Áp dụng ngay kỹ thuật nuôi cua đồng giúp đạt năng suất cao

6 phút, 34 giây để đọc.

Cua đồng là một trong những loại động vật thủy sản không còn xa lạ gì với bà con nông dân người việt. Loài này không chỉ ngon sạch mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Từ cua đồng, bà con có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là món canh cua đồng nấu vớ rau. Trước đây, sản lượng cua đồng trong tự nhiên rất lớn. Tuy nhiên hiện nay loài thủy sản này đang ngày càng khan hiếm. Chưa kể chất lượng thì bị đe dọa do nguồn nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, và các phương thức khai thác diệt trừ tận gốc. Trong khi đó nhu cầu thu mua cua đồng ngày một tăng cao.

Chính vì vậy nghề nuôi cua đang là một nghề mới rất hấp dẫn người dân, hứa hẹn nhiều tiềm năng. Hiện mô hình nuôi cua đồng trong ao, ruộng đã được nhiều hộ gia đình thử nghiệm thành công. Nhưng với những ai chưa biết đến kỹ thuật chăn nuôi loài thủy sản này thì hãy xem ngay bài viết hôm nay của mpu. Bàі viết này mpu sẽ giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao, ruộng cho năng suất cao.

Chuẩn bị ao, ruộng nuôi

Đối với ao nuôi

– Nguồn nước dồi dào, không ô nhiễm.

– Có cống cấp và cống thoát nước riêng biệt.

– Đáy ao tốt nhất là đất thịt, có lớp bùn dày 20cm là vừa.

– Ao nuôi có diện tích từ 300-1.000m2, độ sâu 0,8-1,2m.

– Xung quanh bờ phải rào bằng đăng tre, tấm nhựa hoặc lưới cước đặt nghiêng về phía ao không cho cua thoát ra được.

Đối với ruộng nuôi

– Chọn ruộng nuôi địa thế ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt.

– Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 ha đến 2/3 ha là vừa. Nếu nhỏ quá chất nước không ổn định. Còn lớn quá chúng ta khó quản lý.

– Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất chặt để nước bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt.

– Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương.

nuoi-cua-dong

Cải tạo ao, ruộng nuôi

– Trước khi nuôi 1-2 tuần, tiến hành tát cạn nước để diệt hết mầm bệnh. Bằng cách bón vôi 7-10 kg/100 m2, phơi nắng 3-5 ngày sau đó cấp nước vào ao. Đối với ruộng thì cấp nước vào nhưng không cho nước tràn lên ruộng. Chỉ khi nào đến thời kỳ lúa sắp làm đòng mới cấp nước lên ruộng cho cua lên ruộng tìm thức ăn.

– Tiến hành gây màu nước cho ao bằng phân chuồng hoặc phân hóa học để tạo nguồn động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua giống mới thả.

– Trong ao, ruộng nuôi nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua lúc cua lột xác tránh bị hao hụt, có thể thả thêm bèo, rau muống, rau dừa nước … để che phủ ao vào những ngày nắng gắt. Độ che phủ khoảng 1/3 diện tích mặt ao.

Chọn và thả giống cua

chon-giong-cua-dong

– Thời vụ thả giống thường từ tháng 2 – 4 hàng năm

– Chọn con giống khỏe mạnh, không bị bệnh tật, đầy đủ càng và chân, màu sắc tươi sáng không bị đóng rong có thể chọn cua đực để nuôi góp phần tăng năng suất và giá trị thương phẩm.

– Mật độ: nuôi ao: 10-15 con/m2, nuôi ruộng: 5-7 con/m2.

– Thả cua ta không nên thả trực tiếp xuống ao mà phải thả từ mé bờ ao cho cua tự bò xuống ao, ruộng tránh hiện tượng cua bị sốc môi trường.

Chăm sóc cua đồng

– Thức ăn cho cua rất đa dạng thiên về động vật bao gồm cá tạp, ốc, hến, khoai lang, khoai mì…thức ăn nên bằm nhỏ vừa cỡ miệng cua.

– Khẩu phần ăn từ 5-8 % trọng lượng cua/ngày và được chia làm 2 lần trong ngày, sáng sớm ăn 20 – 40% và chiều ăn 60 – 80 % trọng lượng thân. Thức ăn phải còn tươi không bị ôi thiu, nấm mốc.

– Cần cho cua ăn thức ăn vừa đủ để đảm bảo chất lượng nước vừa giúp cua tiêu hóa tốt thức ăn và hạn chế hao phí thức ăn, hạ giá thành nuôi. Trong ao ruộng nuôi cần bố trí một số sàng ăn để đánh giá tình trạng bắt mồi của cua và đồng thời căn cứ vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Kỹ thuật chăm sóc cua đồng

ky-thuat-thuy-san

– Thường xuyên thay nước cho ao, ruộng nuôi khoảng 1 tuần/lần để kích thích cua lột xác và bắt mồi mạnh. Mỗi lần thay nước từ 1/4-1/3 lượng nước trong ao, mương.

– Định kỳ bón vôi cho ao ruộng nuôi 15 ngày/lần với liều lượng 2-3 kg/100m2 hòa vào nước, lấy nước trong tạt đều khắp ao.

– Thường xuyên kiểm tra đăng chắn cống, bờ rào chắn để tránh cua thất thoát ra ngoài.

Thức ăn cho cua đồng

Chuẩn bị thức ăn

Cua là động vật ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Chúng thích ăn thịt các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khai thác tại chỗ. Trước khi thả giống, nên bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con.

Từ tháng thứ 4 nên thả ốc giống vào ruộng (450-600kg/1000m2 hoặc thả tôm ôm trứng để sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua cỡ lớn hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại thức ăn đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao. Nếu có điều kiện thì tận dụng cá tạp và phế thải động vật để giảm giá thành.

Cho cua ăn

Căn cứ vào mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua để cho ăn hợp lý.

Từ tháng 3 đến tháng 5, cua chủ yếu ăn thức ăn tinh. Thức ăn nên làm thành các nắm bột nhão nhỏ. Lượng thức ăn từ 20-30% trọng lượng cua.

Từ tháng 6 đến tháng 9, cua ăn khoẻ, mau lớn nên cần cho ăn thêm rong cỏ, khoai sắn. Có thể bổ sung thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế từ cá tạp.

Từ tháng 10 trở đi, cần tăng thêm thức ăn từ động vật. Lượng thức ăn từ 7-10% trọng lượng cua.

Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần. Sáng cho ăn từ 20-40%. Còn chiều cho ăn 60-80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.

Cần đặt sàng ăn tại 1 số điểm trong mương để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều tiết lượng thức ăn hàng ngày

Thu hoạch cua đồng

thu-hoach-cua

– Thời điểm thu hoạch chủ yếu là vào tháng 10.

– Khi cua đạt kích thước thương phẩm được giá cao có thể tiến hành thu hoạch.

– Thu tỉa bằng cách đặt lờ, lợp… tát cạn, bắt bằng tay nếu thu toàn bộ.

– Cua nhỏ không đủ cỡ thương phẩm được để lại nuôi tiếp cho vụ sau.

Nguồn: Nhanong.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

den-mang-tren-tom-do-nuoc-o-nhiem

Cách chữa trị bệnh đen mang trên tôm bà con nên biết

Nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho tôm phát triển khỏe mạnh …
Xem Chi Tiết
dieu-tri-benh-phan-trang-cho-tom

Đặc trị bệnh phân trắng cho tôm bạn đã biết chưa?

Tình hình thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến các yếu tố môi trường trong ao nuôi dễ bị …
Xem Chi Tiết
gan-bi-teo-va-sung

Biện pháp trị bệnh tôm bị teo gan và sưng hiệu quả không nên bỏ qua

Ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những bước phát …
Xem Chi Tiết
benh-hoai-tu

Biểu hiện và cách điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm như thế nào?

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm, bạn biết gì về căn bệnh này? Căn bệnh này còn được gọi …
Xem Chi Tiết
benh-ca-nuoi

Phương pháp điều trị một số căn bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở cá nuôi

Lợi nhuận từ nghề nuôi trông thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng mang lại là con …
Xem Chi Tiết

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ sao cho hiệu quả

Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi là bệnh đục thân. Hoại tử cơ là căn bệnh khá phổ biến …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết