
Tôm là một loài động vật thủy sản biến nhiệt. Do đó nhiệt độ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Sự chênh lệch nhiệt độ hay sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm. Khi đó, nếu cộng thêm việc tôm thiếu đi các loại khoáng chất thiết yếu sẽ dẫn đến những bất lợi không đáng có cụ thể là hiện tượng cong thân, đục cơ. Gây hại rất lớn đối với chất lượng của tôm khi xuất bán, làm giảm hiệu quả năng suất của vụ nuôi.
Những ngày qua MPU nhận được khá nhiều câu hỏi từ bà con xoay quanh vấn đề bệnh cong thân, đục cơ là bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh là gì và cách phòng trị ra sao,… Chính vì thế bài viết hôm nay mpu muốn chia sẻ cụ thể hơn với bà con về căn bệnh này. Nhằm phổ biến cho quý bà con nguyên nhân gây bệnh cong thân đục cơ cũng như cách điều trị khắc phục. Quý bà con hãy thử áp dụng để có thể hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng cong thân, đục cơ này.
Dấu hiệu bệnh lý
Bệnh cong thân, đục cơ thường xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi trở lên. Biểu hiện là phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.
Các nguyên nhân gây bệnh
Biến động môi trường nuôi
Khi nhấc vó (nhá) lên để kiểm tra sức khỏe của tôm, tôm sẽ bị sốc và búng mạnh lên. Bởi gặp nhiệt độ cao khiến một số con bị cong thân. Biểu hiện là phần đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực. Còn phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở thành màu trắng đục. Sau khi thả trở lại ao, vì không còn khả năng duỗi thẳng cơ thể được nữa nên những con tôm bị cong thân sẽ không thể phát triển và chết đi. Trường hợp này cũng xảy ra tương tự khi chài tôm kiểm tra lúc trời nắng nóng.
Do vậy, bà con khi kiểm tra tôm nên tránh những ngày nắng nóng hoặc thời tiết bất thường. Có như vậy sức khỏe của tôm sẽ không bị ảnh hưởng.
Ao nuôi thiếu oxy
Khi thiết kế hệ thống quạt nước không đạt yêu cầu sẽ khiến lượng oxy hòa tan trong nước giảm thấp. Vào những ngày ít nắng hoặc mưa bão tảo quang hợp chậm không tạo ra nhiều oxy. Ngược lại, tảo và các vi sinh vật sống trong ao lại cạnh tranh oxy với tôm khiến tôm bị thiếu oxy. Dẫn đến tôm mắc bệnh cong thân, đục cơ. Nếu hàm lượng oxy xuống thấp 1.7 ppm thì tôm sẽ nổi đầu và sẽ chết khi lột xác.
Mặt khác, khi bà con tắt tất cả quạt khí rồi khởi động trở lại sẽ khiến tôm bị sốc và nhảy lên mặt nước. Khi gặp thời tiết nắng nóng sẽ khiến tôm bị cong thân như đã nói ở trên. Ngoài ra, khi nhiệt độ môi trường cao và tảo giáp trong ao phát triển sẽ khiến tôm bị yếu đi và bị đục cơ.
Vì thế, bà con không nên tắt hết tất cả quạt khí. Nên duy trì tối thiểu một dàn quạt kể cả khi cho tôm ăn. Bên cạnh đó, cần duy trì quạt nước đều đặn để cung cấp lượng oxy hòa tan cho ao nuôi để tôm hô hấp tốt.
Tôm sốc khi chuyển ao
Khi bà con thu tỉa tôm hoặc chuyển tôm sang ao nuôi mới, những con tôm bị sốc sẽ xuất hiện tình trạng cơ thịt chuyển sang trắng đục hoặc màu sắc thất thường. Phần lớn những con gặp tình trạng này sẽ chết nhanh chóng sau đó vài ngày.
Do vậy, bà con nên kiểm tra sức khỏe của tôm. Rồi sau đó hẵn chuyển sang ao mới. Nếu khi chuyển tôm mà thấy xuất hiện vài con chuyển sang trắng đục thì nên tạm dừng và tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Tôm bị thiếu khoáng
Bệnh do virus
Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao, tôm chuyển sang trắng đục ở một số bộ phận trên cơ thể. Nhưng nguyên nhân không phải do stress. Nguyên nhân chính là do vi bào tử trùng. Ngoài ra, tôm nhiễm virus cũng có thể chuyển sang trắng đục. Các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu ở phần đuôi rồi sau đó lan dần ra toàn thân. Tỷ lệ chết tích lũy khá cao, khoảng 40 – 70.
Phương pháp điều trị bệnh cong thân đục cơ
Phương pháp 1
Bổ sung khoáng KT 01 (2kg/1000m3) lúc tôm có biểu hiện bệnh.
Trộn 10ml CanciphosF2/kg thức ăn hoặc tạt trực tiếp (1lít/1000m3).
Đồng thời kết hợp vi sinh xử lý nước BZT hay VS 01 để đảm bảo môi trường ao nuôi sạch, không có khí độc. Như thế sẽ giúp tôm khỏe, lột nhanh và mau cứng vỏ.
Phương pháp 2
Tạt khoáng BALANCE 5kg/2.000m3 nước vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Lưu ý tạt liên tục 2 – 3 ngày.
Cho ăn 10g UV-SUPER MIX + 5ml UV-LITO new/kg thức ăn. Cho ăn 2 cử/ngày liên tục 3 – 4 ngày.
Phương pháp 3
Dùng Vitamin C (C300) 0,5 kg/ 1000m3: tạc lúc trưa nắng
Khoáng Nanocal 168 3-5 kg/ 1000m3 kết hợp với khoáng Kapo -L 1kg/1000m3 tạc vào buổi tối.
Bổ sung Pro D3: 1-3 ml/1 kg thức ăn; Canxiforte: 5-7g/1kg thức ăn; C300: 3-5g/1kg thức ăn vào khẩu phần ăn giúp tôm chống sốc, giảm stress và khoáng chất cần thiết cho tôm.
Nguồn: Truongsinhgialai.com