Người chăn nuôi bò cần lựa chọn mô hình chăn nuôi thế nào cho phù hợp

chăn nuôi
6 phút, 52 giây để đọc.

Chăn nuôi bò thịt hiện là mô hình chăn nuôi khá phổ biến và có từ lâu đời ở nhiều địa phương. Hiện nay, nhu cầu về thịt bò của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, kéo theo những nhu cầu khắt khe hơn về chất lượng thịt bò như phải cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, không chứa các chất gây hại…Chính vì thế, mà người dân chăn nuôi bò thịt hiện nay cần áp dụng những mô hình chăn nuôi bò thịt bài bản hơn, hiện đại hơn để đảm bảo hiệu quả trong việc chăn nuôi cũng như thành phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường của người tiêu dùng.

chăn nuôi
Một mô hình chăn nuôi bò thịt đúng chuẩn hiện nay liên quan đến nhiều ý tố như thiết kế chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng bò trong từng giai đoạn… Mỗi người chăn nuôi cần tìm hiểu kĩ để trang bị đủ kiến thức, đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho việc chăn nuôi của mình. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến bà con mô hình chăn nuôi thịt để đạt hiệu quả kinh tế tối ưu.

Lựa chọn vị trí để xây dựng chuồng trại:

Chuồng trại chăn nuôi bò thịt cần phải thuận tiện cho quá trình vệ sinh; cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng bò. Bà con nên lựa chọn khu đất làm chuồng liền mảnh; độ dốc không quá 15%. Nên làm chuồng trên những khu đất màu mỡ, khả năng giữ nước tốt. Đối với trang trại có mô hình chăn nuôi bò thịt lớn; cần quy hoạch thành các khu: khu xây chuồng, nhà kho, văn phòng, nhà ở, khu đồng cỏ. Phân chia thành nhiều chuồng nuôi; mỗi khu cách nhau từ 300 – 500m.

Thiết kế chuồng trại

Trước khi thiết kế chuồng trại chăn bò, bà con nên tham khảo nhiều mẫu chuồng ở khu vực lân cận, ở các trang trại ngoại tỉnh để có kiến thức lựa chọn và cải tiến phù hợp nhất với quỹ đất của mình. Chuồng không được quá trơn hoặc có định nhọn tránh gây tổn thương cho bò. Cách làm chuồng để chăn nuôi bò thịt phổ biến là thiết kế 2 dãy có hành lang ở giữa đi lại, thanh chắn giữa chuồng bên trong với đường đi ở giữa nên dùng thanh ngang song song hoặc thanh xiên góc 60 độ so với nền.

Máng ăn đặt ngay bên ngoài hành lang, không nên xây cao để thuận tiện trong quá trình cho bò ăn. Đặc biệt kỹ thuật chăn nuôi bò thịt nhốt chuồng nhanh lớn; là khi thiết kế chuồng trại, bà con nên làm thêm một sân chơi ở phía sau; không lợp mái cho bò.

Chọn giống bò

Trong kỹ thuật nuôi bò thịt công nghiệp, khâu chọn giống rất quan trọng; nó sẽ phải phù hợp với điều kiện khí hậu, cho năng suất và sản lượng tốt; tăng trưởng ổn định. Bà con có thể tham khảo thêm thông tin các giống bò phổ biến hiện nay; để có thể lựa chọn để phù hợp với từng điều kiện chăn nuôi khác nhau.

Lựa chọn con giống có khả năng tăng trọng cao, thích nghi với điều kiện khí hậu; và nguồn thức ăn ở địa phương như giống bò lai 50%; và 75% máu bò Charolais, bò Simmental. Sử dụng phương pháp phối giống trực tiếp; giữa bò đực lai 50% máu bò ngoại với bò cái Lai Sind để tạo con lai có 25% máu bò Charolais và bò Simmental. Sử dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo giữa tinh bò đực thuần Charolais, Simmental với bò cái lai 50% máu bò ngoại để tạo con lai có 75% máu bò Charolais, bò Simmental. Có sử dụng vòng Cuemate cho một số trường hợp để tạo lên giống cùng lúc.

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng chăn nuôi bò thịt

Thức ăn thô cho bò chủ yếu là cỏ tự nhiên, cỏ dại mọc ven đường, trong rừng, trên đất hoang không trồng trọt và phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch. Cỏ tự nhiên có rất ít cây cỏ họ đậu, vì vậy thành phần protein của thảm cỏ rất thấp. Các bãi chăn tự nhiên với các giống cỏ tự nhiên không được quản lí và chăm sóc vì vậy thảm cỏ thoái hóa dần, năng xuất và chất lượng thấp, không đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cho những giống gia súc đã được cải tiến có năng suất cao.

chăn nuôi

Chăn nuôi bò thịt theo mô hình nuôi nhốt, trồng cỏ thâm canh thu cắt cấp tại chuồng; sẽ tăng thêm chi phí cắt cỏ và vận chuyển cỏ, do vậy mà tăng chi phí sản xuất; và giảm lợi nhuận. Nuôi bò thịt theo phương thức chăn thả trên đồng cỏ; là chính kết hợp với bổ sung thêm thức ăn tại chuồng là hợp lí hơn cả. Vì vậy nuôi bò thịt phải gắn liền với thiết kế và quản lí đồng cỏ chăn thả.

Thức ăn công nghiệp cho bò thịt không cần có hàm lượng protein cao

 Trung bình 13-14% protein thô là phù hợp. Thức ăn công nghiệp cho bê tập ăn cần chất lượng nguyên liệu cao hơn; không có urea và hàm lượng protein từ 16-18%. Thức ăn tinh vỗ béo bò gày, bê đực không cần hàm lượng protein cao, CP từ 11,5-12%; năng lượng trao đổi (ME) từ 2.350Kcal/kg, Ca= 0,3-0,4% và P= 0,3-0,35%. Khi tỷ lệ rỉ mật cao, dự trữ lâu ngày thức ăn sẽ bị chua.

Bên cạnh đó, cần bổ sung cho bò những hỗn hợp để bổ sung khoáng chất; vì thức ăn xơ thô thường không chứa đủ các loại khoáng; và vitamin cần cho quá trình sinh tổng hợp; và hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ. Các loại khoáng thiếu thường là Ca, P, Cu, Zn, Mn; Fe và S. Bổ sung khoáng có lợi cho tất cả bê sau cai sữa và bò tơ. Lượng cho phép 60g cho một con/ngày hỗn hợp trong đó có 32% Ca, 16% P; và 20g muối. Bổ sung cho bò khi ăn khẩu phần chủ yếu là rơm. Các hóa chất này dễ dàng mua trên thị trường. Phơi khô, nghiền trộn theo tỷ lệ, đóng vào bao dùng dần.

Đặc tính sinh vật học – tiêu hoá

chăn nuôi bò

– Bò là đại gia súc nhai lại.

– Thức ăn của bò chủ yếu là thức ăn thô xanh. Nếu ăn nhiều thức ăn tinh sẽ bị bệnh.

– Về sinh sản:

+ Đối với bò đực: Tuổi bắt đầu phối giống từ 24-26 tháng tuổi. Tuổi phối giống tốt nhất từ 2-6 năm.

+ Đối với bò cái: Tuổi bắt đầu phối giống từ 18-24 tháng tuổi. Có thể phối giống bằng thụ tinh nhân tạo hay cho con đực nhảy trực tiếp. Định mức một đực giống / 30-40 bò cái. Chu kỳ động dục là 21 ngày. Thời gian mang thai trung bình là 281 – 285 ngày (9 tháng 10 ngày). Thời gian động dục lại sau khi sinh là 60 – 70 ngày.

– Chọn giống chăn nuôi bò thịt chất lượng cao: Về ngoại hình chọn con có thân hình vạm vỡ, mình tròn, phía mông và vai phát triển, tổng thể nhìn vào bò có hình chữ nhật.

– Các giống chăn nuôi con lai: Nhóm Zebu x Bò vàng, F1HF, F2HF không sản xuất sữa, Shahiwal, Brahman trắng hoặc đỏ, Brouhuogber.

Một khẩu phần ăn khoa học cần đảm bảo các yêu cầu sau

  • Đáp ứng đủ, nhu cầu dinh dưỡng.
  • Bò ăn hết khẩu phần cung cấp.
  • Dạng vật lí của khẩu phần phù hợp với động vật nhai lại (độ dài của cỏ rơm, độ mịn của thức ăn tinh).
  • Tỷ lệ tinh thô hợp lí.
  • Thức ăn trong khẩu phần không gây hại cho sức khỏe bò.
  • Giá thức ăn của khẩu phần rẻ nhất.

Nguồn: Deheus.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

phương pháp trồng hoa hồng

Chia sẻ phương pháp trồng hoa hồng cho hoa đúng dịp Tết

Khi bạn mua một cây hoa hồng , nó thường trông không giống với cây đẹp mà bạn tưởng tượng …
Xem Chi Tiết
trồng cúc vàng

Mách bạn phương pháp trồng hoa cúc vàng ra hoa chuẩn Tết

Có vẻ như ngay sau khi không khí lạnh đi, báo hiệu mùa thu sắp đến, các trung tâm vườn …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau mồng tơi

Cực sốc khi biết cách trồng rau mồng tơi tại nhà siêu đơn giản

Rau mồng tơi một trong những loại cây trồng thích hợp nhất trong điều kiện thời tiết mát mẻ để …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng khoai môn

Phương pháp trồng khoai môn chuẩn nhất cho hiệu quả cao

Khoai môn là một loại cây nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới lâu năm thường được trồng để lấy củ …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau má tại nhà

Mách bạn cách trồng rau má ngay tại nhà siêu đơn giản

Cây rau má là một loại cây rất dễ chăm sóc, sẽ phát triển mạnh trong hầu hết các loại …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng cây ăn quả có múi

Tiết lộ phương pháp trồng cây ăn quả có múi siêu đơn giản

Nếu bạn đang tìm một loại cây dễ trồng với trái ngon, không đâu khác ngoài cam quýt! Cây có …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Những căn bệnh thường gặp ở cá rồng và cách điều trị hợp lý

Bất cứ ai khi nuôi cá rồng đều mong muốn những chú cá của mình sẽ có được sức khỏe …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết