Những lợi ích vô cùng bất ngờ của đậu cove với sức khỏe mọi người

10 phút, 3 giây để đọc.

Đậu cove ngày nay là môt thực phẩm vô cùng được yêu thích bởi giá trị mà chúng mang lại. Đậu cove hay còn gọi là đậu ve hay đậu que có tên khoa học là Phaseolus vulgaris, tên gọi này bắt nguồn từ tên của một từ đồng âm tiếng Pháp là Haricot Vertical. Ở đông bắc hay phía tây của Hoa kỳ , đậu cove dùng để gọi các loại đậu là snap been, green bean,string bean. Ở Mexico, nó được gọi là Ejotes. Đây là những giống đậu tương được trồng để lấy cả vỏ và ruột.

Cây đậu cove có nguồn gốc từ Trung Mỹ và đã được trồng trong hơn 600 năm. Quả non chứa khoảng 2,5% protein, 0. 2% chất béo, 7% chất bột đường. Và đặc biệt là vitamin A, C và khoáng chất, trái cây có thể ăn tươi, đóng hộp và đông lạnh. Ở các nước châu Á như Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, quả đậu cove khô được sử dụng trong chế độ ăn uống. Cây đậu cove là một trong những cây trồng quan trọng thích nghi với luân canh lúa và cây họ đậu. Vì cho năng suất cao và mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân, gia đình nông nghiệp và bởi chúng được phân bố rộng rãi.

Đậu cove

Đặc điểm

Chúng được chia làm hai nhóm là đậu cô ve leo và đậu cô ve lùn. Nhóm đậu leo được trồng theo dàn, thường cho năng suất cao hơn nhóm đậu lùn.

Lá cây thuộc loại lá kép lông chim, mặt lá bằng phẳng, hơi nhám. Có thể ăn như một loại rau xanh. Rễ thuộc loại rễ cọc, gồm rễ chính và nhiều rễ phụ, có thể dùng làm thức ăn cho gia súc.

Hoa đậu ve là hoa lưỡng tính, có nhiều màu như trắng ngà, hồng, đỏ hoặc tím. Hầu hết các giống đậu này có quả dài từ 8 – 20 cm, rộng từ 0,6 – 1 cm. Đầu nhọn dài, hình kim và có màu xanh lá nhạt hoặc xanh lá cây thẫm.

Tác dụng từ việc ăn đậu cove

Đậu cove

Phòng ngừa ung thư

Đậu cô ve chứa hàm lượng chất diệp lục cao. Hạn chế khả năng gây đột biến gene của các amin dị vòng. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Hỗ trợ khả năng mang thai

Theo một nghiên cứu của đại học Y Harvard, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hấp thụ nhiều chất sắt có trong các loại thực vật như đậu que, rau bina (rau chân vịt) và bí ngô có thể tăng khả năng thụ thai.

Bên cạnh đó, khả năng hấp thụ chất sắt sẽ tốt hơn nếu bạn kết hợp ăn cùng các loại thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, ớt chuông hoặc các loại quả mọng.

Ngoài ra, axit folic cũng cần thiết cho phụ nữ mang thai. Đây là một dạng của folate; giúp bảo vệ thai nhi tránh khỏi các bệnh khuyết tật ống thần kinh. Đậu cô ve cung cấp 10% nhu cầu axit folic và 6% nhu cầu chất sắt hàng ngày của cơ thể.

Phòng chống việc mắc bệnh trầm cảm

Khi cơ thể sản sinh quá nhiều homocysteine, chúng sẽ hạn chế việc lưu thông máu và các chất dinh dưỡng khác lên não. Homocysteine còn cản trở các hormone sản sinh ra serotonin giúp bạn cảm thấy hạnh phúc. Dopamine và norepinephrine giúp điều hòa tâm trạng, dễ ngủ và thèm ăn.

Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến bạn luôn cảm thấy lo âu, phiền muộn và dẫn đến trầm cảm. Folate trong đậu cô ve ngoài khả năng giúp thai nhi khỏe mạnh. Còn giúp bạn ngăn ngừa việc sản sinh homocysteine quá mức, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Tăng cường hấp thụ canxi

Với lượng vitamin K dồi dào, ăn đậu cove sẽ giúp bạn tăng cường khả năng hấp thụ canxi và giảm bài tiết canxi qua đường tiểu. Từ đó điều chỉnh cấu trúc protein trong xương. Giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh xương thủy tinh.

Tuy nhiên, khiếm khuyết của loại đậu này là hàm lượng phytate bên trong chúng. Phytate có thể cản trở khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng, bao gồm cả canxi. Nói cách khác, phytate là một chất kháng dinh dưỡng. Để khắc phục điểm này, bạn có thể ngâm đậu trong nước vài giờ trước khi nấu.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Vitamin B12, magie, chất xơ và folate trong đậu cove giúp giảm cholesterol, ngừa bệnh cao huyết áp và thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu. Ăn đậu cove thường xuyên còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Giúp ổn định bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu được đăng tải trên NCBI cho biết ăn đậu cove sẽ có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Chúng chứa rất ít tinh bột, là loại thực phẩm lý tưởng trong chế độ ăn kiêng cho người mắc bệnh này.

Việc thêm đậu cove vào chế độ ăn ít đường của bạn giúp giảm lượng đường trong máu. Thậm chí, chúng còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường.

Tăng cường thị lực

Đậu cove chứa đến 640 µg lutein và zeaxanthin. Đây là hai chất chống oxy hóa giúp cải thiện thị lực cho bạn.

Lutein và zeaxanthin còn ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi (AMD) và bệnh đục thủy tinh thể.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Chất xơ trong đậu cove giúp ngăn ngừa táo bón và điều trị các triệu chúng do hội chứng ruột kích thích gây ra. Chất xơ không chỉ tăng cường chức năng hệ tiêu hóa mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Ngoài những công dụng trên, đậu cove với lượng calo thấp còn giúp bạn duy trì cân nặng và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể nhờ carotenoid và vitamin A phong phú.

Giá trị dinh dưỡng

Chứa protein

Protein (hay còn được gọi là đạm) là dưỡng chất thiết yếu cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp xây dựng và tái tạo các mô của cơ thể. Theo khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng của Bộ Y tế dành cho người Việt Nam, mỗi ngày, trung bình một người trưởng thành cần nạp 1,25g chất đạm/1 kg thể trọng. Thiếu protein sẽ khiến tiến trình lão hóa bị đẩy nhanh, da bạn sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn, tóc dễ gãy rụng, cơ thể suy dinh dưỡng và thường cảm thấy mệt mỏi.

Đậu cô ve chứa protein thực vật chứa hàm lượng chất béo thấp, ít cholesterol nên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người đang có vấn đề về tim mạch. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g đậu cô ve tươi có chứa 1,83g protein (7) và khi luộc chín (không cho muối) là 1,89g. (8)

Giàu vitamin C

Đậu ve luộc giúp bổ sung vitamin. Đậu cô ve là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Đậu cô ve tươi chứa 12,2 mg vitamin C/100g và khi luộc chín là 9,7 mg. Vitamin C là một chất chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do có thể gây hại đến các tế bào khỏe mạnh và bảo vệ cấu trúc DNA của cơ thể.

Ngoài ra, vitamin C còn duy trì lượng protein, chất béo và carbohydrate giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, tăng độ đàn hồi cho da, củng cố xương và gân chắc khỏe.

Đậu cove

Giàu vitamin A

Trên thực tế, vitamin A không phải là một loại vitamin. Chúng là một nhóm các hợp chất được gọi là retinoid. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường thị lực, hệ miễn dịch và sức khỏe sinh sản.

Hàm lượng vitamin A trong 100g đậu cô ve tươi là 690 IU và khi luộc chín là 32 µg, ít hơn 15% so với hàm lượng được khuyến nghị nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Canxi

Nếu cơ thể thiếu vitamin K, dù bạn có ăn nhiều thực phẩm chứa canxi thì xương vẫn không thể chắc khỏe. Vitamin K cần thiết cho quá trình sản sinh protein giúp xương hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp duy trì mật độ xương (BMD), giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Theo khuyến nghị, mỗi ngày, phụ nữ nên nạp 90 µg vitamin K, còn nam giới cần đến 120 µg vitamin K. Đậu cô ve chín chứa 47,9 µg vitamin K/100g, còn đậu cô ve tươi chứa 43 µg vitamin K/100g.

Vitamin khác

Ngoài vitamin A, C và K, trong đậu cô ve còn chứa nhiều loại vitamin khác.

Hàm lượng các loại vitamin trong 100g đậu ve tươi:

Thiamin (vitamin B1): 0,082 mg

Riboflavin (vitamin B2): 0,104 mg

Niacin (vitamin B3): 0,734 mg

Vitamin B6: 0,141 mg

Vitamin E: 0,41 mg

Hàm lượng các loại vitamin trong 100g đậu ve chín:

Thiamin: 0,074 mg

Riboflavin: 0,097 mg

Niacin   0,614 mg

Vitamin B6: 0,056 mg

Vitamin E: 0,46 mg

Khoáng chất

Đậu cô ve chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể con người, đặc biệt là mangan. Mangan có khả năng chống oxy hóa tốt. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp xương chắc khỏe và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Hàm lượng khoáng chất trong 100g đậu ve tươi:

Canxi: 37 mg

Sắt: 1,03 mg

Magie: 25 mg

Phốt pho: 38 mg

Kali: 211 mg

Natri: 6 mg

Kẽm: 0,24 mg

Đồng: 0,069 mg

Mangan: 0,216 mg

Hàm lượng khoáng chất trong 100g đậu ve chín:

Canxi: 44 mg

Sắt: 0.65 mg

Magie: 18 mg

Photpho: 29 mg

Kali: 146 mg

Natri: 1 mg

Kẽm: 0.25 mg

Đồng: 0.057 mg

Mangan: 0.285 mg

Đậu cô ve không chỉ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ngăn ngừa ung thư, bệnh tiểu đường mà còn có lợi trong việc tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ. Tuy nhiên, bạn nên có chế độ ăn hợp lý chứ không nên chỉ tập trung ăn đậu cô ve. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, hãy xin thêm ý kiến từ bác sĩ trong việc phân bố đậu cô ve vào khẩu phần ăn.

Ai không nên ăn đậu cô ve?

Những ai không nên sử dụng đậu cô ve thường xuyên trong bữa ăn?

Người có bệnh về dạ dày, đại tràng: Do trong vỏ có chứa saponin và legume, là các chất gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Do đó, bạn không nên sử dụng đậu cô ve khi đang có các vấn đề về dạ dày và đại tràng.

Người bệnh gout: Không chỉ riêng đậu cô ve mà tất cả các cây họ đậu đề chứa nhiều nhân purin, vì thế đây là loại thực phẩm mà người bệnh gout nên tráng xa.

Người đang sử dụng thuốc làm tan máu như coumadin, warfarin không nên sử dụng đậu cô ve do có hàm lượng vitamin K cao, làm giảm tác dụng của các thuốc trên.

Người thiếu hụt khoáng chất: Đậu cô ve có chứa acid phytic – một hoạt chất có thể liên kết được với các khoáng chất và ngăn không cho cơ thể hấp thụ. Vì thế, những người được chẩn đoán là thiếu hụt các khoáng chất thiết yếu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng./.

Nguồn: Hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng cam

Mách bạn phương pháp trồng cam siêu đơn giản mà năng suất cao

Cây cam thường được nhân giống bằng cách ghép cành. Nếu chúng ta muốn bắt đầu trồng cây cam từ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa ở hàu phẳng hiệu quả

Được biết, hàu là một trong số các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Đây là loài vô cùng phổ …
Xem Chi Tiết

Phòng bệnh u sần và u nang bạch huyết trên cá bớp an toàn

Cá bớp hay chúng ta thường gọi là cá giò. Đây là một loài cá biến được nuôi có giá …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết