thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp sẽ tục tuyên truyền; hướng dẫn các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn ứng dụng mô hình sản xuất chăn nuôi an toàn sinh học; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn; chuyển giao khoa học công nghệ; các giải pháp mới trong chăn nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

Cách chăn nuôi gà sạch đem lại thu nhập cao cho người dân Hoàng Su Phì

Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020 giá trị ngành chăn nuôi của huyện chiếm 24,48% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp; đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm ổn định từ 3% trở lên đối với trâu; bò, dê và từ 6% trở lên đối với lợn, gia cầm. VietGAHP, viết tắt của cụm từ Vietnamese Good Animals Husbandary Practices. Đây là các thực hành chăn nuôi tốt theo chuẩn Việt Nam. Là quy trình (bao gồm những những nguyên tắc, trình tự, tiêu chuẩn) áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo chất lượng; an toàn vệ sinh thực phẩm, phúc lợi xã hội; sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

VietGAP, viết tắt của Vietnamese Good Agriculture Practices. Đây là các thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nói chung (bao gồm cả 2 hoạt động trồng trọt và chăn nuôi). VietGAHP chuyên biệt, cụ thể hóa cho riêng các hoạt dộng chăn nuôi. Nói một cách chính xác VietGAHP chính là VietGAP trong chăn nuôi; bao gồm cả gia súc, gia cầm và thủy sản. Như vậy, khi nói gia cầm đạt chuẩn VietGAP; ta phải hiểu chính xác là nói về sản phẩm gia cầm của quy trình chăn nuôi đạt chuẩn VietGAHP .

Nguồn: Vietgap.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY PHẬT THỦ

Hướng dẫn phương pháp trồng cây Phật thủ siêu đơn giản

Nếu bạn chưa bao giờ nhìn thấy trái cây bàn tay Phật – Phật thủ trước đây, bạn sẽ được …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng dưa lưới trong nhà màng siêu lợi nhuận

Phương pháp trồng dưa lưới trong nhà màng siêu lợi nhuận

Các chuyên gia nông nghiệp cho biết với hệ thống nhà màng 500m2 và hệ thống tưới nhỏ giọt tự …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng hoa hồng

Chia sẻ phương pháp trồng hoa hồng cho hoa đúng dịp Tết

Khi bạn mua một cây hoa hồng , nó thường trông không giống với cây đẹp mà bạn tưởng tượng …
Xem Chi Tiết
trồng cúc vàng

Mách bạn phương pháp trồng hoa cúc vàng ra hoa chuẩn Tết

Có vẻ như ngay sau khi không khí lạnh đi, báo hiệu mùa thu sắp đến, các trung tâm vườn …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau mồng tơi

Cực sốc khi biết cách trồng rau mồng tơi tại nhà siêu đơn giản

Rau mồng tơi một trong những loại cây trồng thích hợp nhất trong điều kiện thời tiết mát mẻ để …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng khoai môn

Phương pháp trồng khoai môn chuẩn nhất cho hiệu quả cao

Khoai môn là một loại cây nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới lâu năm thường được trồng để lấy củ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Những căn bệnh thường gặp ở cá rồng và cách điều trị hợp lý

Bất cứ ai khi nuôi cá rồng đều mong muốn những chú cá của mình sẽ có được sức khỏe …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết