Ở mỗi trang trại chăn nuôi đều có những bệnh đặc trưng. Bệnh thường hay xảy ra có thể ra do sự xâm nhập của vi khuẩn và vi-rút gây bệnh, hoặc đã tiềm ẩn trong trang trại. Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi. Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh, trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại và nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 ngày tuổi. Gia cầm nhập về phải nuôi cách ly từ 15 – 20 ngày và giữ đúng nguyên tắc thú y quy định.
Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp hạn chế mầm bệnh trong môi trường gây hại tới vật nuôi. Định kỳ vệ sinh môi trường nuôi sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Lựa chọn thuốc và phương pháp sát trùng:
Lựa chọn thuốc:
Các biện pháp sát trùng:
- Sát trùng cửa chính: Hầu như các vật trung gian truyền bệnh; đều đi qua cửa chính. Ta phải sát trùng xe, người ra vào, vệ sinh tay…
- Sát trùng đường đi chính: Phải rải vôi hoặc định kì xịt sát trùng đường dẫn từ cổng chính đến cửa vào trại.
- Sát trùng hệ thống nước uống: Áp dụng một tháng một lần. Giai đoạn dịch bệnh uy hiếp thì hai tháng một lần. Ta có thể sử dụng amoni clorua bậc 4 để sát trùng.
- Sát trùng khu bãi rác: Sử dụng các biện pháp xử lý, tiêu hủy tốt nhất, có thể sát trùng bằng vôi hoặc xút.
- Sát trùng trong ngoài trại: Xịt sát trùng trong và ngoài trại.
- Sát trùng nái: Tắm rửa và sát trùng nái trước khi chuyển sang trại đẻ.
- Ủng và quần áo lao động: Cấp ủng và quần áo lao động riêng biệt.
Đơn giản hóa việc sử dụng thuốc:
Biện pháp đối phó với dịch bệnh theo từng mùa và từng giai đoạn nuôi:
Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng:
– Phải luôn luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella.
– Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt.
– Phải để khô hoàn toàn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô.