Đặc trị bệnh phân trắng cho tôm bạn đã biết chưa?

dieu-tri-benh-phan-trang-cho-tom
5 phút, 7 giây để đọc.

Tình hình thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến các yếu tố môi trường trong ao nuôi dễ bị biến động làm cho tôm nuôi dễ bị phát sinh các mầm bệnh. Trong đó phải kể đến căn bệnh phân trắng trên tôm. Nhất là thời điểm nắng nóng, nhiệt độ nước cao, mật độ dày là những yếu tố làm cho bệnh phân trắng trên tôm lây lan nhanh làm giảm năng suất thu hoạch đáng kể cho người nuôi. Nghiêm trọng hơn là làm ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm nước ta.

Bệnh phân trắng diễn ra ở mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào mật độ nuôi, kinh nghiệm nuôi, môi trường nước ao, số lượng tôm nhiễm bệnh,…Mặc dù bệnh phân trắng không gây chết hàng loạt nhưng nếu không xử lý kịp thời dẫn đến tôm còi cọc, châm lớn, chết dần. Vậy nếu bắt gặp bệnh phân trắng ở tôm quý bà con nên xử lý ra sao? Bài viết lần này MPU muốn giới thiệu đến quý bà con những biện pháp giúp đẩy lui căn bệnh phổ biến này. Đây là một số kinh nghiệm được chuyên gia và nhiều người áp dụng thành công. Xem ngay

Nguyên nhân

benh-phan-trang-o-tom

Bệnh thường xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tôm nuôi từ 40 ngày trở đi. Có nhiều tác nhân có thể gây ra bệnh. Song, ở thời kỳ đầu có thể chỉ do một nhân tố cụ thể nào đó gây bệnh trước khiến khả năng kháng thể của tôm bị suy yếu tạo điều kiện cho các nhân tố khác tấn công ngay sau đó. Trong đó phải kể đến:

+ Yếu tố môi trường: bệnh thường xảy ra trong điều kiện nhiệt độ nóng kéo dài (>32oC); nồng độ oxy hòa tan trong ao thấp (<3ppm); nồng độ các chất hữu cơ cao (>100ppm); độ kiềm <80ppm và >200ppm,…

+ Thức ăn: sử dụng thức ăn cho tôm kém chất lượng, bị nấm mốc tạo điều kiện cho các độc tố tấn công đường ruột tôm gây bệnh. Bên cạnh đó, bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bà con cho tôm ăn quá nhiều. Dẫn đến ao nuôi bị dư thừa thức ăn.

+ Tảo độc: sự phát triển mạnh mẽ của các loài tảo độc như: tảo lam, tảo giáp,… trong ao cũng là một tác nhân khiến tôm bị bệnh phân trắng. Nguyên nhân là vì trong các loài tảo này có chứa độc tố. Vì vậy khi tôm ăn phải sẽ khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và khó tiêu hóa, thành ruột bị tắc nghẽn,…

+ Do vi khuẩn, vi rút: Nhóm vi khuẩn Vibrio được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trên tôm. Bên cạnh đó một số loài (Grgarine, Enterocytozoon hepatopenaei) sống ký sinh trên tôm cũng được xem là yếu tố gây bệnh.

Phân bố và lan truyền

Bệnh phân trắng xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1998. Bệnh tập trung nhiều vào những vùng nuôi tôm công nghiệp, những vùng nuôi tôm nước lợ mặn.

Bệnh lây truyền chủ yếu theo phương ngang. Bệnh lây truyền từ vật chủ trung gian (động vật hai mảnh vỏ, cua, chim, con người,…); bệnh lây từ nguồn nước; tôm khỏe ăn tôm nhiễm phân trắng; tôm bị lây nhiễm từ chất thải của tôm bố mẹ bị bệnh ở trại giống, ấu trùng.

Triệu chứng của bệnh phân trắng

benh-phan-trang-tren-tom

+ Xuất hiện phân tôm màu trắng nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao ở cuối hướng gió,… hoặc trong nhá. Đây là những dấu hiệu phổ biến nhất và bà con có thể dễ dàng nhận biết ao tôm bệnh.

+ Tôm ăn kém hoặc bỏ ăn. Thịt tôm không đầy vỏ, vỏ mềm, quan sát tôm thấy rỗng ruột, đường phân bị đứt quãng do đường ruột bị viêm nhiễm, không hấp thụ được thức ăn.

+ Kiểm tra bằng phương pháp mô học phát hiện gan tôm bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra.

Dấu hiệu bệnh lý

Cường độ nhiễm nhẹ: Tôm sậm màu, đường ruột bị đứt khúc, ruột lỏng.

Cường độ nhiễm trung bình: Trong nhá (sàn ăn) xuất hiện những đoạn phân nhạt màu, màu trắng. Số lượng tôm giảm ăn 10-20%.

Cường độ nhiễm nặng: Tôm sậm màu hơn. Đặc biệt gan tụy bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đường ruột đổi thành màu trắng.

Theo các chuyên gia, bệnh phân trắng trên tôm có thể chữa trị hiệu quả nếu phát hiện bệnh sớm, tôm sẽ bắt mồi trở lại bình thường. Ngược lại, nếu phát hiện quá muộn, tôm bỏ ăn khiến sức khỏe yếu dẫn đến chết rải rác ở đáy ao. Ban đầu có thể là vài con nhưng càng lâu số lượng này có thể tăng đến vài trăm con/ngày và hơn nữa.

Phương pháp điều trị

hoi-chung-benh

Ngừng cho ăn hoàn toàn trong vòng 1 – 2 ngày;

Chạy quạt tăng cường ôxy nhiều nhất có thể nhằm hỗ trợ nhanh chóng phân hủy chất thải trong ao nuôi;

Thay nước sạch đã xử lý 30 – 50%. Bà con chú ý thay chậm để không làm tôm sốc;

Tìm các giải pháp phù hợp để làm giảm nồng độ các chất hữu cơ trong ao. Nếu ao thường xuyên xi phông thì dùng chất lắng tụ rồi xi phông sạch ra ngoài. Trường hợp ao không được xi phông trước đó thì chỉ dùng vi sinh. Tuyệt đối không được làm xáo trộn đáy ao khiến khí H2S khuếch tán vào nước gây chết tôm;

Sử dụng vi sinh với liều cao gấp 3 lần so với liều bình thường xử lý nước và đáy ao;

Trộn xen kẽ các nhóm vi sinh tiêu hóa và tỏi (10 g/kg) vào thức ăn để cho tôm ăn.Tránh không trộn tỏi cùng vi sinh vì tỏi có thể làm bất hoạt vi sinh;

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trong vòng 5 ngày liên tục.

Nguồn: Vietlinh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

bệnh khảm lá sắn

Phương pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn

Từ giữa năm 2017 đến nay;  bệnh khảm lá sắn đã xuất hiện ở các tỉnh Tây Ninh và Đông …
Xem Chi Tiết
bệnh thối hoa trên nhãn vãi

Phương pháp phòng trừ bệnh thối hoa trên nhãn,vải giúp cho cây đạt năng suất

Hiện tại, nhãn và vải đang trở thành cây trồng kinh tế quan trọng ở nước tôi. Đây là loại …
Xem Chi Tiết
bệnh trên cây bơ

Phương pháp phòng và trị bệnh trên cây bơ

Bơ không chỉ thơm ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe và mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bệnh hại cây cà chua

Phương pháp phòng bệnh hại cây cà chua

Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller; thuộc họ cà độc dược. Cây này có nguồn …
Xem Chi Tiết
bệnh trên cây quả có múi

Phòng bệnh trên cây quả có múi và phương pháp chữa trị triệt để

Cây có múi là loại cây tương đối dễ trồng trọt; mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều …
Xem Chi Tiết
Bệnh loét ở cây ăn quả

Bệnh loét ở cây ăn quả và phương pháp phòng trừ

Bệnh loét ở cây ăn quả thường rụng trái và lá, cây cằn cỗi nhanh chóng chết. Trong trồng trọt …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

bệnh đốm đen lá ở hoa

Phòng bệnh đốm đen lá ở hoa cúc

Bệnh đốm đen lá ở hoa cúc là bệnh trên lá có nhiều đốm hình bầu dục tròn nhỏ, đường …
Xem Chi Tiết
ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả, kinh tế cao

Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả, kinh tế cao

Để chăn nuôi gà Đông Tảo đạt hiệu quả thì việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi đúng kỹ …
Xem Chi Tiết
Chia sẻ cách chăn nuôi gà ri lai hiệu quả

Chia sẻ cách chăn nuôi gà ri lai hiệu quả

Gà ri lai – Đây là giống gà được lai tạo giữa gà trống Ri và gà mái Lương Phượng, …
Xem Chi Tiết
Cách úm gà con đơn giản, hiệu quả tại nhà

Cách úm gà con đơn giản, hiệu quả tại nhà

Gà con mới nở thường yếu và sức đề kháng yếu, sử dụng phương pháp úm gà con mới nở …
Xem Chi Tiết

Phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gà trong chăn nuôi

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp được nhiều người chăn nuôi gia cầm trên cả nước áp dụng. Công …
Xem Chi Tiết

Cách xác định giới tính cho gà con sau khi nở

Cho dù trại gà là một trang trại lớn hay một trang trại bình thường, chúng ta đều muốn biết …
Xem Chi Tiết
Cách nuôi gà chín cựa (nhiều cựa) hiệu quả kinh tế cao

Cách nuôi gà chín cựa hiệu quả kinh tế cao

Gà nhiều cựa hay gà chín cựa là đặc sản của xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Gà …
Xem Chi Tiết