Một số món chè khúc bạch ngon bổ dưỡng cho những ngày hè sắp tới

chè
5 phút, 59 giây để đọc.

Chè khúc bạch có cách làm khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà với phần nguyên liệu dễ tìm. Bí quyết nấu chè ngon như ngoài quán, an toàn và đảm bảo vệ sinh. Chè khúc bạch là một món chè không còn xa lạ gì với người Việt, được người dân cả 3 miền yêu thích và thường được ăn nhiều nhất vào mùa hè. Cái tên “chè khúc bạch” có nguồn gốc chính từ hình dáng của chúng. Chữ “Khúc” nghĩa là cắt thành từng khúc. Chữ “bạch” là vì món ăn này có màu trắng của kem và sữa tươi.

Món chè này được ăn cùng nhãn hoặc vải, hạnh nhân giòn giòn cùng phần thạch mát lạnh có độ dẻo, dai và mềm, hương vị thanh mát, ngọt vừa. Cứ mỗi độ hè về, những bát chè khúc bạch thơm ngon, ngọt mát lại trở thành món khoái khẩu của rất nhiều người. Thật ra, cách làm chè khúc bạch cũng khá đơn giản. Nếu bạn muốn tự mình làm ra món chè “thần thánh” này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những công thức cho món ăn ngày ngay thôi!

Cách làm chè khúc bạch đơn giản nhất

Nguyên liệu làm chè khúc bạch

  • 250ml sữa tươi không đường (hoặc sữa tươi có đường)
  • 250ml whipping cream
  • 150 gam đường cát (có thể thay bằng đường phèn)
  • 2 gam bột trà xanh
  • 15 gam bột gelatin
  • 1 nắm lá nếp (lá dứa)
  • 20 gam hạnh nhân lát đã rang chín
  • 20 quả nhãn (hoặc vải) đã tách hạt
  • Nước lọc

chè khúc bạch

Các bước nấu chè khúc bạch

Bước 1: Bạn cho 15 gam bột gelatin hòa tan với 150ml sữa tươi, khuấy đều và để khoảng 15 phút cho bột nở.

Bước 2: Cho 100ml sữa tươi, 60 gam đường và whipping cream vào bát và khuấy tan, sau đó bạn chia hỗn hợp này thành 2 bát đều nhau để làm thạch màu trắng và thạch màu xanh.

  • Làm thạch màu trắng: Bạn cho 1 bát hỗn hợp sữa tươi và whipping cream vào nồi, hấp cách thủy với lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều tay. Khi hỗn hợp nóng, bạn cho 1/2 hỗn hợp sữa tươi gelatin (ở bước 1) vào, khuấy đều khoảng 10 phút để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau rồi tắt bếp. Tiếp theo, bạn đổ hỗn hợp vừa được hấp này vào khuôn, đợi cho nguội bớt rồi bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 tiếng.
  • Làm thạch màu xanh: Bạn hấp cách thủy bát hỗn hợp sữa và whipping cream còn lại, khi hỗn hợp nóng thì cho nốt 1/2 hỗn hợp gelatin và sữa tươi vào và khuấy đều tay. Tiếp theo, bạn hòa tan bột trà xanh với một ít nước rồi đổ vào hỗn hợp đang hấp, khuấy tan và đun khoảng 10 phút thì tắt bếp. Sau đó, bạn đổ hỗn hợp vừa được hấp vào khuôn, đợi cho nguội bớt rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Tiếp đến

Bước 3: Đun 1 lít nước với 90 gam đường, khuấy nhẹ tay cho đường tan hết. Khi nước đường sôi nhẹ thì bạn cho lá dứa đã rửa sạch vào, đun khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

Bước 4: Đợi nồi nước đường nguội bớt, bạn cho cùi nhãn (hoặc vải) vào ngâm cho ngấm vị.

Bước 5: Bạn lấy thạch từ ngăn mát tủ lạnh ra, cắt thành các miếng vừa ăn. Sau đó, bạn cho thạch, nhãn (hoặc vải) vào bát, chan nước đường vào rồi thêm chút đá và rắc lên trên 1 ít hạnh nhân. Vậy là bạn đã hoàn thành xong bát chè khúc bạch thơm ngon rồi đấy.

Cách làm chè khúc bạch phô mai béo ngậy

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 200ml whipping cream
  • 200ml sữa tươi
  • 150 gam đường
  • 2 miếng phô mai Con Bò Cười
  • 10 gam gelatin
  • 20 quả vải tươi đã tách hạt
  • 5 gam bột trà xanh
  • 20 gam hạnh nhân lát
  • Nước lọc
  • 5 gam hạt chia (hoặc hạt é)
  • Dâu tây (hoặc các loại hoa quả tùy theo sở thích)

chè khúc bạch

Các bước thực hiện

Bước 1: Bạn bóc vỏ phô mai con bò cười rồi cho vào bát, dùng thìa nghiền nhuyễn.

Bước 2: Cho 200ml whipping cream, 200ml sữa tươi, phô mai Con Bò Cười và 60 gam đường vào nồi, khuấy đều rồi đun trên lửa nhỏ. Bạn lưu ý là không nên đun sôi hỗn hợp này nhé.

Bước 3: Hòa tan bột gelatin với 20ml nước, để trong 5 phút cho gelatin nở, sau đó cho gelatin vào nồi sữa (nồi hỗn hợp ở bước 2), khuấy đều tay cho tan rồi tắt bếp.

Bước 4: Dùng khuôn chữ nhật để làm khuôn thạch.

  • Làm thạch màu trắng: Bạn cho 1/2 hỗn hợp sữa và gelatin (ở bước 3) vào khuôn.
  • Làm thạch màu xanh: Lấy 5 gam bột trà xanh hòa với 15ml nước ấm, sau đó cho vào 1/2 hỗn hợp sữa còn lại (hỗn hợp ở bước 3), đổ vào khuôn.

Bước 5: Đợi 2 khuôn thạch nguội, bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 – 4 tiếng.

Bước 6: Rang hạnh nhân lát cho tới khi có màu vàng đẹp mắt.

Bước 7: Cho 250ml nước lọc và 90 gam đường vào nồi, đun cho tới khi đường tan. Khi hỗn hợp hơi đặc và ngả màu cánh gián thì bạn tắt bếp.

Bước 8: Lấy thạch trong tủ lạnh ra, cắt thành các miếng vừa ăn.

Bước 9: Cho thạch, vải, dâu tây, hạt chia, hạnh nhân vào bát, chan nước đường vào, sau đó thêm đá là có thể thưởng thức được rồi.

Cách nấu chè khúc bạch không cần gelatin

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 500ml sữa tươi không đường
  • 500ml whipping cream
  • 300 gam đường phèn
  • 20 gam hạnh nhân lát
  • 10 gam bột rau câu
  • 100 gam đường trắng
  • Tinh dầu hạnh nhân
  • Nhãn, vải đã tách hạt

chè

Các bước thực hiện

Bước 1: Bạn cho bột rau câu vào nồi và hòa tan cùng một ít nước.

Bước 2: Cho whipping cream, sữa tươi, đường trắng vào nồi, khuấy đều cho đường tan. Bạn đun nóng hỗn hợp (lưu ý, không được đun sôi) rồi cho thêm vài giọt tinh dầu hạnh nhân vào và tắt bếp.

Bước 3: Bạn đổ hỗn hợp vào khuôn, đợi cho hỗn hợp nguội hẳn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tiếng.

Bước 4: Cho đường phèn vào nồi nước lọc, đun tới khi đường tan hết, sau đó cho nhãn và vải vào ngâm cho ngấm đường.

Bước 5: Rang hạnh nhân chín vàng đều (nên rang với lửa nhỏ để không bị cháy).

Bước 6: Lấy khuôn khúc bạch trong tủ lạnh ra, cắt thành miếng vừa ăn. Cho khúc bạch vào bát, múc nước đường và nhãn, vải vào rồi rắc hạnh nhân lên trên. Khi thưởng thức, bạn có thể thêm đá bào hoặc các loại hoa quả tùy thích nữa nhé.

Nguồn: Meta.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

phương pháp trồng hoa hồng

Chia sẻ phương pháp trồng hoa hồng cho hoa đúng dịp Tết

Khi bạn mua một cây hoa hồng , nó thường trông không giống với cây đẹp mà bạn tưởng tượng …
Xem Chi Tiết
trồng cúc vàng

Mách bạn phương pháp trồng hoa cúc vàng ra hoa chuẩn Tết

Có vẻ như ngay sau khi không khí lạnh đi, báo hiệu mùa thu sắp đến, các trung tâm vườn …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau mồng tơi

Cực sốc khi biết cách trồng rau mồng tơi tại nhà siêu đơn giản

Rau mồng tơi một trong những loại cây trồng thích hợp nhất trong điều kiện thời tiết mát mẻ để …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng khoai môn

Phương pháp trồng khoai môn chuẩn nhất cho hiệu quả cao

Khoai môn là một loại cây nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới lâu năm thường được trồng để lấy củ …
Xem Chi Tiết
cách trồng rau má tại nhà

Mách bạn cách trồng rau má ngay tại nhà siêu đơn giản

Cây rau má là một loại cây rất dễ chăm sóc, sẽ phát triển mạnh trong hầu hết các loại …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng cây ăn quả có múi

Tiết lộ phương pháp trồng cây ăn quả có múi siêu đơn giản

Nếu bạn đang tìm một loại cây dễ trồng với trái ngon, không đâu khác ngoài cam quýt! Cây có …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Những căn bệnh thường gặp ở cá rồng và cách điều trị hợp lý

Bất cứ ai khi nuôi cá rồng đều mong muốn những chú cá của mình sẽ có được sức khỏe …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết