Huyện Thanh Hà nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, được bao bọc bởi 3 con sông lớn là sông Thái Bình, sông Rạng và sông Văn Úc. Bên trong có các sông nhỏ như sông Gùa, sông Hương, kênh rạch chảy khắp nơi tạo thành mạng lưới sông dày đặc, nối liền các xã, các làng với nhau.
Vải thiều là loại vải nổi tiếng của huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương và huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, tùy theo khí hậu, thổ nhưỡng mà chất lượng trái khác nhau giữa các vùng.
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cụ Hoàng Văn Thành, sinh năm 1948 (quê Thanh Hà, Hải Dương) làm nghề bốc vác ở cảng Hải Phòng. Thấy thương nhân người Trung Quốc ở Thiều Châu ăn trái rồi vứt hột, cụ Thành nhặt sáu hột; đem về quê làm giống và mọc được 3 cây. Khi dọn cỏ, bà cụ lỡ tay làm chết hai cây rưỡi. Đó là loại cây ăn vải thiều đầu tiên ở nước ta.
Từ đó, người ta bắt đầu chiết cành đề nhân giống vải. Số cây vải và số vườn vải ngày càng nhiều. Con cháu, họ hàng nhớ ơn cụ Thành nên đã dựng miếu thờ ông bên cây vải tổ. Vì những nguồn gốc này mà chúng được gọi là quả vải thiều.
Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều chính gốc trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm; ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Ngày nay, vải thiều được nhân giống sang một số nơi khác trên cả nước như Lục Ngạn Bắc Giang; Chí Linh Hải Dương và nhiều địa phương khác
Qủa vải thiều vang danh khắp nơi
Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Đông Bắc bộ, nhưng dường như huyện Thanh Hà; nằm ngoài guồng quay của làn sóng công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra chóng mặt. Nơi đây quanh năm xanh ngát, màu xanh của cây trái. Người dân ở đây không những sống được bằng nông nghiệp mà họ đã làm giàu nhờ xuất khẩu trái cây và làm du lịch sinh thái.
Được 3 con sông lớn là sông Thái Bình, sông Rạng; sông Văn Úc bao bọc Thanh Hà nổi lên như một hòn đảo xanh giữa mênh mông sông nước. Phía trong lại có những sông nhỏ như sông Gùa; sông Hương và kênh, rạch chạy len lỏi khắp nơi đã tạo thành mạng lưới sông ngòi dày đặc; tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu; đồng thời đây cũng là hệ thống giao thông đường thuỷ quan trọng của huyện.
Trước kia khi chưa có hệ thống đê, hàng năm vào mùa mưa; nước lũ từ thượng nguồn đổ về mang phù sa tràn vào đồng ruộng, đầm bãi, ao hồ. Sau khi nước rút đi đã để lại lớp đất màu mỡ, phì nhiêu dày 5 – 10 cm. Chính những hạt phù sa quý giá đó đã giúp cho cây trái của Thanh Hà luôn xum xuê, chất lượng thơm ngon ít nơi nào bì kịp.
Con sông Hương nước trong xanh như ngọc chạy qua 10 xã; thị trấn đã chia đôi huyện thành hai phần là phần Đông Bắc và Tây Nam. Phía bên Đông Bắcl à các xã: Thanh Bính, Thanh Xá, Thanh Xuân, Thanh Khê; Thanh Thủy, Thanh Sơn,Thanh Cường….khắp nơi bạt ngàn màu xanh của cây vải. Vải dọc hai bên bờ sông Hương. Vải trong vườn nhà. Vải tràn ra ngõ…
Cây trồng chủ lực của Thanh Hà
Diện tích trồng vải 3.500ha (chiếm gần 1/4 diện tích tự nhiên của toàn huyện). Đây cũng là nơi có cây vải tổ gần 200 năm tuổi; cái nôi của quả vải thiều Việt Nam. Thứ quả đươc ca ngợi “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh” và “…ngon, ngọt, thơm không thể nào tả được” đã được xuất đi khắp nơi trên thế giới, chinh phục cả những thị trường “khó tính” nhất như Singapore, Nhật Bản, Canada. Úc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc….
Đây là loại cây chủ lực của huyện tạo nên thương hiệu Thanh Hà nổi tiếng cả nước; đã được cấp giấy bảo hộ độc quyền Chỉ dẫn địa lý. Xuôi theo dòng sông Hương thơ mộng về phía hạ lưu ta bắt gặp những vườn bưởi xanh mướt mát; căng tròn, lúc lỉu trên cành đang chờ ngày thu hái. 200ha bưởi đào ở xã Thanh Hồng cũng là một loại cây đặc sản của vùng đất phù sa màu mỡ này.
Ở phía Tây Nam sông Hương, cây ổi lại là cây mang lại nguồn lợi kinh tế chính cho các xã Liên Mạc; Thanh Xuân, An Phượng, Tân Việt, Cẩm Chế, Thanh Lang…Cùng với quả bưởi ở Thanh Hồng, ổi Thanh Hà cũng đã được cấp giấy bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tập thể.
Đa dạng cây trồng
Nằm lẫn giữa những “vương quốc” vải, ổi, bưởi là các vùng sản xuất chuối; quất, hoa, rau màu tập trung… đã khiến cảnh quan nơi đây như một bức tranh đa sắc với bạt ngàn hoa, trái. Do phù sa bồi tụ không đều nên địa hình thổ nhưỡng của Thanh Hà không bằng phẳng; một số xã có nhiều vùng trũng hơn, có nhiều đầm hồ, ruộng bãi thấp lại gần hạ lưu chịu ảnh hưởng của thủy triều lên xuống hàng ngày; đã tạo thành các vùng sinh thái nước lợ phong phú.
Nơi đây việc nuôi trồng thủy sản rất phát triển. Đặc biệt sở hữu nhiều loại thủy sản tự nhiên như: Tôm rảo; cà ra, rạm, rươi, cáy …. Trong đó con rươi là đặc sản quý, chỉ có ở vùng nước lợ, sống chủ yếu trong lòng đất phù sa.
Tận dụng được lợi thế đó, người dân ở đây đã phát triển thành các vùng khai thác rươi, cáy tự nhiên có diện tích tới 100ha.Rươi, cáy đã được cấp nhãn hiệu tập thể “Rươi Thanh Hà”, “cáy Thanh Hà”.
Khu du lịch sinh thái trong tương lai
Dòng sông Hương có chiều dài 21,5km, đã tiếp nhận nguồn nước từ sông mẹ Thái Bình, chạy dọc suốt chiều dài của huyện nối với hàng trăm kênh mương sông nhỏ khắp nơi đã tạo thành mạng lưới sông ngòi dày đặc, nối những làng mạc này với làng mạc khác, vườn cây này với vườn cây khác.
Ngồi thuyền nhỏ, chạy len lỏi trong các vườn cây trái xum xuê, với tay hái những chùm vải đỏ au, ngọt lịm; những trái bưởi đào múi đỏ hồng, mọng nước hay những quả ổigiòn giòn, thanh mát… khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh của một miền Tây sông nước hữu tình.
Đáp ứng nhu cầu của du khách,những năm gần đây các tour du lịch chèo thuyền thăm quan các vườn trái cây,thưởng thức đặc sản trên sông nước đã bắt đầu phát triển ở Thanh Hà. Một số mô hình trang trại kết hợp với du lịch sinh thái đã được đầu tư xây dựng, trở thành điểm du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởng.
Du khách có thể chèo thuyền tham quan, trải nghiệm, câu cá hoặc ngắm nhìn vẻ đẹp của sông Hương với những vườn cây trái dọc hai bên sông. Một số cơ sở khi xây dựng đã chú ý tới những điều kiện để lưu giữ du khách bằng những món ăn ngon mang đậm hương vị đồng quê… trở thành một mô hình kinh tế mới, hiệu quả cao ở Thanh Hà.
Du lịch sinh thái dọc tuyến sông Hương bằng thuyền, tham quan các vườn cây trái đặc sản, mua sắm; trải nghiệm, khám phá cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương; tham quan các di tích văn hóa lịch sử bằng đường bộ kết nối với các bến thuyền; nghỉ dưỡng sinh thái dưới mô hình làng quê Việt. Chắc chắn khi dự án được đi vào hoạt động, đây sẽ là một địa chỉ du lịch độc đáo và hấp dẫn không chỉ của Hải Dương mà của cả miền Bắc nói chung./.
Nguồn: Vaithieuthanhha.net.vn