Giới thiệu về nguồn gốc và đặc điểm hình thái của cây hạt điều

10 phút, 44 giây để đọc.

Hạt điều ngày này càng trở lên phổ biến bởi độ ngon và giá trị mà no mang lại. Hạt điều hay còn được biết đến là đào lộn hôt. Hạt điều có nguồn gốc từ vùng đông bắc của Brazil và được nhập khẩu vào châu Á và châu Phi từ năm 1560-1565 sau khi các nhà khám phá của châu Âu tìm ra Châu Mỹ. Mục đích ban đầu của nó là trồng cây mọc tự nhiên để chống xói mòn đất. Nhưng với giá trị kinh tế cao mà hạt điều mang lại, chúng được nhập khẩu và trồng ở Châu Phi và Châu Á. Hạt điều ban đầu được trồng ở Trung Phi, Đông Phi, Ấn Độ. Nhưng hiện nay quy mô của nó đã vươn tầm thế giới.

Ngày nay nó được trồng ở các vùng khí hậu nhiệt đới của châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Úc để chế biến thực phẩm chính. Nó cũng sản xuất các sản phẩm có giá trị như dầu điều. Vào thời hậu thế chiến thứ hai, số lượng hạt điều được tiêu thụ chỉ đứng sau quả hạnh nhân và quả óc chó. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16, hạt điều luôn giữ vị trí cao trên thị trường nông sản thế giới.

hạt điều

Đặc điểm hình thái của cây

Rễ cây

Điều là cây công nghiệp lâu năm có tuổi thọ lên tới 40 năm tuổi. Cây thường cho năng suất ổn định trong giai đoạn từ 10 đến 20 năm sau khi trồng.

Cây điều thuộc loại rễ cọc. Các rễ ngang phát triển mạnh để tìm kiếm chất dinh dưỡng. Cây điều có thể ăn sâu vào đất. Khi trồng nơi đất tơi xốp thì chỉ cần sau 2 đến 3 tháng cây đã có thể cắm sâu xuống 80 cm. Sau khi trồng được 5 đến 6 tháng cây đã có thể ăn sâu vào đất tới 2m.

Tùy vào loại đất và khả năng sinh trưởng của cây. Bộ rễ của cây điều có thể ăn sâu hàng chục mét và có thể lan rộng ra bán kín tán từ 50 đến 60cm. Chính vì vậy mà cây có khả năng chịu hạn rất tốt. Có thể sinh trưởng bình thường trong mùa khô, không có nước từ 5 đến 6 tháng.

Thân cây

Vì là cây lâu năm nên cây điều thường có thân cao từ 6 đến 8m. Nếu sống trong điều kiện sinh trưởng tốt cây có thể cao tới 10 m. Trong thân cây và cành thường có nhiều mủ. Tán cây thường có dạng hình dù, cành thường phát sinh theo chiều ngang nên khi còn nhỏ cành thường hay mọc sà cong xuống đất.

Cây điều là cây ưa sáng nên thân có thể mọc tốt ở những nơi có ánh sáng mạnh. Khi có đầy đủ ánh sáng cành có thể vươn rộng nên bà con cần chú ý trong công đoạn tỉa cành tạo tán và trồng cây ở mật độ thích hợp để tăng khả năng vươn của cành.

Lá cây

Cây điều có bộ lá thường tập trung ở đầu cành, lá thường có chiều dài từ 10 đến 20 cm, chiều rộng từ 5 đến 10 cm, cuống lá ngắn. Phiến lá khá dày với những đường gân nổi rõ. Đặc biệt là mặt dưới các đường gân nổi bật lên. Kho còn non lá điều thường có màu đỏ hoặc hơi xanh nhạt, khi già lá chuyển sang màu xanh đậm.

Bộ tán của cây điều thường rất rộng, khi cây trưởng thành và phát triển thành thục trong điều kiện sinh trưởng thuận lợi thì bộ tán có thẻ rộng đến 5m tính từ gốc. Thông thường một cây điều trưởng thành thường có bộ tán chiếm diện tích lên tới 50 đến 60 mét vuông khi cây đạt 6 đến 7 tuổi.

hạt điều

Hoa của cây

Cây điều thường ra hoa vào lúc kết thúc mùa mưa chuẩn bị chuyển sang mùa khô. Hoa điều có cả hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng từ vài chục hoặc hàng trăm hoa.

Hoa điều có màu vàn hoặc trắng có vằn đỏ; đôi kho hoa có màu hồng đẹp. Hoa điều có 5 cánh; đối với hoa đực chỉ có nhị đực còn hoa lưỡng tính thì có tới 8 đên 10 nhị đực và 1 nhụy cái. Thông thường thì chỉ có 1 nhị đực ở hoa lưỡng tính phát triển đầy đủ các chức năng và có khả năng tung phấn, các nhị khác thường không có khả năng thụ phấn.

Hoa điều thường mọc ở đầu cành và bao gồm cả hoa đực lẫn hoa lưỡng tính. Hoa thường chỉ thụ phấn bằng côn trùng hoặc gió. Hoa thường nở vào buổi sáng. Tuy nhiên nếu trong lúc hoa đang nở mà xuất hiện mưa thì bao phấn sẽ không thể nứt ra để phấn rớt vào nên quá trình thụ phấn sẽ không xảy ra khiến mất mùa.

Thời điểm ra hoa

Cây điều sau 3 năm trồng mới thì bắt đầu trổ hoa. Thời gian ra hoa thường kéo dài khoảng 3 tháng và chia thành 3 pha rõ rệt gồm:

– Thời điểm hoa đực thứ nhất nở thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày, lúc này có khoảng từ 19 đến 100% là hoa đực nở.

– Thời điểm cả hai loại hoa lưỡng tính và hoa đực cùng nở thường kéo dài khoảng 70 ngày. Trong đó có khoảng từ 0 đến 60 % là hoa đực nở còn lại khoảng từ 0 đến 20% là hoa lưỡng tính nở.

– Thời điểm hoa đực thứ hai nở thường chỉ kéo dài 13 ngày có khoảng từ 0 đến 67% là hoa đực nở.

Như vậy thời điểm hoa lưỡng tính và hoa đực nở thường chênh lệch nhau tới 1/6 nên chùm hoa thường có nhiều hoa. Nhưng tỷ lệ đậu quả chỉ đạt khoảng 10,2%.

hạt điều

Quả của cây

Điều hay còn được gọi là đào lộn hột bởi trái điều thật ra chỉ là một trái giả. Với phần cuống quả phình to tạo thành. Trái điều thật chính là hạt điều mà chúng ta sử dụng. Sau khi thụ phấn thành công thì trái thật của quả điều (chính là hạt điều) sẽ phát triển kích thước rất nhanh. Trong vòng 1,5 tháng là có khả năng đạt kích thước tối đa.

Từ đó quả không bắt đầu phát triển nữa mà chuyển sang phình to phần cuống quả thành quả giả. Như vậy trái điều thường có hai phần là trái thật và trái giả. Trái giả thường chiếm trọng lượng rất lớn, tới 90% do phần cuống quả phình to có hình quả lê; khi chín quả điều thường có màu hồng hoặc màu vàng. Trọng lượng quả giả thường từ 45 đến 60g. Trái điều vàng thường lớn hơn và có hàm lượng đường cao hơn điều đỏ.

Trái thật (hạt quả) thường chỉ chiếm 10% trọng lượng quả. Hạt điều thường có dạng hình hạt đậu lớn. Lớp vỏ ngoài thường có màu xám xanh khi còn tươi và sau quá trình phơi khô sẽ chuyển sang màu nâu. Hạt điều thường nhẵn có trọng lượng thường từ 3-5 g một hạt.

Cách lấy hạt điều

Để lấy được nhân hạt điều bà con cần loại bỏ lớp vỏ hạt. Lớp vỏ hạt này thường chiếm tới 70% trọng hạt và có vỏ dày đến 3mm. Vỏ hạt cũng được chia làm 4 phần để bao bọc lấy nhân. Ngoài cùng là vỏ ngoài rất dai và cứng. Tiếp đến là vỏ giữa khá xốp, vỏ giữa thường chiếm 30% trọng lượng vỏ; đây là phần chứa dầu của hạt điều.

Để lấy được nhân điều chúng ta cần loại nỏ lớp vỏ này nhưng nó có chứa chất Urushion rất độc với da người. Cuối cùng là vỏ trong rất cứng sau đó mới đến lớp vỏ lụa mỏng bên ngoài bao bọc lấy phần nhân màu trắng. Nhân điều có chứa nhiều dầu, chất béo, có hương vị thơm ngon, vị bùi béo nên được sử dụng nhiều trong việc chế biến bánh kẹo.

Tác dụng của cây điều với đời sống con người

Trồng cây điều giúp mang lại lợi nhuận cao cho hộ trồng cây ăn trái hiện nay. Ngoài giá trị về kinh tế điều còn có giá trị dinh dưỡng rất cao và cũng là thành phần trong bài thuốc chữa bệnh

Về mặt kinh tế

Nhân hạt điều có giá trị kinh tế rất cao đối với các nhà vườn, vì nó cung cấp khá nhiều nguồn chất dồi dào có lợi cho sức khoẻ như tinh bột, đường, chất béo,… ngoài ra còn có chứa 2,49% canxi, sắt, photpho và các loại vitamin B1, B2, D, E,…Nhân hạt điều được dùng để chế biến thành nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng như điều rang, bánh kẹo nhân điều.

Bên cạnh việc sử dụng hạt điều để sản xuất, tạo thành nhiều món ăn, bánh kẹo đa dạng thì điều còn được mang đi ép lấy dầu, vì trong vỏ hạt điều có từ 23 -28% dầu. Dầu vỏ điều rất dễ cháy, lên màu khá đẹp nên còn được dùng để chế vecni cho đồ gỗ, sơn chống thấm hay chịu nhiệt. Ngoài ra dầu điều còn được dùng trong các loại thuốc nhuộm và mỹ phẩm.

Hiện tại ở nước ta đã có tới 50 tỉnh trồng điều và diện tích đất canh tác cây điều ngày một được mở rộng, phát triển hơn bởi giá trị kinh tế của cây điều đang từng bước khẳng định được vị thế nhờ nhân hạt điều có giá trị xuất khẩu rất lớn.

Về dinh dưỡng

Trái điều có một hàm lượng vitamin C nhiều gấp 5 lần trái cam, còn có vitamin B2 cùng chất khoáng, đạm. Trái điều ăn được không? Trái điều ăn bình thường, nhiều người không ở vùng điều thường thắc mắc sao lại bỏ quả điều đi chỉ lấy hạt

Nhưng thường thì chả ai ăn, rất ít người ăn vì nó nhiều quá, ăn khá khó chịu vì nó gây hiện tượng tưa lưỡi, mà thường sơ chế thành các sản phẩm khác như rượu hay nước giải khát lên men. Hạt điều có tác dụng tốt cho hệ tim mạch, xương khớp. Ăn hạt điều mỗi ngày giúp giảm cholesterol, tốt cho não. Đây là món ăn dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi từ người già, em bé, đến phụ nữ mang thai.

Tác dụng chữa bệnh

– Thuốc an thần: Lấy 20 – 30g lá điều phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, lấy 100ml uống chia 3 lần.

– Chữa kiết lỵ: Dùng nhân hạt điều cùng với măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc chia 3 lần uống trong ngày.

– Chữa tiêu chảy: Lấy vỏ cây điều phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống chia làm 3 lần.

– Chữa đau nhức: Dùng rượu điều (nước quả giả ủ lên men) để xoa bóp (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

– Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét: Bôi dầu vỏ vào nơi chai chân nứt nẻ mỗi ngày từ 3 – 4 lần.

– Chữa viêm họng: Súc miệng bằng rượu điều ngày 3 – 4 lần.

– Chống nôn mửa: Nhấm nháp rượu điều ngày vài lần.

Những lưu ý khi hay ăn hạt điều

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA); trong một phần ăn trung bình khoảng một nắm tay; tương đương 28 gram hạt điều rang; sẽ bao gồm 156 calo; 12 gram chất béo không bão hoà; 9 gram carbohydrate; 5 gram protein; 2 gram đường và 1 gram chất xơ.

Với thành phần dinh dưỡng khá lành mạnh, hạt điều thường trở thành lựa chọn cho người giảm cân. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ăn chúng thì không béo. Các nghiên cứu chỉ ra, người ăn các loại hạt – trong đó có hạt điều; ít bị thừa cân hơn những người khác chỉ đơn giản vì chúng khiến cơ thể no lâu; theo MSN.

Lượng protein trong 28 gram hạt điều tương đương với một khẩu phần thịt tương tự. Do vậy, nếu thật sự muốn giảm cân bằng cách ăn hạt điều; cần cân nhắc chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Ngoài ra, cũng cần lưu ý khi ăn hạt điều rang muối. Bởi chúng sẽ chứa thêm rất nhiều muối và dầu; khiến thành phần dinh dưỡng không còn thật sự ưu việt như hạt điều rang chín tự nhiên./.

Nguồn: Hatdieubinhphuoc.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ sao cho hiệu quả

Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi là bệnh đục thân. Hoại tử cơ là căn bệnh khá phổ biến …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp các phương pháp trị bệnh cho vật nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đôi lúc không thể tránh khỏi việc thủy sản nuôi bị bệnh. Bởi nguyên nhân …
Xem Chi Tiết

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết