Chăm sóc heo thịt sao cho đúng cách để cho được năng suất cao nhất

lợn nái
7 phút, 52 giây để đọc.

Heo thịt ở nước ta thường nuôi tới 5 – 6 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 95 – 105 kg. Ở mức thể trọng này phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu hướng tích lũy nhiều mỡ, nếu tiếp tục nuôi thường không có lợi… Nuôi heo thịt phải đạt được những yêu cầu sau đây: Heo thịt phải có tốc độ sinh trưởng phát triển tốt, tiêu tốn thức ăn thấp, tốn ít công chăm sóc nuôi dưỡng, phẩm chất thịt tốt. Người chăn nuôi luôn mong muốn heo lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn ít và heo có phẩm chất thịt tốt. Nên với những biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sẽ góp phần giúp nhà chăn nuôi đạt được các mục tiêu ở trên.

Thời gian nuôi heo thịt thường được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau.

Việc phối hợp khẩu phần ăn cho heo thịt phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
– Phù hợp với đặc điểm sinh lý của các giai đoạn sinh trưởng phát triển của heo thịt
– Có tỷ lệ thức ăn tinh/ thô thích hợp
– Thức ăn có chất lượng tốt, không có các chất kháng dinh dưỡng và độc tố
– Phù hợp nguồn thức ăn của địa phương để giảm chi phí đầu vào.

Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn

heo thịt

* Giai đoạn 1: heo thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi. heo có trọng lượng trung bình từ 23 – 60 kg. Người chăn nuôi cần cho heo ăn theo khẩu phần có 17 – 18 % protein thô ( safeed- 100) , giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal
* Giai đoạn 2: heo thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi. heo có trọng lượng từ 61 – 105 kg, khẩu phần ăn của heo có từ 14 – 16 % protein thô và 3000 – 3100 kcal
Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên. Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao.
Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin và a xít béo không no mạch dài.

Kỹ thuật chăm sóc và quản lý

Heo thịt ở nước ta thường nuôi 5-6 tháng có trọng lượng từ 95 – 105 kg.

Phân lô, phân đàn

Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
– Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.
– Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 – 35 kg có 0,4 – 0,5 m2/con, từ 35 – 100 kg có 0,8 m2/con.
– Heo ở trong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều (độ đồng đều cao).
– Ghi chép đầy đủ và đánh dấu hay bấm số để theo dõi từng cá thể (xem ở phần quản lý đàn).

Kỹ thuật cho ăn, uống

– Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần
– Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau
– Cho heo ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó.
– Tập cho heo ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa.
– Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột
– Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần
– Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất
– Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1
– Nước uống cho heo uống thỏa mãn nhu cầu.
– Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào

Vận động và tắm

Cũng như các loại heo khác, heo thịt cũng cần được vận động và tắm chải. Phương pháp này cần được tiến hành như sau:
heo ở giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi cho vận động 2 – 3 giờ/ngày

Chuồng nuôi và vệ sinh

Ở điều kiện nước ta chuồng nuôi heo thịt là kiểu chuồng hở, đảm bảo ấm về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ. Cần che chắn chuồng trại cẩn thận, tránh mưa tạt, gió lùa; khi nhiệt độ môi trường giảm hoặc xuống thấp cần giữ ấm cho đàn vật nuôi nhất là gia súc, gia cầm còn non, mới đẻ (cần có bóng điện, chụp sưởi…). Định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng bằng các loại hóa chất như vôi bột, iodine,Vikol,.. Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh,  tăng cường thu gom chất thải, quét dọn chuồng nuôi, hàng ngày rửa sạch máng ăn máng uống.

Phòng bệnh cho heo

Trước khi heo đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm phòng vào lúc 8 – 12 tuần tuổi; đối với các loại vắc – xin thông thường, riêng đối với bệnh Phó thương hàn; cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ; và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày; heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone, Dipterex; Levamysone cho heo trước khi đưa vào nuôi heo thịt.
lợn nái

Quản lý đàn heo thịt

Công việc quan trọng của quản lý đàn heo thịt là theo dõi; và ghi chép các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong quá trình nuôi; để tính toán hiệu quả của từng giai đoạn; đồng thời có thể điều khiển tốc độ sinh trưởng thông qua nuôi dưỡng; và chăm sóc. Theo kinh nghiệm của một số nước có chăn nuôi heo tiên tiến; việc điều khiển tốc độ tăng trọng cũng như phẩm chất thịt của heo; thông qua khẩu phần và tiêu chuẩn ăn đã khẳng định; heo thịt cần thay đổi tiêu chuẩn ăn theo tuần tuổi và theo dõi tăng trọng theo từng kỳ. Tuy nhiên, trong chăn nuôi heo theo nông hộ; việc đưa ra các công việc theo dõi ghi chép về các chỉ tiêu kinh tế rất khó; do vậy cần khuyến cáo nông dân nên chú ý theo từng giai đoạn nuôi; có thể 3 lần trong một chu kỳ nuôi heo thịt. Tiêu chuẩn ăn nên thay đổi theo trọng lượng tăng lên của lợn trong quá trình nuôi.

Kỹ thuật nuôi và vỗ béo heo nái loại thải

Trong chăn nuôi, hàng năm có khoản 20 – 25 % heo nái loại thải chuyển sang vổ béo để giết thịt.
– Tháng thứ nhất cần tiến hành thiến heo, sau khi thiến hoạn heo phải được nuôi với chế độ dinh dưỡng tốt và phải tuyệt đối giữ vệ sinh sạch sẽ để khỏi bị nhiễm trùng vết mổ.
– Tháng thứ 2 nên cho heo ăn vơi khẩu phần có từ 80 đến 90 % thức ăn tinh và có thể kết hợp cho heo ăn thức ăn bổ sung để nâng cao chất lượng thịt bởi vì loại heo này thường có chất lượng thịt kém, tỷ lệ mỡ cao, thịt không thơm ngon, độ mềm thấp. Chuồng nuôi heo loại thải vỗ béo cần yên tĩnh để tạo điều kiện cho heo ngủ nhiều và chóng béo.
* Sử dụng các chất bổ sung để kích thích sinh trưởng cho heo thịt
– Bổ sung vitamine và khoáng chất để kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của heo

Các biện pháp kỹ thuật để năn cao năng suất và phẩm chất

– Công tác giống heo
Chọn các giống có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao như Landrace, Large White, Hampshire và Hampshire cho lai với nhau tạo ra các loại heo lai có ưu thế lai cao ở trong các giống heo ngoại và đồng thời cho lai với các giống heo nội tốt. Sau đây là một số công thức lai có năng suất cao: F2 (ĐB x MC) x LD; F2 (Y x MC) x LD; LD x Y, LD x ĐB, PiDu x LDYr cho các khu vực chăn nuôi tập trung công nghiệp hay các nông hộ có trình độ chăn nuôi cao và khả năng đầu tư thâm canh cao.
– Chế độ dinh dưỡng tốt
Để đạt được mục đích chăn nuôi heo thịt có năng suất và chất lượng cao. Người chăn nuôi nên áp dụng công thức cao đều, sử dụng khẩu phần ăn có dinh dưỡng cao nhằm mục đích tạo thịt heo có tỷ lệ nạc cao. Sử dụng kỹ thuật nuôi heo theo 2 giai đoạn.
– Thời gian nuôi ngắn
Có thể kết thúc vổ béo heo thịt vào lúc 5 – 6 tháng tuổi với trọng lượng từ 80 – 100 kg. Theo qui luật sinh trưởng phát triển của heo thịt theo các giai đoạn khác nhau, người chăn nuôi
Nguồn: Nguoichannuoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng cam

Mách bạn phương pháp trồng cam siêu đơn giản mà năng suất cao

Cây cam thường được nhân giống bằng cách ghép cành. Nếu chúng ta muốn bắt đầu trồng cây cam từ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa ở hàu phẳng hiệu quả

Được biết, hàu là một trong số các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Đây là loài vô cùng phổ …
Xem Chi Tiết

Phòng bệnh u sần và u nang bạch huyết trên cá bớp an toàn

Cá bớp hay chúng ta thường gọi là cá giò. Đây là một loài cá biến được nuôi có giá …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết