Bất ngờ với kỹ thuật nuôi cá chim trắng vây vàng ít ai biết

5 phút, 3 giây để đọc.

Việc tìm kiếm một số đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao để thay thế cho những vùng nuôi tôm gặp khó khăn vì lý do môi trường nuôi lâu năm bị ô nhiễm và dịch bệnh là vấn đề quan tâm hàng đầu của bà con nông dân. Trên thế giới, nghề nuôi cá biển được đánh giá cao là nghề đem lại những kết quả to lớn. Nói về cá chim vây vàng thì đây là một loài cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon ngọt, giá trị hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Có thể xem đây là đối tượng được người nuôi thuỷ sản kỳ vọng cao.

Có khá nhiều hộ dân đã triển khai mô hình nuôi cá chim vây vàng. Tuy nhiên, đây là đối tượng nuôi mới, nông dân chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt kỹ thuật nuôi còn hạn chế, khiến cho năng suất thấp mà rủi ro mang lại cao. Nhưng không vì thế mà bà con bỏ qua đối tượng làm giàu tiềm năng này. Do đó, việc tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng sẽ giúp nông dân nuôi cá đạt hiệu quả cao hơn. Xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ quy trình nhé.

Chuẩn bị ao nuôi

ao-nuoi-ca-chim-vay-vang

Nơi có địa hình thuận tiện, biên độ giao động của thuỷ triều từ 2 – 3 m, có chất đất là đất sét hoặc sét pha cát và có nguồn nước cấp chủ động quanh năm. Điều kiện tốt nhất để nuôi cá chim vây vàng là nhiệt độ trong khoảng 26 – 320C. Độ mặn từ 10 – 20%, ôxy hòa tan 5 – 7 mg/lít, NH3 < 0,9 mg/lít.

Ao nuôi có diện tích từ 2.000 – 5.000 m2 là thích hợp. Ao có hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Độ sâu của ao từ 1,2 – 1,5 m. Ao có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Đáy ao bằng phẳng, hơi nghiêng về phía cống thoát.

Trước khi thả nuôi khoảng 2 tuần, cần tháo cạn nước, cày xới lớp đất mặt đáy ao, bón vôi với lượng 1.000 – 1.500 kg/ha, tùy theo độ chua. Sau đó phơi ao từ 1 – 2 tuần. Cấp nước vào ao nuôi qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 2,5 mm.

Chọn và thả giống

ca-chim-vay-vang-thuong-pham

Chọn giống cá chim vây vàng chất lượng: Kích cỡ đồng đều 8 – 10 cm, khoẻ mạnh, không dị hình dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý, bơi lội nhanh nhẹn.

Mật độ thả: 1 – 2 con/m2

Lưu ý:

Cần kiểm tra bệnh VNN (bệnh hoại tử thần kinh) trước khi thả giống.

Tắm cho cá bằng nước ngọt hoặc fomaline với nồng độ 20 ppm từ 10 – 15 phút. Trong quá trình tắm phải cung cấp sục khí cho cá để không bị thiếu Ôxy.

Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

Kỹ thuật chăm sóc, quản lý

Thức ăn cho cá

Sử dụng thức ăn viên dạng nổi, loại chuyên dùng cho nuôi cá nước lợ, mặn có hàm lượng đạm 40 – 45%, hàm lượng lipid 12 – 15%, không sử dụng thức ăn kém chất lượng, thức ăn bị ẩm mốc. Khi cá mới thả cho ăn với khẩu phần 3 – 5% trọng lượng thân, khi trọng lượng cá trên 90 g cho ăn với khẩu phần 2 – 3% trọng lượng thân, cá trên 250 g cho ăn với khẩu phần 1,5 – 2%. Để hạ giá thành sản phẩm có thể dùng cá tạp băm nhỏ làm thức ăn cho cá chim vây vàng.

Cách cho ăn

Sử dụng sàng ăn bằng khung nhựa hoặc tre, gỗ để cho cá ăn. Cho cá ăn ngày 2 lần vào 7 – 8 giờ sáng và 17 đến 18 giờ chiều. Vào những ngày nhiệt độ nước dưới 220C hoặc trên 320C giảm 50% lượng thức ăn; những ngày nhiệt độ nước dưới 170C hoặc trên 360C, cho cá nhịn ăn. Cần quan sát khả năng bắt mồi của cá và lượng thức ăn thừa trong sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn một cách thích hợp nhất.

Chăm sóc cá

Định kỳ thay nước 1 tháng/lần vào những lúc chất lượng nước thủy triều tốt nhất. Tránh thay nước vào đầu con nước. Mỗi lần thay 20 – 30% lượng nước ao nuôi. Định kỳ sử dụng men vi sinh hoặc chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước ao nuôi.

Từ tháng nuôi thứ 2 cần quạt nước hoặc sục khí để tăng hàm lượng ôxy hòa tan. Thời gian quạt nước khoảng 5 – 8 giờ/ngày vào khoảng 23 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Vào những ngày thời tiết thay đổi, bất thường hay những thời điểm nắng nóng kéo dài cần tăng cường thời gian chạy quạt nước.

Định kỳ bổ sung Vitamin C, Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng, chống sốc cho cá nuôi, đặc biệt vào những thời điểm trước khi giao mùa hay trước những đợt nắng nóng.

Kiểm tra tốc độ tăng trưởng và tình hình bệnh cá để có chế độ điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp và biện pháp xử lý bệnh kịp thời.

Thu hoạch

thu-hoach-ca-chim-vay-vang

Sau 10 – 12 tháng nuôi cá đạt kích cỡ thương phẩm có thể tiến hành thu hoạch. Cho cá nhịn ăn 1 ngày trước khi thu hoạch. Có thể dùng lưới kéo được trên 95% tổng số cá trong ao. Sau đó tháo cạn ao và thu nốt số còn lại. Không thu cá vào những lúc trời nắng to hoặc những ngày thời tiết âm u. Bởi đây là loài vận động mạnh ngưỡng ôxy cao. Cá có thể vận chuyển tươi sống trong 7 – 8 giờ với mật độ < 50 kg/m3.

Nguồn: Thuysanvietnam.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng cam

Mách bạn phương pháp trồng cam siêu đơn giản mà năng suất cao

Cây cam thường được nhân giống bằng cách ghép cành. Nếu chúng ta muốn bắt đầu trồng cây cam từ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa ở hàu phẳng hiệu quả

Được biết, hàu là một trong số các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Đây là loài vô cùng phổ …
Xem Chi Tiết

Phòng bệnh u sần và u nang bạch huyết trên cá bớp an toàn

Cá bớp hay chúng ta thường gọi là cá giò. Đây là một loài cá biến được nuôi có giá …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết