Rau chân vịt và những lợi ích tuyệt vời của loài rau này

11 phút, 19 giây để đọc.

Rau chân vịt ngày nay rất phổ biến trên thế giới bởi những lợi ích mà nó mang lại. Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, rau bina, rau nhà chùa. Trong y học cổ truyền, nó thường được gọi là linh chi thảo, thạch bá chi, hoàng dương thảo. Tên khoa học của nó là Selaginella Tamariscina Spring, thuộc họ rau dền và rất được ưa chuộng trên thế giới. Cải bó xôi có nguồn gốc từ Trung và Tây Nam Á, là loại cây thân thảo cao từ 5-10 cm, thân nhẵn, không lông. Lá có màu xanh đậm, thân và lá rất giòn nên dễ gãy, tuy nhiên rất dễ trồng và chăm sóc. Lá có kích thước như chân vịt, màu xanh đậm, cuống lá nhỏ. Tùy theo vùng trồng mà lá có thể to hơn hoặc nhỏ hơn.

Nhiều người thường nhầm lẫn rau chân vịt với một số loại rau phổ biến ở Việt Nam khác nhưng nếu để ý sẽ dễ dàng phân biệt được các loại rau này. Rau bina rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Loại rau này thích hợp với khí hậu ôn hòa mát mẻ và có khả năng chống rét tốt. Cải bó xôi là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và dưỡng chất cho cơ thể. Vì chất dinh dưỡng của rau mồng tơi rất đa dạng.

rau chân vịt

Công dụng thần kì 

Theo các nhà nghiên cứu, một bó rau chân vịt có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như vitamin A; C; D; E; K cùng với các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như folate; magie; axit béo thực vật và cả omega 3.

Những chất dinh dưỡng từ loại rau này chủ yếu có lợi cho tim mạch. Nhưng thực tế cho thấy rau chân vịt có thể đem đến rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:

Bổ sung các chất dinh dưỡng

Không phải ngẫu nhiên mà ngay cả những người ăn kiêng, tập thể hình thường chọn rau chân vịt làm nguồn thực phẩm chính cho các bữa ăn hằng ngày. Là một loại rau “giàu có”. Rau dễ dàng cung cấp cho cơ thể nguồn sinh dưỡng dồi dào cần thiết. Rau chân vịt cũng rất tốt cho các mẹ bầu trong thời kỳ đầu mang thai.

rau chân vịt

Hỗ trợ người huyết áp cao

Bản thân rau  có chứa rất nhiều protein và kali. Hai chất này có tác dụng giúp lợi tiểu và hỗ trợ cơ thể đào thải tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc các chứng bệnh cao huyết áp cực kì hiệu quả. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng 300gr rau. Ngâm vào nước sôi 3 phút vớt ra để ráo rồi trộn cùng muối dầu vừn ngày ăn 2 lần. Hàm lượng nitrat cao có trong rau sẽ giúp làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ bị bệnh tim.

Bổ máu

Rau chân vịt còn có tác dụng bổ máu nhờ hàm lượng sắt dồi dào có sẵn trong rau. Ngoài ra, trong cải bó xôi còn chứa Vitamin C và D. Có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn cải thiện tình trạng thiếu máu.

Hỗ trợ chống viêm và ung thư

Nổi tiếng là “thần dược” trong các loại thực phẩm. Rau bina còn có hàm lượng flavonoid cao giúp chúng tác động trực tiếp đến các gốc tự do gây ung thư. Đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng từ loại rau này còn có tác dụng kháng viêm hiệu quả.

Phòng bệnh béo phì

Một lợi ích khác mà “ông vua” của các loại rau này mang lại là kiểm soát cân nặng cực kì hiệu quả. Với hàm lượng chất xơ lớn, các khoáng chất giúp cơ thể cân bằng các loại axit béo, đường, tinh bột trong cơ thể. Bạn nên kết hợp luyện tập thường xuyên để tăng hiệu quả giảm cân với các bài tập đơn giản dễ thực hiện tại nhà như đạp xe đạp tập thể dục hoặc chạy trên máy chạy thể dục.

Tăng cường canxi và phát triển chiều cao

Các chất dinh dưỡng như vitamin K, Canxi và Magie trong cải bó xôi có tác dụng rất tốt cho hệ xương khớp, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao. Được nhiều người tin dùng, rau chân vịt là một trong những thực phẩm được lựa chọn hàng đầu để kích thích sự phát triển của xương.

rau chân vịt

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Lượng Protein trong rau chân vịt có tác dụng chống lại các kháng thể insulin và kiềm chế kháng thể này một cách hợp lý. Bên cạnh đó, trong rau bina còn chứa Lipoyl Lysine. Là một chất có tác dụng chống oxy hóa mỡ. Việc này giúp cơ thể ngăn chặn bệnh tiểu đường tốt.

Hỗ trợ các bệnh về mắt

Thông thường, nhiều người dùng rau chân vịt để ép thành các loại thức uống để cung cấp Carotenoid cho cơ thể. Carotenoid trong rau bina là một chất rất tốt cho mắt. Có thể trị được nhiều bệnh như thoái hóa điểm vàng; quáng gà; đục thủy tinh thể. Chỉ cần 2-3 ly nước ép rau chân vịt mỗi tuần là bạn đã có thể bảo vệ tốt cho đôi mắt của mình.

Tăng cường hệ tiêu hóa

Cũng như nhiều loại rau khác, chất xơ là một chất không thể thiếu trong rau, củ và rau bina cũng không ngoại lệ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nước ép từ rau chân vịt cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Giúp điều trị các chứng bệnh táo bón và giúp đường ruột được sạch sẽ hơn.

Hỗ trợ hệ thần kinh

Rau bina khi kết hợp với quả bơ sẽ đem đến cho bạn 1 loại thức uống hỗ trợ cho hệ thần kinh thật tốt. Đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên. Do hàm lượng lutein trong cả 2 loại thực phẩm rất cao, cơ thể chúng ta lại không thể tự tạo ra được. Vì vậy đây cũng là cách để bổ sung lutein cho cơ thể.

Những lưu ý khi sư dụng loại rau này

Tuy được gọi là “siêu thực phẩm” nhưng rau này cũng có các đối tượng cần lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này.

Lưu ý

Bạn nên tìm hiểu qua cách chế biến đúng để đảm bảo “không lãng phí” nguồn dinh dưỡng từ loại rau này. Bên cạnh câu hỏi rau chân vịt có tốt không thì cần phải chú ý gì khi sử dụng loại rau này cũng là thắc mắc của nhiều người.

Do có chứa thành phần oxalate và purin; nên cải bó xôi sẽ không tốt cho những người mắc bệnh gout hay bệnh thận. Vì lý do đó, những bệnh nhân này không nên ăn quá nhiều rau chân vịt mà nên thay thế bằng các loại rau xanh khác. Các chị em nội trợ không nên chế biến rau chân vịt cùng với hải sản; vì chúng có thể làm mất đi một số chất dinh dưỡng quan trọng trong hải sản, mà tiêu biểu là kẽm.

Những ai đang sử dụng thuốc kháng sinh; cũng nên cân nhắc trước khi ăn rau chân vịt vì chúng có thể làm loãng máu và gây hạn chế hiệu quả của thuốc. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ rau chân vịt mang đến các lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Bạn có thể thoải mái ăn loại rau này thường xuyên như một món ăn trong bữa cơm hàng ngày mà không sợ tăng cân.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua rau chân vịt ở các chợ; siêu thị; công ty nông sản trên thị trường. Hãy lựa chọn nơi bán hàng uy tín để mua được rau sạch; không chứa hóa chất hay thuốc trừ sâu để an toàn cho sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.

Những người không được ăn

Cũng như các loại thực phẩm khác, mặc dù mang đến nhiều chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng ta cũng cần phải lưu ý khi sử dụng. Trong rau bina có chứa một lượng oxalate và purin nên những người mắc các bệnh về thận và gout không nên ăn quá nhiều.

Những người mắc các bệnh về thận và gout không nên ăn rau chân vịt. Bên cạnh đó, khi chế biến chúng ta không nên kết hợp rau chân vịt với hải sản vì nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ một số chất có trong hải sản như kẽm. Cuối cùng, rau chân vịt còn có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu nên người dùng thuốc này cũng nên cân nhắc trước khi ăn.

Cách làm rau

Để hạn chế mất đi các chất dinh dưỡng có trong rau thì điểm bạn cần chú ý nhất nằm ở khâu sơ chế và dưới đây là các cách sơ chế đơn giản nhất cho bạn:

– Nhặt bỏ cuống rau, phần hư, dập sạch sẽ

– Cho rau vào ngâm ngập trong nước sạch

– Rửa nhẹ nhàng và làm nhiều lần đến khi sạch hoàn toàn

Chú ý: Rau chân vịt chỉ nên nấu chín và đun ở nhiệt độ bình thường. Như vậy rau mới giữ nguyên được hương vị và các chất dinh dưỡng.

Giới thiệu một số món ăn chế biến từ rau chân vịt

Sau đây là một số món gợi ý cho bạn để kết hợp rau chân vịt vào thực đơn hằng ngày của mình nhé!

rau chân vịt

Rau chân vịt chiên

Nguyên liệu:

1 bó rau chân vịt

1/2 củ hành tây

100gr bột mỳ

Muối, dầu ăn

Cách làm:

Bước 1: Bỏ đi phần gốc, rửa sạch, thái khúc ngắn khoảng 3-4 cm

Bước 2: Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái hành tây thành từng lát mỏng

Bước 3: Cho rau chân vịt và hành tây vào tô, thêm một chút muối, cho 100gr bột vào trộn đều.

Bước 4: Từ từ thêm nửa cốc nước lọc, đeo gang tây trộn đều hỗn hợp

Bước 5: Cho hỗn hợp lên chảo chiên mỏng đến khi vàng đều thì cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu

Rau chân vịt trộn cơm thịt bò

Nguyên liệu:

450 g bò thăn ướp chút muối và hạt tiêu

1 bó rau bina nhặt và rửa sạch, cắt nhỏ nếu thích

1-2 bát con gạo nấu chín

Nước sốt: 2-3 tép tỏi băm, 1 thìa canh dầu ăn, 3 thìa canh tương ớt Hàn Quốc (gochujang), 1 thìa canh xì dầu (nước tương), 1 thìa canh đường, 3 thìa canh nước lọc, vừng rang.

Cách làm:

Bước 1: Phi thơm hành tỏi băm trong chảo rồi cho tương ớt vào

Bước 2: Lần lượt thêm xì dầu, đường, nước lọc, đun đến khi các thành phần tan đều vào nhau, sệt lại choc ho tiếp vừng rang vào rồi tắt bếp

Bước 3: Cho chút dầu ăn vào chảo, đợi thật nóng thì cho miếng thịt vào áp chảo

Bước 4: Bắt một chảo khác cho rau vào xào giòn

Bước 5: Thái mỏng thịt bò

Bước 6: Cho cơm ra chảo hoặc bát tô, lần lượt đặt các nguyên liệu lên cơm, rưới nước sốt và thưởng thức.

Xào rau chân vịt với dầu hào

Nguyên liệu:

500 g rau

Vài tép tỏi

Dầu hào, dầu ăn

Cách làm:

Bước 1: Rau sau khi rửa thì cắt ngắn, để thật ráo nước

Bước 2: Tỏi đập dập, phi thơm rồi cho rau chân vịt vào xào

Bước 3: Nêm khoảng 1 thìa canh dầu hào rồi đảo nhanh tay cho cải chín mềm, thấm gia vị

Bước 4: Tắt lửa, bày thức ăn ra đĩa và trang trí

rau chân vịt

Salad rau chân vịt

Nguyên liệu:

500 g rau

2 thìa nhỏ tương miso, 2 thìa nhỏ tương ớt của Hàn (bạn có thể tìm mua ở siêu thị của Hàn Quốc)

3 tép tỏi

thìa nhỏ dầu vừng

2 thìa nhỏ vừng rang.

Cách làm:

Bước 1: Rau cắt gốc, rửa sạch

Bước 2: Đun sôi nước, cho vào 1 thìa muối nhỏ, thả rau luộc trong vòng 1 phút rồi vớt ra

Bước 3: Cho rau chân vịt ngâm vào nước lạnh cùng vài viên đá để rau được xanh

Bước 4: Dùng tay bóp nhẹ để loại bỏ nước trong rau rồi cho vào tô đựng

Bước 5: Cho các gia vị đã chuẩn bị bên trên vào trộn đều, để yên 15 phút cho rau ngấm gia vị

Bước 6: Dọn lên đĩa, trang trí và thưởng thức

Qua bài viết này mong rằng có thể giúp bạn hiểu thêm cũng như biết những công dụng “vàng” về sức khỏe và những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà rau chân vịt có thể đem lại cho cuộc sống hằng ngày. Qua đó có thể gợi ý đến bạn các món ăn ngon với loại rau này nhé!

Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, bạn cũng cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện từ ngoài vào trong cơ thể.

 

Nguồn: Elipsport.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

nguyên- nhân- bệnh- phát- sáng

Không còn nỗi lo về bệnh phát sáng ở ao tôm ngay từ hôm nay

Trong quá trình nuôi tôm nếu thường xuyên quan sát người nuôi sẽ phát hiện trên tôm hay nước ao …
Xem Chi Tiết
benh-viem-duong-ruot-o-tom

Nguyên nhân và phương pháp điều trị khi tôm mắc bệnh đường ruột

Đường ruột là bộ phận rất quan trọng của loài tôm, nó dễ mẫn cảm với nhiều loại bệnh. Môi …
Xem Chi Tiết
den-mang-tren-tom-do-nuoc-o-nhiem

Cách chữa trị bệnh đen mang trên tôm bà con nên biết

Nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho tôm phát triển khỏe mạnh …
Xem Chi Tiết
dieu-tri-benh-phan-trang-cho-tom

Đặc trị bệnh phân trắng cho tôm bạn đã biết chưa?

Tình hình thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến các yếu tố môi trường trong ao nuôi dễ bị …
Xem Chi Tiết
gan-bi-teo-va-sung

Biện pháp trị bệnh tôm bị teo gan và sưng hiệu quả không nên bỏ qua

Ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những bước phát …
Xem Chi Tiết
benh-hoai-tu

Biểu hiện và cách điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm như thế nào?

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm, bạn biết gì về căn bệnh này? Căn bệnh này còn được gọi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết