Bò vắt sữa cần được chăm sóc cẩn thận để cho ra năng suất sữa cao

5 phút, 9 giây để đọc.

Sau khi đẻ, cho ăn uống tại chuồng ngày 2 lần: sáng và chiều. Cho ăn thức ăn tinh trước, thô sau, đảm bảo thức ăn cỏ tươi ngon, bổ sung thức ăn giàu Protein là cám hỗn hợp và các loại củ, quả, cho uống nước đầy đủ để có nhiều sữa. Bò cái sau khi đẻ 1 tháng trở đi, ta phải theo dõi để biết bò động dục trở lại, tốt nhất là sau 2 tháng trở đi ta mới phối giống. Bò vắt sữa nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, bò sẽ cho năng suất sữa cao. Người chăn nuôi cần chú ý những điểm sau đây.

Bà con cần thường xuyên theo dõi bò, chăm sóc bò để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bò bị bệnh đầu tiên để có những biện pháp trị bệnh kịp thời. Khi nhìn bề ngoài bò phải đảm bảo mũi ướt, tai, mắt phải linh hoạt và da phải bóng và bò ăn nhiều. Đặc biệt khi thấy bò giảm ăn hoặc giảm nhai lại có nghĩa bò đang bệnh.

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và vắt sữa:

Bệnh tiêu chảy ở bê

Phải tuân thủ theo đúng trình tự công việc, đúng kỹ thuật và cố định người… tạo nên một phản xạ có điều kiện cho gia súc. Thời gian vắt sữa: Mùa hè : Sáng : 5 giờ – 6 giờ. Chiều : 17 giờ – 18 giờ. Mùa đông : Sáng : 5 giờ 30’ – 6 giờ 30’. Chiều : 16 giờ 30’ – 17 giờ 30’.

Người chăn nuôi phải hiểu được đặc tính của bò mình nuôi. Thích ăn gì, hoạt động thế nào? Không thay đổi người chăm sóc và vắt sữa.

Đảm bảo tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho bò sữa:

Sau khi đẻ, cho bò ăn uống tại chuồng ngày 2 lần: sáng và chiều. Cho ăn thức ăn tinh trước, thô sau, đảm bảo thức ăn cỏ tươi ngon; bổ sung thức ăn giàu Protein là cám hỗn hợp và các loại củ; quả, cho uống nước đầy đủ để có nhiều sữa. Bò cái sau khi đẻ 1 tháng trở đi, ta phải theo dõi để biết bò động dục trở lại; tốt nhất là sau 2 tháng trở đi ta mới phối giống.

Một bò sữa bình thường cần một lượng thức ăn để duy trì mọi hoạt động gọi là khẩu phần duy trì một lượng thức ăn cho nuôi con và một lượng thức ăn cho sữa. Bò cho lít sữa thứ 6 mới tính thức ăn tinh, cứ 0,4kg thức ăn thì tính cho 1 kg sữa. Thức ăn tinh cho 1 con bò sữa khoảng 6 – 8kg/ngày. Cỏ tươi cho 1 con bò sữa khoảng 30 – 40kg/ngày.

Chế độ vắt sữa:

Những ngày đầu bò mới đẻ thường bầu vú còn cứng, do đó, lúc vắt sữa ta phải lấy nước nóng chườm bầu vú cho mềm lại, đồng thời tăng cường xoa bóp bầu vú 3 – 4 lần/ngày, cho đến khi bầu vú bò mềm hẳn thì lúc đó lượng sữa mới tăng dần lên được. Cho bò ăn và vắt sữa đúng giờ tạo phản xạ có điều kiện cho bò sữa và kích thích tiết sữa khi đến giờ được ăn. Cho bò ăn cùng lúc với vắt sữa, thức ăn tinh và củ quả cho ăn thuốc, thức ăn xanh thô cho ăn sau.

Những quy định về vắt sữa:

– Vắt đúng giờ, cố định người vắt. Giữ yên lặng nơi vắt sữa, không hút thuốc lá, không gây cảm giác khó chịu đối với bò vắt sữa. Dụng cụ vắt sữa sạch sẽ, hợp vệ sinh.

– Bò cao sản vắt trước, trung sản và thấp vắt sau. Trong 1 con bò viêm vú, vú nào không viêm vắt trước vú nào viêm vắt sau. Sữa bò viêm phải vắt ra ngoài, không được sử dụng. Sữa bò trong vòng 7 ngày đầu chỉ cho bê uống. Không được nhập chung vào sữa hàng hóa.

Quy trình vắt sữa:

Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

– Đưa bò vào vị trí vắt, cho bò ăn thức ăn tinh theo khẩu phần.

– Cố định cổ cột chân bò.

– Rửa vú bằng nước sạch, dùng khăn lau khô, vắt mỗi vú vài tia sữa vào miếng vải đen để kiểm tra viêm vú (nếu lợn cợn là bị viêm).

– Xoa kích thích: Mục đích gây cảm giác dễ chịu, kích thích sữa xuống và bò bình tĩnh cho vắt sữa.

Giữ cho bò đứng:

Bò sữa có thói quen là khi đến giờ được ăn, đang nằm nghỉ hoặc nhai lại sẽ đứng bật dậy, ỉa, đái và bắt đầu ăn. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc chuẩn bị vắt sữa. Ngay sau khi vắt sữa, núm vú còn mở nên dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn của môi trường gây ra. Vì vậy, phải khuyến khích bò giữ tư thế đứng cho vắt sữa.

Cho bò sữa uống đủ nước:

Bò sữa cần có đủ nước uống và nhu cầu nước cũng cần thiết, nếu thiếu nước uống một ngày; ngày hôm sau lượng sữa tụt ngay và 10 ngày sau; lượng sữa vẫn chưa hồi phục được như mức cũ. Một bò sữa có thể uống từ 20 – 60 lít nước/ngày; do đó máng uống phải luôn có nước sạch mát để bò uống tự do.

Tắm chải, vận động:

Mỗi ngày tắm cho bò 1 lần cho sạch sẽ và dùng bàn chải xoa chải  1 – 2 lần. Nếu nuôi bò sữa tại chuồng, ít nhất 1 ngày; phải cho bò ra ngoài vận động 2 lần để tránh bệnh thiếu Vitamin D.

Chống nóng và vệ sinh thú y:

Trong những ngày nóng bức, ngoài việc tắm chải cho bò cần để bò đứng ở những chỗ thoáng mát; khi trời lạnh, cần che chắn chuồng nuôi, nền chuồng luôn sạch sẽ, khô ráo, không để ẩm ướt và lầy lội. Định kỳ chống ve, tẩy giun sán và tiêm phòng các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, nhiệt thán, lở mồm long móng… theo quy định của thú y.

Nguồn: Nguoichannuoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY PHẬT THỦ

Hướng dẫn phương pháp trồng cây Phật thủ siêu đơn giản

Nếu bạn chưa bao giờ nhìn thấy trái cây bàn tay Phật – Phật thủ trước đây, bạn sẽ được …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng dưa lưới trong nhà màng siêu lợi nhuận

Phương pháp trồng dưa lưới trong nhà màng siêu lợi nhuận

Các chuyên gia nông nghiệp cho biết với hệ thống nhà màng 500m2 và hệ thống tưới nhỏ giọt tự …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng hoa hồng

Chia sẻ phương pháp trồng hoa hồng cho hoa đúng dịp Tết

Khi bạn mua một cây hoa hồng , nó thường trông không giống với cây đẹp mà bạn tưởng tượng …
Xem Chi Tiết
trồng cúc vàng

Mách bạn phương pháp trồng hoa cúc vàng ra hoa chuẩn Tết

Có vẻ như ngay sau khi không khí lạnh đi, báo hiệu mùa thu sắp đến, các trung tâm vườn …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau mồng tơi

Cực sốc khi biết cách trồng rau mồng tơi tại nhà siêu đơn giản

Rau mồng tơi một trong những loại cây trồng thích hợp nhất trong điều kiện thời tiết mát mẻ để …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng khoai môn

Phương pháp trồng khoai môn chuẩn nhất cho hiệu quả cao

Khoai môn là một loại cây nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới lâu năm thường được trồng để lấy củ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Những căn bệnh thường gặp ở cá rồng và cách điều trị hợp lý

Bất cứ ai khi nuôi cá rồng đều mong muốn những chú cá của mình sẽ có được sức khỏe …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gà trong chăn nuôi

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp được nhiều người chăn nuôi gia cầm trên cả nước áp dụng. Công …
Xem Chi Tiết

Cách xác định giới tính cho gà con sau khi nở

Cho dù trại gà là một trang trại lớn hay một trang trại bình thường, chúng ta đều muốn biết …
Xem Chi Tiết
Cách nuôi gà chín cựa (nhiều cựa) hiệu quả kinh tế cao

Cách nuôi gà chín cựa hiệu quả kinh tế cao

Gà nhiều cựa hay gà chín cựa là đặc sản của xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Gà …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết