Giới thiệu về nguồn gốc và các đặc điểm hình thái của cây mía

10 phút, 20 giây để đọc.

Cây mía giờ đây là một nguyên liệu quan trọng trong nền kinh tế và cả trong đời sống hàng ngày. Cây mía đã có từ thời xa xưa, khi châu Á và châu Úc còn là một. Một số tác giả tin rằng New Guinea là đồn điền mía ban đầu và sau đó mía được xuất khẩu sang các nơi khác trên thế giới. Khi mía được trồng ở vùng Ả Rập, tên Sarkara hoặc Sakkara được đổi thành Sukkar. Từ khu vực Ả Rập, mía được xuất khẩu sang Ethiopia, Ai Cập, và sau đó là Sicily. Và quân lính đã đưa nó tới Chipre.

Người Ả Rập đã mang mía đến Tây Ban Nha, và hoàng tử Bồ Đào Nha Don Enqueque đã mang nó đến quần đảo Canira và di dời nó đến Canarias. Ở vùng này, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mía. Và chính nơi đây đã sản xuất ra toàn bộ lượng đường tiêu thụ của Châu Âu trong vòng 300 năm. Mía được đưa đến Mỹ trong chuyến đi thứ hai của Cristobal Colon vào năm 1493 và được trồng trên đảo Santo Domingo. Vào cuối thế kỷ 18 ở Châu Âu, người ta đã phát hiện ra loại đường mới từ củ cải đường. Và từ đó mía và đường củ cải là hai loại nông sản thế giới cùng phát triển (Humbert, 1963).

Cây mía

Đặc điểm hình thái của cây mía

Thân cây

Ở cây mía, thân là đối tượng thu hoạch, là nơi dự trữ đường được dùng làm nguyên liệu chính để chế biến đường ăn. Thân cây mía cao trung bình 2-3 m, một số giống có thể cao 4 – 5m.

Thân mía được hình thành bởi nhiều dóng (đốt) hợp lại. Chiều dài mỗi dóng từ 15-20 cm, trên mỗi dóng gồm có mắt mía (mắt mầm), đai sinh trưởng, đai rễ, sẹo lá… Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc đỏ tím. Tuỳ theo từng giống mà dóng mía có nhiều hình dạng khác nhau như: Hình trụ, hình trống, hình ống chỉ… Thân đơn độc, không có cành nhánh, trừ một số trường hợp bị sâu bệnh.

Rễ cây

Cây mía có 2 loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh.

– Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom trồng, có nhiệm vụ hút nước trong đất để giúp mầm mía mọc và sinh trưởng trong giai đoạn đầu (rễ tạm thời).

Khi mầm mía phát triển thành cây con, thì các rễ thứ sinh mọc ra từ đai rễ của gốc cây con, giúp cây hút nước và chất dinh dưỡng. Lúc này các rễ sơ sinh teo dần và chết, cây mía sống nhờ vào rễ thứ sinh và không nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hôm mía nữa.

– Rễ thứ sinh là rễ chính của cây mía, bám vào đất để giữ cho cây mía không bị đỗ ngã, đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trong suốt chu kỳ sinh trưởng (rễ vĩnh cữu). Rễ mía thuộc loại rễ chùm, ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt 30-40cm, rộng 40-60 cm.

Cây mía

Mầm cây

Có từ 1 – 3 mầm trên một đai rễ, thông thường chỉ có một mầm. Mầm có nhiều hình dạng như: Hình trứng, hình mỏ chim, hình chữ nhật, hình củ ấu, hình bầu dục,…, chân mầm có thể mọc sát hoặc xa sẹo lá. Đỉnh mầm có thể cao hơn, nằm ngang hoặc thấp hơn đai sinh trưởng.

Trên mầm thường có lỗ mầm, lỗ mầm có thể nằm ở giữa, ở đỉnh hoặc gần đỉnh mầm. Cánh mầm thường có ở sát chân mầm, có thể ở giữa hoặc trên mầm, kích cỡ cánh mầm khác nhau: rộng, hẹp, ngắn, dài rất khác nhau. Tóm lại, mầm mía các giống khác nhau thì khác nhau về hình dạng, kích cỡ, vị trí chân, đỉnh mầm, cánh mầm, màu sắc, lông ở đỉnh mầm,…

Lá cây

Cây mía có bộ lá phát triển mạnh, chỉ số diện tích lá lớn và hiệu suất quang hợp cao. Giúp cây tổng hợp một lượng đường rất lớn. Lá mía thuộc loại lá đơn gồm phiến lá và bẹ lá. Phiến lá dài trung bình từ 1,0-1,5m có một gân chính tương đối lớn.

Phiến lá có màu xanh thẩm, mặt trên có nhiều lông nhỏ và cứng, hai bên mép có gai nhỏ. Bẹ lá rộng, ôm kín thân mía,có nhiều lông. Nối giữa bẹ và phiến lá là đai dày cổ lá. Ngoài ra còn có lá thìa , tai lá… Các đặc điểm của lá cũng khác nhau tuỳ vào giống mía.

Hoa và hạt cây

Hoa mía (còn gọi là bông cờ): Mọc thành chùm dài từ điểm sinh trưởng trên cùng của thân khi cây mía chuyển sang giai đoạn sinh thực. Mỗi hoa có hình chiếc quạt mở. Gồm cả nhị đực và nhụy cái; khả năng tự thụ rất cao.Cây mía có giống ra hoa nhiều, có giống ra hoa ít hoặc không ra hoa.

Khi ra hoa cây mía bị rỗng ruột làm giảm năng suất và hàm lượng đường. Trong sản suất người ta thường không thích trồng các giống mía ra hoa. Và tìm cách hạn chế ra hoa.

Hạt mía: Hình thành từ bầu nhụy cái được thụ tinh trông như một chiếc váy nhỏ, hình thoi và nhẵn, dài khoảng 1-1,2mm. Trong hạt có phôi và có thể nảy mầm thành cây mía con. Dùng trong công tác lai tạo tuyển chọn giống, không dùng trong sản xuất. Cây mía từ khi nảy mầm đến thu hoạch kéo dài trong khoảng 8-10 tháng tuỳ điều kiện thời tiết và giống mía.

Cây mía

Các chất dinh dưỡng

Mía chứa nhiều calci, crôm, coban, đồng, manhê, mangan, phốt pho; kali; kẽm… Vitamin của mía cũng đa dạng như vitamin A, C, B1, B2, B3, B5 và B6 cùng các dưỡng chất tự nhiên như chlorophyll; chất kháng oxy hóa, protein, chất xơ bão hòa và những hợp chất khác tốt cho sức khỏe.

Trong 28,35gr mía gồm 111,43 calo, calo từ chất béo 0,03. Không có calo từ chất béo bão hòa, 0,20mg protein, 27,40gr carbohydrate, chất xơ không bão hòa 0,71gr; đường 25,71gr, vitamin B2 0,16mg, 32,57mg calci, 2,49mg manhê, 162,86mg kali.

Giá trị cây mía mang lại

Mía là nguồn nguyên liệu liệu chính của ngành công nghiệp chế biến đường. Đường mía hiện chiếm trên 60% tổng sản lượng đường thô của toàn thế giới. Mía là loại cây có nhiều chất dưỡng chất như đạm; canxi; khoáng; sắt; nhiều nhất là đường. Giúp con người thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Đường giữ một vai trò rất quan trọng trong khầu phần ăn hàng ngày của con người. Là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội.

Xét về mặt công nghiệp

Mía là cây đa dụng, ngoài sản phẩm chính là đường. Cây mía còn là nguyên liệu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp nghiệp như rượu, giấy, ván ép, dược phẩm, điện từ bã mía, thức ăn chăn nuôi, phân bón từ lá, ngọn mía, bùn lọc và tro lò, rỉ đường được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học, rượu, dung môi aceton, butanol, nấm men, axit citric, lactic, aconitic và glycerin, … Các sản phẩm phụ của mía đường nếu được khai thác triệt để giá trị còn có thể gấp 3-4 lần chính phẩm (đường).

Xét về mặt sinh học

+ Khả năng sinh khối lớn: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn (gấp 5-7 lần so với diện tích đất) và khả năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời (tối đa tới 6 – 7% trong khi các cây trồng khác chỉ đạt 1 – 2%), trong vòng 10 – 12 tháng, một hecta mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc, rễ để lại trong đất.

+ Khả năng tái sinh mạnh: Mía là cây có khả năng để gốc được nhiều năm, tức là một lần trồng thu hoạch được nhiều vụ. Sau mỗi lần thu hoạch, ruộng mía được xử lý, chăm sóc, các mầm gốc lại tiếp tục tái sinh, phát triển. Năng suất mía cây ở vụ gốc đầu nhiều khi cao hơn cả vụ mía tơ. Ruộng mía để được nhiều vụ gốc, giá trị kinh tế càng cao (giảm được chi phí sản xuất).

Khả năng thích ứng rộng: Cây mía có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (khí hậu, đất đai, khô hạn hoặc úng ngập,…), chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường, dễ thích nghi với các trình độ sản xuất từ thô sơ đến hiện đại.

Thị trường mía đường nước ta

Theo Bộ NN-PTNT, niên vụ 2014-2015, tổng diện tích mía cả nước đạt 305 nghìn ha, cao hơn quy hoạch diện tích mía đến năm 2020, năng suất mía bình quân cả nước là 65,3 triệu tấn. Tổng sản lượng mía ước đạt 20 triệu tấn, tương đương niên vụ trước. Có 41 nhà máy đường mía hoạt động, sản xuất gần 1,6 triệu tấn đường. Tuy nhiên, nhu cầu đường trong nước chỉ khoảng 1,4 triệu tấn, vì thế, khoảng 200 nghìn tấn đường sẽ dư thừa, gối sang niên vụ sau.

Ngoài ra, năng suất và chất lượng mía của Việt Nam vẫn rất thấp. Việt Nam hiện đứng trong nhóm 10 nước có diện tích trồng mía lớn nhất thế giới, nhưng trong nhóm 10 nước đó, năng suất mía của Việt Nam (64,7 tấn/ha) chỉ cao hơn năng suất của Pakistan và Indonesia. Năng suất mía nước ta đang thấp hơn nhiều so với nhiều nước khác như Mỹ (75,41 tấn/ha), Brazil (74,3 tấn/ha), Thái Lan (74,23 tấn/ha). Hiện mía Việt Nam có chữ đường khoảng 10 CCS, trong khi thế giới đạt 12-13 hoặc cao đến 15-16 CCS như ở Australia và một số vùng ở Trung Quốc.

Do năng suất mía và chữ đường thấp nên năng suất đường của Việt Nam cũng thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực. Trong niên vụ 2013-2014, năng suất đường của Việt Nam là 5,47 tấn/ha; của Philippines là 5,77 tấn/ha; Trung Quốc 7,62 tấn/ha; Thái Lan 8,07 tấn/ha; Australia 11,8 tấn/ha…

Những lưu ý khi sử dụng nước mía

Bên cạnh những lợi ích, nước mía cũng có một số tác hại mà chúng ta cần lưu ý.

Đau bụng, tiêu chảy:  Nước mía có tính hàn và hàm lượng đường cao; do đó những người thể trạng yếu uống nhiều dễ bị đau bụng đi ngoài.

Tăng cân nhanh: Nhiều nghiên cứu cho thấy; trong nước mía; đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng; còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng; dễ gây tăng cân; béo phì. Vì vậy, những người béo phì không nên uống nước mía.

Dễ bị nhiễm khuẩn: Khâu vệ sinh cây mía, máy ép, cốc đựng thường không đảm bảo vệ sinh; nên nước mía có thể dễ dàng nhiễm khuẩn; ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.

Không tốt khi uống với thuốc: Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể; ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung; chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol; khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa./.

Nguồn: Camnangcaytrong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ sao cho hiệu quả

Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi là bệnh đục thân. Hoại tử cơ là căn bệnh khá phổ biến …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp các phương pháp trị bệnh cho vật nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đôi lúc không thể tránh khỏi việc thủy sản nuôi bị bệnh. Bởi nguyên nhân …
Xem Chi Tiết

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết