Biểu hiện và cách điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm như thế nào?

benh-hoai-tu
5 phút, 30 giây để đọc.

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm, bạn biết gì về căn bệnh này? Căn bệnh này còn được gọi với cái tên là Hội chứng tôm chết sớm. Nghe thôi là đã đủ hình dung ra cảnh tượng kết quả thế nào rồi phải không nhỉ?

Như ta đã biết gan là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe cho tôm nói riêng. Gan tôm được bao quanh bởi nhiều dây thần kinh và một hệ mạch phức tạp, có chức năng xử lý các chất độc trong cơ thể tôm. Vì thế một khi tôm bị bệnh gan nếu không có phương pháp phòng trị hiệu quả sẽ dẫn đến ốm yếu rồi chết với tỷ lệ rât cao. Đây hiện đang là mối lo ngại của bà con nuôi trồng thủy sản.

Tôm có thể bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy trong suốt quá trình nuôi. Nhưng tập trung chủ yếu ở giai đoạn tôm nhỏ đến 60 ngày tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân, biểu hiện của bệnh gan tụy trên tôm ra sao? Hãy cùng với mpu.com.vn đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm là gì?

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS). Hội chứng liên quan đến việc quản lý môi trường ao nuôi tôm. Trong đó nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm.

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp có thể chia thành 2 giai đoạn:

  • Tôm chết dưới 35 ngày tuổi: Nguyên nhân lúc này có thể do tôm giống kém chất lượng và có khả năng đã nhiễm bệnh từ trại giống.
  • Tôm chết ở giai đoạn 35-60 ngày tuổi: Ở giai đoạn này mà tôm chết do nhiễm bệnh thì nguyên nhân nằm ở quản lý ao nuôi kém, nước trong, phèn sắt nhiều, nuôi tôm ở PH thấp, thiếu cân bằng Ca, Mg và K trong ao, thiếu oxy,…

Nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

dieu-tri-benh-hoai-tu-gan-tuy-o-tom

Nguyên nhân do nhóm vi khuẩn cơ hội Vibrio

Các yếu tố có tác động xấu đến môi trường và tạo điều kiện cho bệnh bùng phát như dinh dưỡng và quản lý thức ăn, an toàn sinh học, sức khỏe tôm. Đặc biệt là quản lý quần thể vi sinh vật trong ao nuôi. Dẫn đến sự bùng phát của nhóm vi khuẩn cơ hội Vibrio.

Tôm bệnh chết trong giai đoạn sớm từ 7 – 35 ngày thả nuôi. Tuy nhiên tôm cũng bị bệnh này vào các giai đoạn 35 – 60 ngày tuổi. Bệnh thường diễn ra vào mùa mưa nhiều hơn mùa nắng.

Nguyễn nhân do môi trường ao nuôi tôm bị nhiễm bẩn

Bệnh xảy ra nặng hơn nếu môi trường ao nuôi xấu. Nguyên nhân do nền đáy ao cũ ở vùng có phèn, ôxy hòa tan thấp. Do sử  dụng  thuốc trừ sâu diệt giáp xác (dư lượng độc tố cypermethrine và deltamethrine  ảnh hưởng xấu đến chức  năng  gan  tụy). Ao không gây được tảo hay màu nước không ổn định, thời  tiết biến động mạnh. Ao phát sáng hay áp lực dịch bệnh cao (các ao xung quanh xuất hiện tôm chết).

Hội chứng này cũng thường bùng  phát  ở  những  vùng  ao  nuôi  thâm  canh có sự tích lũy phospho cao. Chẳng hạn như ao nuôi tôm chân trắng cho ăn nhiều thức ăn, ao nuôi cho ăn dư thừa. Cần nhớ rằng, hàm lượng phospho trong thức ăn không được tôm hấp thu hoàn toàn. 80% lượng phospho có trong thức ăn sẽ bị thải  ra  môi  trường  ngoài. Nếu không được chuyển sang dạng dễ hấp thu trong đường ruột tôm.
Trong khi đó tôm chân trắng lại cần phải cho ăn một lượng rất lớn hàng ngày vì được nuôi thâm canh mật độ cao.

Triệu chứng bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

Thường xảy ra trong tháng đầu nuôi tôm. Tôm còn nhỏ nên rất khó phát hiện. Tôm bệnh bơi lờ đờ, hay tấp mé bờ, có trường hợp tôm bệnh rớt đáy rất nhanh. Thăm khám thì thấy gan tụy sưng nhũn, nhạt màu. Thậm chí dẫn đến gan teo hay gan chai sậm màu, không còn có các giọt dầu và bị phá hủy do nhiễm khuẩn. Bên ngoài vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn. Nếu là tôm thẻ thường kèm triệu chứng đục cơ.

benh-gan-tuy-tren-tom-1

Phương pháp điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

Sau khi mắc bệnh hoại tử gan tụy, tôm bỏ ăn nên không đưa thuốc vào được. Dẫn đến việc điều trị bệnh tôm càng khó hơn.

Giải pháp tốt nhất là tăng cường hệ miễn dịch cho gan tụy của tôm thông qua nguồn thức ăn có chất lượng tốt, nguồn nước và đất không ô nhiễm. Tuy nhiên phù sa từ sông Mê Kông chảy qua nhiều vùng quốc gia khác nên khi vào miền Tây Nam Bộ nước đã bị nhiễm chất độc hại ít nhiều.

Cần phải chú ý thật kĩ đến từng giai đoạn phát triển của tôm theo từng mùa vụ. Để rồi từ đó tìm kiếm phương án giải quyết. Cách tốt nhất là quản lý tốt môi trường nuôi tôm được ổn định và tối ưu. Cải thiện sức khỏe của tôm bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng và các chất hỗ trợ hệ miễn dịch. Hạn chế tối đa sự hiện diện của vi khuẩn và virus độc hại cũng như ngăn chặn các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập  vào từng giai đoạn của Tôm.

Điều trị khi tôm bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của bệnh

hoai-tu-gan-tuy-cap-tren-tom-the-chan-trang

Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi thấy tôm có các triệu chứng bệnh hay dịch từ các vùng nuôi lân cận thì nhanh chóng lấy mẫu phân tích. Và nếu thấy sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus ở mật độ cao trong ruột tôm thì cần phải điều trị ngay. Ngưng cho tôm ăn 1-2 ngày, chỉ tập trung vào xử lý môi trường nước bằng sản phẩm TRIZIN với liều 1kg/ 1000m3 nước. 2 ngày sau cấy men visinh vào môi trường nước, rồi bắt đầu cho tôm ăn với lượng thức ăn khoảng 30-40% thức1 ăn( có trộn kháng sinh) so với khi chưa bệnh.

Nguồn: Visapharma.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ sao cho hiệu quả

Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi là bệnh đục thân. Hoại tử cơ là căn bệnh khá phổ biến …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp các phương pháp trị bệnh cho vật nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đôi lúc không thể tránh khỏi việc thủy sản nuôi bị bệnh. Bởi nguyên nhân …
Xem Chi Tiết

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết