Ngao là loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị dinh dưỡng cao, sinh trưởng nhanh và có thể nuôi theo nhiều hình thức khác nhau. Vì thế nghề nuôi ngao đã dần khẳng định được vị thế trong các loại hình nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên loại hình này đa số ở mức tự phát, chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của người dân sau nhiều lần thử nghiệm. Trong mô hình nuôi ngao cần chú ý đến kỹ thuật chọn bãi nuôi, giống, chăm sóc và quản lý sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhận thức được điều này Mpu.com.vn xin giới thiệu đến quý bà con kỹ thuật nuôi ngao chuẩn từ đầu đến cuối hiệu quả, mang tính thân thiện với môi trường. Đây là quy trình cụ thể cho người nuôi ngao có thể thực hiện để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất. Nhưng vẫn đảm bảo tính thân thiện với môi trường, góp phần tích cực bảo vệ nguồn lợi này cũng như làm sạch môi trường đáy vùng triều. Còn chần chờ gì nữa xem ngay với Mpu nào!
Cải tạo bãi nuôi
– Đối với bãi cũ: Sau khi kết thúc một chu kỳ nuôi, người nuôi ngao cần tính toán lịch con nước thủy triều để tiến hành vệ sinh mặt bãi. Đồng thời sử dụng máy, cày lật bãi nuôi, kết hợp bón vôi với lượng 10 kg/100 m2, rồi san bằng mặt bãi trước khi thủy triều lên.
– Đối với bãi mới: Người nuôi ngao tính toán lịch con nước thủy triều, tiến hành vệ sinh mặt bãi. Những bãi nuôi nền đáy chưa ổn định, tiến hành phun cát bổ sung đến mức hợp lý (nền đáy cát chiếm tỷ lệ 70-80%). Sau đó mới san bằng mặt bãi trước khi thả giống.
Điều kiện bãi nuôi
– Bãi triều phải nằm trong vùng quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bãi nuôi thuộc vùng trung và hạ triều, bằng phẳng, ít dốc. Nền đáy cát chiếm tỷ lệ khoảng 70-80%.
– Diện tích: 1-2 ha/bãi.
– Độ mặn ổn định, dao động từ 10-30‰.
– Không bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải từ các khu công nghiệp; thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; nước thải trong sinh hoạt và nước ngọt từ các cửa sông đổ ra.
Chuẩn bị vây lưới và chòi canh bảo vệ ngao nuôi
Vây lưới
– Chuẩn bị xăm lưới Politylen, cọc tre hoặc gỗ để vây xung quanh bãi nuôi, tránh ngao di chuyển tự do hoặc thất thoát khi gặp các điều kiện bất lợi của thời tiết như sóng gió, mưa bão …
– Vây lưới có thể được làm 1 hoặc 2 lớp. Lớp trong có tác dụng ngăn không cho ngao di chuyển ra ngoài. Còn lớp ngoài ngăn ngừa địch hại xâm nhập. Chiều cao lưới từ 0,8-1,2 m, cỡ mắt lưới nhỏ hơn cỡ giống thả.
Cách cắm vây lưới: Vùi xuống đất khoảng 1/3 đến 2/5 chiều cao của xăm lưới, phần còn lại dùng các cọc bằng tre hoặc gỗ dài 1,5-2,5 m để nâng lưới lên cao hơn so với mặt bãi từ 50-70 cm. Cách 1,5-2,0 m cắm một cọc nhỏ (Φ = 8-10) để nâng lưới, cách 3-5 m cắm một cọc cỡ lớn (Φ = 10-15) để căng lưới.
Chòi canh
Chọn và thả giống
Chọn giống
– Người nuôi nên chọn mua ngao giống tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín, đảm bảo chất lượng. Tốt nhất nên chọn ngao giống đã được ương dưỡng tại các vùng nuôi có điều kiện môi trường tương ứng.
– Chọn ngao giống có kích cỡ đồng đều, màu sắc sáng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt là không bị nhiễm bệnh, có mùi tanh tự nhiên.
Thả giống
– Thời vụ thả nuôi: Có thể thả nuôi quanh năm. Nhưng thời gian thả giống tập trung từ tháng 4-5 và tháng 9-10 dương lịch hàng năm.
– Cỡ giống thả và mật độ nuôi: Cỡ từ 600-2.000 con/kg, mật độ 250-350 con/m2; cỡ từ 400-600 con/kg, mật độ 180-250 con/m2.
Cách thả giống
Kỹ thuật quản lý bãi nuôi
– Xây dựng chòi canh trên mặt bãi thuận tiện cho việc kiểm tra, quan sát bãi nuôi.
– Hàng ngày trước và sau khi triều xuống, kiểm tra bãi nuôi như nhiệt độ tăng cao (tháng 6 – 7 hàng năm), độ mặn thấp hoặc ảnh hưởng của bão, lũ, các biểu hiện khác của ngao để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Ngao thường có hiện tượng di chuyển và tập trung mật độ cao ở chân vây, nhất là sau mỗi con nước hoặc gió bão. Cần phải kiểm tra thường xuyên để san thưa mật độ nuôi, tu sửa lại chân vây tránh thất thoát.
– Hàng ngày, trước khi triều xuống cần kiểm tra bãi nuôi và bắt các đối tượng địch hại tấn công ngao. Chẳng hạn như cua, ốc, … trong bãi nuôi.
– Thường xuyên vệ sinh mặt bãi nuôi, chân vây lưới. Nhằm để tạo độ thông thoáng cho nước triều lên xuống làm phong phú nguồn thức ăn cho ngao.
Thu hoạch
Thời gian thu hoạch
– Sau thời gian nuôi khoảng 18-20 tháng, ngao đạt kích cỡ 50-60 con/kg nên tiến hành thu hoạch.
– Thời gian thu hoạch tốt nhất là vào mùa xuân và mùa thu dễ bảo quản.
Phương pháp thu hoạch
Thu hoạch thủ công: Dùng cào thu ngao khi nước triều kiệt
– Ưu điểm: Không làm dập vỏ. Tỷ lệ tạp chất trong ruột ngao thấp.
– Hạn chế: Thời gian thu kéo dài, tốn nhân công, chi phí cao.
Thu hoạch bằng lưới kéo trên thuyền máy
– Ưu điểm: Thời gian thu hoạch ngắn, tốn ít nhân công, chi phí thấp.
– Hạn chế: Có thể làm dập vỏ một lượng ngao nhất định trong khi thu hoạch. Tạp chất trong ruột ngao nhiều mất chi phí và thời gian sơ chế, ảnh hưởng đến uy tín chất lượng ngao xuất khẩu.