Kỹ thuật trồng vú sữa và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

cây vú sữa
9 phút, 3 giây để đọc.

Vú sữa là một trong những loại trái cây có hương vị tuyệt vời nhất: nước trái cây ngọt thơm, có màu trắng đục như sữa mẹ. Cách người dân thưởng thức loại quả này cũng rất lạ. Sau khi cắt trái cây thành hai phần bằng nhau, chúng ta sẽ dùng thìa để múc cùi, từng chút một cho đến khi không còn lại gì. Vú sữa sao được trồng nhiều nhất ở tỉnh Cần Thơ , du khách có thể đến thăm vườn vú sữavà ăn thử trái cây tại đó.

Vú sữa cung cấp một lượng hợp lý vitamin C, canxi và phốt pho. Cùi của nó cũng được phát hiện là rất giàu chất phytochemical hay còn gọi là chất chống oxy hóa, đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Cùi của vú sữa được sử dụng để điều trị viêm họng và giảm viêm liên quan đến viêm phổi và viêm thanh quản. Khi xay hạt có thể dùng làm thuốc bổ và lợi tiểu. Để biết kỹ thuật trồng cây vũ sữa ngay tại nhà, các bạn xem ngay trong bài viết này nhé!

Kỹ thuật trồng vú sữa và chăm sóc vú sữa cho năng suất cao

Vú sữa là một loại quả có vị ngọt, tính mát, rất thích hợp để giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, vú sữa cũng rất được ưa chuộng vì không chỉ thơm ngon mà còn có nhiều loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của mọi người. Đây là lý do tại sao giống cây này được bà con nông dân yêu thích và trồng ngay tại vườn nhà.

cây vú sữa

Nhiều người đã áp dụng thành công kỹ thuật trồng vú sữa tại nhà và chia sẻ:

“Vú sữa là loại cây dễ trồng, thích hợp với những vùng đất cao nguyên có phù sa mực nước lên xuống nhưng người trồng cũng phải nắm vững kỹ thuật từ khâu gieo hạt, chăm bón, bón phân, tiêu hủy quả thì cây vú sữa mới bắt đầu trổ bông. sau khoảng 3 năm trồng, khoảng 8-9 tháng mới chín. – Ông Mười chia sẻ.

“Trước khi trồng cây con cần xử lý đất bằng vôi bột khoảng nửa tháng, sau đó dùng phân hữu cơ hoai mục bón để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển, bón lót đều vào gốc cây trong ba ngày liên tục để hạn chế. rụng từng đợt. Sau khi thu hoạch, tỉa cành đúng kỹ thuật giúp cây phân tán đều, đủ ánh sáng để vụ sau không bị sượng, to và xấu ”. -Ông Nam chia sẻ. Cultivars chia sẻ kinh nghiệm ươm cây sữa: “Công nghệ nở ngực” Mô tả kỹ thuật sinh trưởng sữa mẹ. Cây vú sữa là loại cây có thể thích nghi tốt với môi trường thổ nhưỡng, khí hậu ở nhiều vùng miền nước ta. Đây là giống cao sản của địa phương.

Giai đoạn cây giống vú sữa từ khi mới trồng đến 3 năm tuổi

Kỹ thuật trồng vú sữa – Chăm sóc

– Dùng rơm tủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.

– Làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái.

– Tưới nước: cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, mỗi tuần tưới 3 – 5 lần, mỗi lần tưới 20 – 30 lít nước/cây nhất là vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh, đặc biệt trong 3 năm đầu.( kĩ thuật trồng cây vú sữa)

cây vú sữa

Bón phân

– Sau khi trồng đến một năm: sử dụng NPK 16 – 16 – 8 + urê tỉ lệ 1:1, liều lượng 40 g/cây; hoà phân vào nước để tưới, mỗi tháng nên bón phân 1 lần

– Cây 1 – 3 năm tuổi: bón 1 – 2 kg hỗn hợp gồm urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:1:1; chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1kg phân, sau đó tăng dần)

Tỉa cành tạo tán

Tong các năm đầu nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng vú sữa – Giai đoạn cây từ 3 năm tuổi trở lên

Tủ gốc giữ ẩm

Rễ vú sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm cho đất. Nên tủ cách gốc để tránh sâu bệnh tấn công.

Làm cỏ và trồng xen

Nên làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh. Đến năm thứ tư trở đi tán cây rộng dần và công làm cỏ sẽ giảm. Để giảm bớt công làm cỏ và tưới nước, trong các năm đầu nên dùng rơm rạ phủ gốc và trồng xen một số cây ngắn ngày khác để tăng nguồn thu nhập.

Tưới tiêu

Để cây vú sữa phát triển nhanh hơn, cần phải tưới nước đầy đủ nhất là trong những năm đầu.

Giai đoạn cây ra hoa và mang trái tưới nước thường xuyên 2 – 3 ngày/lần giúp cây ra hoa, đậu trái tốt hơn.

Tỉa cành, tạo tán

Hàng năm, sau khi thu hoạch, phải vệ sinh vườn bằng cách tỉa bỏ những cành mọc đứng trong tán, cành gãy, cành sâu bệnh, cành khô, già cỗi, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất; tỉa thấp lại cành chính khống chế chiều cao của cây không quá 4 – 4,5 m để tiện chăm sóc, thu hoạch sau này.

Đối với cây quá già cỗi: cây cho lá nhỏ, trái nhỏ, chậm ra nhánh mới; để trẻ hóa vườn cây vú sữa này cần cưa bỏ từ 30 – 60% số cành để cây phát triển cành mới, số cành mới phát triển sẽ cho trái lớn hơn, tốt hơn vào các vụ sau.

Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1 – 2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Cưa ngắn các cành này còn 30 – 50cm tính từ gốc cành. Vết cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sun-phát đồng. Khoảng 15 – 20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5 – 15 chồi mới, nên tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2 – 3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành. Khi chồi mới phát triển đến chiều dài 50 – 60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành.( kĩ thuật trồng cây vú sữa).

Bón phân

Từ năm thứ tư sau khi trồng, cây vú sữa bắt đầu cho trái; vì vậy lượng phân bón cho cây cũng tăng dần lên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây. Bón 2 – 3 kg hỗn hợp gồm urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15); với tỉ lệ 1:1:1; chia làm 4 lần bón trong năm bón vào lúc cây ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Lượng phân bón trên áp dụng cho cây 4 – 5 năm tuổi.

Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng; bước sang giai đoạn cho trái ổn định, và cũng là bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: sau khi thu hoạch làm gốc để cây chuẩn bị ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi; tăng dần theo tuổi cây từ 6 năm đến trên 20 năm (lúc đầu bón số lượng nhỏ, tăng dần theo từng năm). Mức phân đề nghị cho cây 5 năm tuổi như sau :

cây vú sữa

Lần 1:

Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa sớm với 5 – 10kg phân hữu cơ; hoai/cây và 3 – 6 kg gồm NPK (20 – 20 – 15 hoặc 16 – 16 – 8), urê và phân lân theo tỉ lệ 1/1/1.

Lần 2:

Bón vào giai đoạn đậu trái lúc trái bằng nút áo; với lượng 2 – 4 kg phân/cây gồm urê và DAP theo tỉ lệ 2/1.

Lần 3:

Bón vào giai đoạn nuôi trái, lúc trái có đường kính khoảng 2 cm; với 2 – 3kg phân NPK/cây (dạng phân như nói trên).

Lần 4:

Bón vào giai đoạn trước thu hoạch 1 – 2 tháng với liều lượng 1 – 2kg phân NPK/cây. Các lần bón phân cách nhau từ 2,5 – 3 tháng.

Phương pháp bón: Trước khi bón phân nên tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu tủ gốc; rồi bón lên mặt liếp (mô) hoặc xới rảnh sâu 5-10 cm ở 2/3 đường kính tán cây; bón phân vào rãnh. Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ; và tưới nước liên tục 5 – 7 ngày cho phân tan vào đất.

Thu hoạch

Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vú sữa là 180 – 200 ngày; mùa thu hoạch vú sữa Lò rèn tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Khi chín vỏ vú sữa có màu sáng bóng. Vỏ vú sữa mỏng nên dễ bị giập, trầy sướt; khi chín cuống trái dễ bị sút ra nên khi thu hoạch; phải thật nhẹ nhàng và khéo léol không để trái trực tiếp xuống đất; vì nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương.

Tránh trầy sướt

Nên bao trái để tránh trầy sướt khi vận chuyển. Trong thời gian tồn trữ, vận chuyển không nên để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời; vì sẽ làm tổn thương vỏ trái, không nên che nắng trái bằng tấm nilon; vì nilon hấp thu nhiệt sẽ làm nám vỏ trái.

Khi để trái vào thùng, vào giỏ… nên lót giấy hoặc vật liệu xốp và không nên để quá 4 – 5 lớp/giỏ. Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vú sữa là 180 – 200 ngày; mùa thu hoạch vú sữa Lò rèn tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Khi chín vỏ vú sữa có màu sáng bóng.

Nguồn:  Nongnghiepxanh.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng cam

Mách bạn phương pháp trồng cam siêu đơn giản mà năng suất cao

Cây cam thường được nhân giống bằng cách ghép cành. Nếu chúng ta muốn bắt đầu trồng cây cam từ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa ở hàu phẳng hiệu quả

Được biết, hàu là một trong số các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Đây là loài vô cùng phổ …
Xem Chi Tiết

Phòng bệnh u sần và u nang bạch huyết trên cá bớp an toàn

Cá bớp hay chúng ta thường gọi là cá giò. Đây là một loài cá biến được nuôi có giá …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết