Người nuôi bò phải am tường nhiều việc để bê con có thể mạnh khỏe phát triển ngay từ khi mới sinh ra, đặc biệt là bê cái, “máy in tiền” của người nuôi bò. Những việc nhỏ nhặt tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không chú tâm cũng sẽ làm nông dân “lỗ vốn” nếu bê con nhiễm bệnh, không đủ dinh dưỡng phát triển, không cho sữa năng suất cao sau này. Thời gian bú sữa mẹ (chính con cái đẻ ra nó) phải 10 ngày, sau đó có thể bú bằng sữa của bò mẹ khác vắt ra.
Do sức đề kháng của bê con lúc chào đời vẫn còn yếu do đó chuồng trại ẩm ướt, dơ bẩn dễ làm bê con cảm lạnh và mắc nhiều chứng bệnh. Người chăn nuôi phải biết hạn chế tối đa những điều bất lợi này. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi nên chú ý dọn dẹp phân trong chuồng thường xuyên, nước tiểu cần được thoát tiêu tốt ngay sau khi được thải ra, che chắn chuồng trại tránh gió lùa mưa dột…để giúp bê có môi trường sống tốt nhất.
Sữa
Sữa đầu của bò hậu sản có nhiều Protein (chất đạm, vitamin) và chất khoáng hơn sữa thường; nhất là trong đó kháng thể (globulin) giúp cho bê có khả năng kháng bệnh. Vì vậy 10 ngày đầu bê phải bú chính sữa của con bò cái đã đẻ ra nó. Tháng đầu sau khi bê sinh ra, tuỳ theo giống; bú khoảng 6-8 lít sữa.
Nên cho bê bú 4 – 5 lần, mỗi lần 1-1,5 lít, không nên cho bú quá ít hoặc quá nhiều. Và lượng sữa đó giảm dần từ tháng thứ hai và cho ăn thêm các thức ăn ; như cỏ non, củ quả (khoai lang, bí đỏ) những thứ dễ tiêu hoá, có nhiều nước; tinh bột và đường. Các thức ăn đó để sẵn trong máng, bê ăn tự do; thích ăn lúc nào cứ đến ăn, chán ăn thì thôi.
Bê con có cần tắm không?
Mỗi ngày tắm, chải lông kỹ cho bê một lần, khi có nắng, cho bê tắm nắng tự do. Cần lưu ý là có nước sạch luôn luôn để bê thích uống lúc nào thì có sẵn.
Dứt sữa (cai sữa) đối với bê vào tháng thứ mấy?
Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, bê lớn đều, sởn sơ khoẻ mạnh; thì cai sữa cho bê vào tháng tuổi thứ sáu. Cần lưu ý là nếu vào tháng tuổi thứ sáu mà bê còn èo uột; thì nên gia thêm tối đa các thức ăn giàu chất bổ mà bê thích ăn; đồng thời vẫn cho bê bú sữa tốt. Cần lưu ý thêm là là nên tập cho bê ăn các thức ăn mà sau khi dứt sữa; sẽ cho bê ăn hàng ngày. Và dứt sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần cho bê bú từ 4-5 lần; xuống 3-4 lần, rồi 2-3 lần mỗi ngày, chót hết là 1 lần/ngày. Cách này làm cho bê không mất sức; trong khi đó cho bê tha hồ ăn các thức ăn nó thích.
Cũng cần giữ tốt vệ sinh chuồng trại, thường xuyên tẩy giun sán cho bê, có như thế bê mới lớn nhanh, phát triển đồng đều.
Không ít người lơ là việc tẩy giun sán, bê ăn nhiều chất bổ mà giun sán hưởng hết, bê gầy gò, chậm phát triển, khi dứt sữa, bê càng thêm mất sức.
Có cần cho bê uống thuốc bổ để tăng sức, mau lớn không?
Uống thuốc bổ không bằng cho ăn thức ăn đầy chất dinh dưỡng, thức uống có nhiều sinh tố. Thay vì mua thuốc bổ, ta nên cho bò uống thêm nước dừa nạo (dừa non), ăn củ cà rốt, củ khoai lang, đậu phộng (lạc), bí đỏ (bí rợ, bí ngô). Cần lưu ý chất đỏ trong củ dền không phải là chất bổ của củ cà rốt, do vậy cho bò ăn củ cải đỏ (cà rốt) thì tốt hơn cho ăn củ dền. Nhưng nếu vừa cho ăn cà rốt, vừa thêm củ dền thì rất tốt.
Thức ăn tinh là gì? Thức ăn xanh thô là gì khi cho bê ăn?
Thức ăn tinh gồm những thứ như bột bắp (ngô) hoặc tấm, cám gạo, bột đậu nành (tương) sấy chín kỹ, bánh dầu đậu nành (khô dầu), bột xương, bột cá, muối, chất khoáng. Thức ăn xanh thô là rau cỏ, dây đậu (họ đậu) các loại.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và đảm bảo dụng cụ ăn uống luôn sạch sẽ là việc làm rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bê con ở giai đoạn này. Chuồng trại ẩm thấp, dơ bẩn dễ làm cho bê con bị cảm lạnh và mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm do sức đề kháng của bê con mới sinh vẫn còn yếu. Bà con cần hạn chế tối đa những tác nhân gây bất lợi đến sức khỏe của bê con.
Trong quá trình chăm sóc bê con, bà con nên chú ý dọn dẹp phân trong chuồng thường xuyên, nước tiểu cần được thoát tiêu tốt ngay sau khi được thải ra,tiến hành che chắn chuồng trại tránh gió lùa mưa dột,… nhằm tạo môi trường sống tốt nhất cho bê con.
Nguồn: Nguoichannuoi.vn