Tìm hiểu kĩ về về phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho gia súc

5 phút, 49 giây để đọc.

Trong chiến lược tái cơ cấu ngành chăn nuôi, giống được coi là khâu then chốt mở đầu cho cả quá trình. Trong đó, việc ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) là tiền đề để nâng cao chất lượng bộ giống của Quốc gia. Để giúp cho việc nâng cao hiệu quả của phương pháp TTNT cho đàn bò trong nông hộ cần quan tâm các biện pháp kỹ thuật sau.

TTNT có nhiều ưu điểm như: nhân nhanh được các tiến bộ di truyền giống có tính trạng tốt, tránh lây lan những bệnh truyền nhiễm qua đường phối giống tự nhiên. TTNT còn giúp công tác quản lý Nhà nước về con giống thống nhất được trên phạm vi toàn quốc, khỏa lấp những hạn chế về không gian, thời gian do tinh đông lạnh có thể bảo quản trong thời gian dài. Tuy nhiên, với tiến trình hội nhập hiện nay công tác lai tạo giống vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, quy mô và hiệu quả còn hạn chế.

Công tác quản lý bò cái giai đoạn chờ phối

chăn nuôi

Bò cái phải được quản lý và theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện động dục kịp thời. Bò cái sau khi đẻ từ 1,5 tháng phải chú ý; vì đã có thể, có khả năng động dục. Đặc biệt chú ý theo dõi quản lý bò cái ở giai đoạn  từ 3- 5 tháng sau khi đẻ; vì đây là giai đoạn động dục trở lại phổ biến (trên 85%) trong quy mô đàn.

Cần nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, về vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với bò cái sinh sản

Nếu bò cái được ăn khẩu phần đầy đủ dinh dưỡng sẽ động dục đều đặn theo đúng chu kỳ tính; sau 3 tháng đẻ nuôi con có trên 85% số cá thể động dục trở lại; với chu kỳ 21 – 23 ngày/lần, đồng thời biểu hiện rõ các đặc trưng về tính.

Nhu cầu dinh dưỡng của bò cái lai Zêbu chờ phối và chửa trong nông hộ; Từ 30 – 35 kg cỏ tươi, 2 – 3 kg thức ăn ủ chua, cỏ khô; 1,0 -1,5 kg thức ăn tinh/ngày, đá liếm khoáng treo đầu chuồng liên tục; để bổ sung vi lượng. Bò mẹ nuôi con giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng; bổ sung thêm 1,5 – 2 kg thức ăn tinh.

(Lưu ý nếu bò nuôi nhốt phải bổ sung khoáng vi lượng. Nếu thiếu khoáng vi lượng bò không động dục trở lại). Với khẩu phần dinh dưỡng cân đối đủ năng lượng, đạm; khoáng đa -vi lượng bò sẽ động dục theo đúng chu kỳ sinh sản.

Tập huấn cho người chăn nuôi cách phát hiện bò động dục và xác định thời điểm phối giống thích hợp

Phát hiện bò cái động dục và xác định thời điểm phối giống thích hợp rất quan trọng; ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ phối chửa, khoảng cách lứa đẻ; và năng suất sinh sản. Để phát hiện bò cái động dục chính xác và hiệu quả; cần có sổ sách ghi chép các số liệu sinh sản như tuổi, lứa đẻ; ngày đẻ, khối lượng bê sơ sinh, thời gian nuôi con.

– Đến giai đoạn sau khi đẻ từ 3 tháng trở đi phải quản lý khi chăn thả và theo dõi biểu hiện động dục của bò cái 2 lần/ngày (sáng/chiều).

– Khi thấy trong đàn con này nhảy lên con kia là đã có một con nào đó trong đàn động dục, cần tiếp cận kiểm tra các biểu hiện bộ phận sinh dục của bò cái trong diện sinh sản.

– Bò cái động dục sẽ có các quá trình biểu hiện:

Giai đoạn 1: Kêu la, chạy…

Giai đoạn 2: Bỏ ăn nhảy lên con khác, đồng thời niêm dịch lỏng chảy dài.

Giai đoạn 3: Không hoặc giảm kêu và nhảy lên con khác, niêm dịch khô bết hoặc chỉ còn vết dính. Đây là thời điểm phối giống hiệu quả cao nhất đạt trên 85%. Nếu sáng phát hiện động dục thì chiều phối giống. Chiều tối phát hiện động dục thì sáng hôm sau phối giống. Cũng có thể sử dụng những biện pháp hỗ trợ phát hiện động dục khác như  dùng bò đực thí tình.

chăn nuôi

Nâng cao trình độ kỹ thuật cho dẫn tinh viên

– Dẫn tinh viên phải nắm vững quy trình bảo quản tinh; tinh phải liên tục ngập sâu trong ni tơ lỏng, khi lấy ra sử dụng; phải giải đông ở 380C trong vòng 15 giây và sử dụng ngay; không để quá 15 phút bên ngoài.

– Dẫn tinh viên phải thường xuyên được đào tạo; tập huấn nâng cao trình độ tay nghề. Nếu dẫn tinh viên có trình độ tay nghề cao; thì khi kiểm tra bộ phận sinh dục bò cái xem độ cứng; mềm cổ tử cung có thể xác định được thời điểm phối giống thích hợp.

– Vô trùng dụng cụ khi phối giống; để tránh gây viêm nhiễm bò cái.

Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp trên sẽ nâng cao hiệu quả của TTNT cho bò trong nông hộ, nhanh chóng lai tạo và chuyển đổi đàn bò địa phương thành đàn bò lai có năng suất chất lượng cao, có khả năng đáp ứng và theo kịp tiến trình hội nhập hiện nay.

Thụ tinh nhân tạo trong lịch sử

Theo truyền thuyết, thụ tinh nhân tạo bắt đầu từ thế kỷ XIV, vào năm 1322; một vị tù trưởng (người Ả Rập) của bộ lạc nọ muốn có giống ngựa tốt; đã sai người đi hứng tinh dịch của một con ngựa đực tốt ở bộ lạc láng riềng vào một nắm bông; và mang về nhét vào âm hộ ngựa cái. Cũng có tài liệu cho rằng, người chăn ngựa lấy khăn nhét vào âm đạo của con ngựa cái vừa giao phối xong, sau đó rút ra và mang về nhét vào âm đạo của con ngựa đang động dục. Về sau, ngựa của vị tù trưởng mang thai và sinh ra một con ngựa như ông mong muốn, con ngựa này giống hệt con ngựa đực của bộ lạc láng riềng.

Từ thế kỷ thứ 17, thụ tinh nhân tạo mới được nghiên cứu và thực nghiệm rộng rãi trên nhiều đối tượng: I.I. Ivanov (Nga), L. Spallanzani (Italia), Bibbiena là những người đầu tiên thí nghiệm thụ tinh nhân tạo trên tằm; năm 1670, Malpighi nghiên cứu tằm; năm 1763, Lacobi nghiên cứu trên cá; năm 1677, các nhà khoa học Hà Lan phát hiện ra tinh trùng trong tinh dịch; năm 1779-1780, Lazzaro Spallanzani thực hiện thành công trên chó với tinh dịch thu được bằng phương pháp xoa bóp dương vật của chó đực.

Nguồn: Nguoichannuoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

benh-ca-nuoi

Phương pháp điều trị một số căn bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở cá nuôi

Lợi nhuận từ nghề nuôi trông thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng mang lại là con …
Xem Chi Tiết

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ sao cho hiệu quả

Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi là bệnh đục thân. Hoại tử cơ là căn bệnh khá phổ biến …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp các phương pháp trị bệnh cho vật nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đôi lúc không thể tránh khỏi việc thủy sản nuôi bị bệnh. Bởi nguyên nhân …
Xem Chi Tiết

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết