Ngành chăn nuôi ở Việt nam tương đối phát triển và đang áp dụng các khoa học công nghệ vào. Chăn nuôi bao gồm ngành gia súc và gia cầm. Gà cái tên không hề xa lạ với người dân Việt Nam. Hình ảnh con gà hiển hữu xung quanh cuộc sống. Gà cũng là biểu tượng của nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhiều bài thơ, bài văn hay nói về gà. Chăn nuôi gà như một nét đẹp vốn có từ lâu đời của nhân dân ta. Hình ảnh con gà gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, chú gà báo thức giúp dân ta biết giờ giấc. Ngày nay dù việc cuộc sống phát triển, con gà vẫn luôn gắn bó với đời sống. Thịt gà một trong những thực phẩm thiết yếu của cuộc sống.
Giá gà năm nay không ngừng biến động qua từng tuần, từng tháng. Nhiều khi giá gà lên cao giúp người nông dân được cải thiện cuộc sống. Nhưng dịch bệnh, các yếu tố khác tác động khiến giá thịt gà luôn biến động. Gần đây khi gà giá rẻ ồ ạt nhập vào thị trường Việt Nam khiến người chăn nuôi lo lắng. Khi giá gà công nghiệp nhập khẩu giá rẻ, gà người chăn nuôi thường cao hơn vài lần. Người tiêu dùng luôn đắn đo trong việc lựa chọn.
Giá thị gà nhập khẩu quá rẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người chăn nuôi
Trong khi giá lợn hơi trong nước vẫn tăng (ngày 7/1 lợn hơi lên tới 81 ngàn đồng/kg mức cao nhất tuần đầu năm 2021). Chỉ với 20.000 đồng, người tiêu dùng có thể mua được 1 kg thịt gà công nghiệp nhập khẩu. Thịt gà giá rẻ đang ồ ạt vào Việt Nam khiến gà trong nước có nguy cơ thất thế. Dẫn đến việc người chăn nuôi thua lỗ nặng
Trên thị trường hiện nay, gà nhập nguyên con trong lượng 1,4 – 1,6kg giá 30.000 hơn 50.000 đồng. Mua nguyên thùng tỏi gà công nghiệp Mỹ, tỏi khay 31.000 đồng/kg. Trong khi đó, gà thịt công nghiệp tại trại trong nước chỉ dao động trên dưới 35.000 đồng/kg. Giá giao dịch tại các trại khu vực miền Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hà Nội,… từ 33.000 – 37.000 đồng/kg. Gà công nghiệp làm sạch, bán tại các lò khoảng 60.000 đồng/kg ức, đùi…
Ông Nguyễn Xuân Tiến, một hộ chăn nuôi gà tại Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết. Với mức giá hiện tại, trung bình người chăn nuôi lỗ khoảng 10.000-15.000 đồng/con. Vào tháng 2/2020, khi giá gà trong nước giảm sâu, người chăn nuôi còn lỗ tới 30.000 đồng/con.
Chăn nuôi gia cầm gặp khó
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cho biết. Chưa bao giờ ngành chăn nuôi gia cầm lại gặp khó khăn và nhiều biến động như hiện nay. Năm 2020, dù giá thịt lợn tăng cao, có thời điểm lên đến 100 nghìn đồng/kg. Nhưng giá thịt gà và một số thịt gia cầm khác lại rất thấp.
Về số lượng có sự tăng trưởng nhưng hầu như không tăng về giá trị. Đầu năm 2020, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ chưa giảm thuế nhập khẩu thịt gà đông lạnh. Đồng thời khuyến cáo các hội viên không nằm trong hiệp hội cân đối lại tổng đàn. Nhưng các loại thịt nhập khẩu giá rẻ vẫn chiếm ưu thế trên thị trường.
Nguyên nhân khiến ngành gia cầm đang gặp khó khăn
Theo Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Ngành chăn nuôi gia cầm được đánh giá là bị tác động lớn nhất. Tuy nhiên, hiện tại, Việt Nam chưa có các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất gia cầm trong nước. Trong khi nhiều nước đang áp dụng cách này. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn cũng chưa mặn mà vấn đề kiện bán phá giá. Việc giám sát các lô hàng thịt gà đông lạnh hết hạn, chưa đảm bảo chất lượng cũng chưa được quan tâm đúng mức.
“Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, ngành chăn nuôi gia cầm sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Người chăn nuôi và các doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ gục ngã trước làn sóng đổ bộ của mặt hàng thịt ngoại”, ông Sơn nhận định.
Ông Sơn cho rằng, trong bối cảnh này, các bộ, ngành, doanh nghiệp cần đồng lòng, mạnh dạn đứng ra thu thập tài liệu, nếu có hiện tượng bán phá giá, các cơ sở chăn nuôi cân nhắc việc tăng đàn, tránh tự phát, ồ ạt. Các địa phương phát triển chăn nuôi gà trọng điểm tăng cường hướng dẫn. Tuyên truyền đến các hộ, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, nhằm kiểm soát tình hình chăn nuôi, đáp ứng đúng quy hoạch.
Nguồn: Vietstock.vn