Thịt dê đang là loại thực phẩm rất được người tiêu dùng ưa chuộng bởi vị thơm ngon tự nhiên, và quan trọng hơn độ “sạch” cao. Nhiều hộ nông dân đã trở thành tỷ phú nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi dê thịt nhốt chuồng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một tăng cao. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con chi tiết kỹ thuật nuôi dê thịt khoa học theo mô hình nhốt chuồng, cho năng suất cao.
Sau khi đẻ đến 10 ngày tuổi:
– Dê con vừa đẻ xong bạn lau khô mình cho nó rồi cắt rốn ngay (cắt cách cuống rốn 3-4cm, vuốt hết máu ra ngoài). Sau đó, bạn lấy dây chỉ buộc cuống rốn cách bụng khoảng 3-4cm rồi cắt phần bên ngoài của cuống rốn, sát trùng chỗ cắt bằng oxy già hay cồn iod 5%.
– Vẫn để dê nằm chung chuồng với mẹ, lót chỗ nằm bằng rơm hoặc cỏ sạch.
– Trong nửa giờ sau khi đẻ, dê con cần được bú sữa đầu vì lúc này sữa mẹ rất tốt, có nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể giúp dê con mau lớn, có sức đề kháng chống được tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh đường tiêu hoá.
– Nếu dê con quá yếu, không tự bú được thì bạn tập cho nó bú hoặc vắt sữa vào bình rồi cho nó bú 3-4 lần/ngày.
– Nếu dê mẹ không chịu cho bú thì bạn giữ chặt dê mẹ, vắt bỏ tia sữa đầu rồi đưa núm vú vào miệng dê con, tập cho nó bú. Lúc nào nhận thấy dê con đã bú no bạn mới cho nó rời vú mẹ. Tập cho sê bú vài ngày như thế thì dê mẹ sẽ cho con bú trực tiếp. Ngoài ra bạn cần tập cho dê con bú đều hai vú mẹ. Nếu chỉ bú một bên, vú còn lại sẽ cương sữa làm dê mẹ đau, không chịu cho con bú nữa.
Từ 11-45 ngày tuổi:
– Đây là giai đoạn vắt sữa dê mẹ (2lần/ngày, lúc sáng và chiều tối; đối với dê mẹ có năng suất sữa trên 1lít/ngày). Sau khi vắt sữa xong; bạn cho dê con bú phần sữa còn lại trong bầu vú của dê mẹ.
– Nếu thấy dê con bú chưa no thì bạn cho nó bú thêm khoảng 300-350 ml sữa (bằng bình, 2-3 lần/ngày).
– Mỗi ngày bạn cho dê con bú khoảng 450-600ml sữa là vừa. Để xác định được lượng sữa dê con đã bú, bạn cân trọng lượng của nó; trước và sau khi cho bú.
– Nếu dê mẹ tiết sữa dưới 1lít/ngày, bạn chỉ vắt sữa 1lần/nagỳ vào buổi sáng; và cần tách dê con khỏi mẹ từ 5 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ 30 phút sáng hôm sau. Rồi bạn cho dê con theo mẹ suốt thời gian còn lại trong ngày; không cần cho bú thêm bằng bình.
– Từ lúc dê 11 ngày tuổi trở đi, bạn có thể cho nó ăn thêm các loại thức ăn dễ tiêu; như các loại cỏ lá non sạch, chuối chín, bột bắp, bột đậu nành rang…
– Lượng thức ăn tăng dần: Từ 28 đến 45 ngày tuổi cho ăn khoảng 30-35 g thức ăn tinh; từ 46-90 ngày tuổi cho ăn 50-100g thức ăn tinh.
Từ 46-90 ngày tuổi:
– Ở giai đoạn này bạn chỉ cho dê con bú 2 lần/nagỳ và giảm lượng sữa cho bú xuống; (từ 600ml còn 400ml). Thay vào đó bạn cho dê con ăn dặm thêm thức ăn dinh dưỡng; (nên hâm nóng ở 38-40oC).
– Riêng bình sữa, bạn cần khử tiệt trùng trước và sau khi cho bú; lau sạch nền chuồng khi dê con đã bú xong.
– Bạn cần thả dê con đi lại tự do trong sân chơi hoặc chăn thả nơi gần chuồng để tập cho nó vận động.
– Dê con dễ bị cảm lạnh, tiêu chảy, viêm loét miệng, do đó bạn nên giữ ấm cho nó; khi trời trở gió (lót ổ rơm sạch, che chắn chuồng; và vệ sinh chuồng trại thường xuyên…). Ngoài ra, bạn không nên chăn thả dê con dưới 1 tháng tuổi.
– Nếu thấy dê con gầy yếu, suy dinh dưỡng, bạn cần cho ăn thêm những chất bổ sung dinh dưỡng; như vitamin và premix khoáng; hoặc nên loại bỏ ngay để tránh lãng phí tiền của và công nuôi mà không đạt kết quả tốt.
Chuồng nuôi dê
Xây dựng chuồng nuôi dê không quá phức tạp, vật liệu lại đơn giản, dễ kiếm, tuy nhiên; bà con cũng phải có kỹ thuật làm chuồng nuôi dê thì công tác quản lý, chăm sóc; và xuất chuồng mới cho hiệu quả cao nhất. Làm chuồng nuôi dê, bà con cần phải chú ý đến; những đặc điểm cơ bản như: Vị trí, hướng chuồng, diện tích chuồng nuôi.
- Nhìn chung, chuồng nuôi dê phải cách xa nguồn nước sinh hoạt, nhà ở. Xung quanh chuồng nuôi có bóng cây che mát nhưng phải đảm bảo dễ vệ sinh, tiêu nước.
- Hướng chuồng tốt nhất là hướng Đông Nam vì mát về mùa hè, tránh được gió mùa đông bắc.
- Bà con có thể sử dụng các vật liệu đơn giản như gỗ, tre, tầm vông, thân cây cau. thân cây dừa… để làm chuồng vừa tiết kiệm chi phí vừa thoáng mát và sạch sẽ. Chuồng nuôi phải được quy hoạch với diện tích phù hợp với tổng số lượng đàn vật nuôi đảm bảo mật độ nuôi nhốt phù hợp khoảng 0,5m2/ con giúp đàn dê có không gian sinh trưởng và phát triển tốt nhất.