Kỹ thuật trồng ngô sinh khối vụ đông cho năng suất cao

ngô
5 phút, 48 giây để đọc.

Ngô là một loại cây thuộc họ cỏ. Ở những khu vườn nhỏ hơn, nên trồng theo khối vuông thay vì hàng dài để cải thiện khả năng thụ phấn chéo giữa các thân cây ngô. Giống như hầu hết các loại rau, ngô sẽ phát triển tốt nhất ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Bắp là một trong những loại cây được trồng theo kỹ thuật trồng rau truyền thống. Ngô là cây mùa ấm hàng năm được trồng tốt nhất sau khi nhiệt độ đất 16 ° C; thường là hai hoặc ba tuần sau đợt sương giá cuối cùng vào mùa xuân. Ngô trồng ở đất ẩm ướt khó nảy mầm.

Vậy liệu có cách nào trồng ngô khối sinh vụ đông không? Câu trả lời về kỹ thuật trồng ngô vụ đông đã được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ đến bạn ngay trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy dành thời gian đọc và lưu lại những thông tin quan trọng về kỹ thuật trồng ngô và kỹ thuật chăm sóc ngô ngay nhé!

ngô sinh khối

Kỹ thuật trồng ngô sinh khối vụ đông cho năng suất cao

Ngô sinh khối là cây ngô được thu hoạch ở giai đoạn ngô sáp trưởng thành và được sử dụng làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Ngô thu hoạch khi ngô đã trưởng thành được dùng làm thức ăn chăn nuôi thay vì thu hoạch hạt để ngô chín hết nên đảm bảo độ mềm, giàu dinh dưỡng và ngon miệng cho vật nuôi.
Toàn bộ cây ngô (thân, lá và ngô) thường được băm nhỏ / xay để làm thức ăn trực tiếp, hoặc chế biến thêm thành thức ăn gia súc, chẳng hạn như ủ chua, làm viên cho gia súc ăn cỏ.

Thời vụ trồng

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và hệ thống luân canh cây trồng từng địa phương để lựa chọn khung thời vụ thích hợp nhất. Ở một số vùng có điều kiện thuận lợi (đất bằng, chủ động tưới,..) thì thu hoạch xong vụ này là có thể trồng vụ khác.

Giống

Sử dụng giống ngô có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất sinh khối cao, có khả năng trồng được mật độ cao, chịu hạn như: VN172, ĐH17-5, LCH-9, NK7328, PSC747…

Kỹ thuật canh tác

Làm đất

Làm đất sạch cỏ dại, cày rạch hàng, lên luống hoặc không tùy điều kiện đất và thời vụ. Ở vùng trung du, miền núi hoặc trồng ngô vụ đông trên chân đất 2 vụ lúa nên áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu. Nên gieo hạt bằng máy gieo với chức năng rạch hàng, rải phân, gieo và lấp hạt hoặc máy gieo đẩy tay. Đất vụ đông nên gieo hạt ủ nứt mầm hoặc làm bầu để đảm bảo mật độ và tiết kiện công lao động.

ngô sinh khối

Giống và mật độ gieo trồng

Lượng giống cho 1 ha: 27 – 30 kg; mật độ thích hợp: 7,7 – 8,3 vạn cây/ha; khoảng cách gieo: 60 – 65 cm x 20 cm/cây.

Bón phân

– Bón 8 – 10 tấn/ha phân chuồng hoặc 2500 kg phân hữu cơ vi sinh. Bón lót toàn bộ trước khi gieo hạt. Phân đạm urê: 340 – 350 kg, lân supe: 600 – 650 kg, kali chlorua: 165 – 170 kg; bón lần 1 khi ngô 5 – 7 lá (toàn bộ lân + 1/3 lượng đạm và ½ lượng kali); bón lần 2 khi ngô 9 – 10 lá (1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali); lần 3 trước khi trỗ khoảng 10 ngày, bón lượng phân còn lại.

– Trường hợp sử dụng phân bón tổng hợp NPK, có thể chọn loại phân và lượng bón để đạt mức bón tương đương.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

– Chăm sóc sớm để tạo lực cho cây; Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh sớm, đặc biệt là sâu đục thân, bệnh khô vằn và đốm lá.

– Tưới nước đảm bảo đủ ẩm; đối với vùng trung du, miền núi cần bố trí thời vụ để tránh hạn, đặc biệt ở các giai đoạn trước, trong và sau khi trổ cờ, tung phấn, phun râu.

Thu hoạch

Thời điểm lý tưởng cắt cây ngô xanh để ủ chua là khi 50% số bắp trên cây ở giai đoạn chín sáp. Thu hoạch toàn bộ thân cây bao gồm cả bắp, cắt thành các lát từ 3 – 5 cm.

Hướng dẫn ủ chua cây ngô

* Có thể thay thế rỉ mật (hoặc urê) bằng một số loại men vi sinh sau:

– Vi khuẩn lên men hỗn hợp (Homo Fermentative Lactic Acid Bacteria): Liều dùng 0,25 kg dạng hạt hoặc 1 lít dạng lỏng/tấn ngô nguyên liệu.

– BIO-PT1, NN1 (men vi sinh hoạt tính): 1 kg chế phẩm BIO-PT1 (hoặc NN1), 6 kg cám gạo (bột ngô nghiền), 1,5 kg muối ăn sử dụng cho 600 – 1.000 kg nguyên liệu ngô sinh khối.

– Có thể sử dụng một số loại men vi sinh khác theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

ngô sinh khối

Các bước ủ chua cây ngô như sau:

Bước 1: Sau khi thu hoạch, cắt nhỏ cây 3 – 5 cm; phơi tái dưới nắng khoảng nửa ngày để làm mất nước và héo. Đảm bảo độ ẩm khoảng 65%.

Bước 2: Cho nguyên liệu vào hố ủ (hoặc túi ủ) và nén chặt. Nếu sử dụng hố ủ, cần rải một lớp rơm hoặc cỏ khô xuống đáy hố, sau đó chất từng lớp thức ăn có độ dầy từ 40 – 60 cm. Sau mỗi lớp thức ăn cần nén chặt và đều. Hố ủ nên làm nơi khô ráo, thoát nước, nếu sử dụng quy mô lớn và lâu dài thì nên xây hố bằng gạch, xi-măng.

Bước 3: Cho thêm rỉ mật (urê, men vi sinh): Dùng một ô-doa có dung tích 10 lít; lấy 5 lít rỉ mật (hoặc urê) hòa vào 5 lít nước sạch; tưới đều cho mỗi lớp ngô đã chất vào trong hố ủ trước khi nén. Cần định liệu rỉ mật đều cho tất cả các lớp thức ăn trong hố ủ theo tỷ lệ; (hoặc rải 1 lớp men trộn với bột ngô lên trên mỗi lớp cây ngô xanh).

Bước 4: Đóng hố ủ: Kỹ thuật đóng hố ủ cũng thay đổi tùy theo từng loại hố. Trường hợp hố ủ lớn, có hai vách ngăn song song; sau khi đã nén kỹ lớp thức ăn trên cùng, phủ một lớp rơm (độ dày 5 cm) lên đỉnh hố; sau đó đổ một lớp đất dày (30 cm) lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ. Cần che hố ủ bằng bạt, bằng tôn hoặc tấm lợp. Sau từ 6 – 7 tuần ủ, thức ăn có thể sử dụng.

Nguồn: Khuyennongvn.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

benh-ca-nuoi

Phương pháp điều trị một số căn bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở cá nuôi

Lợi nhuận từ nghề nuôi trông thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng mang lại là con …
Xem Chi Tiết

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ sao cho hiệu quả

Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi là bệnh đục thân. Hoại tử cơ là căn bệnh khá phổ biến …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp các phương pháp trị bệnh cho vật nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đôi lúc không thể tránh khỏi việc thủy sản nuôi bị bệnh. Bởi nguyên nhân …
Xem Chi Tiết

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết