Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc bê con khi còn bú mẹ

chăn nuôi
4 phút, 36 giây để đọc.

Người nuôi bò phải am tường nhiều việc để bê con có thể mạnh khỏe phát triển ngay từ khi mới sinh ra, đặc biệt là bê cái, “máy in tiền” của người nuôi bò. Những việc nhỏ nhặt tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không chú tâm cũng sẽ làm nông dân “lỗ vốn” nếu bê con nhiễm bệnh, không đủ dinh dưỡng phát triển, không cho sữa năng suất cao sau này. Thời gian bú sữa mẹ (chính con cái đẻ ra nó) phải 10 ngày, sau đó có thể bú bằng sữa của mẹ khác vắt ra.

Do sức đề kháng của bê con lúc chào đời vẫn còn yếu do đó chuồng trại ẩm ướt, dơ bẩn dễ làm bê con cảm lạnh và mắc nhiều chứng bệnh. Người chăn nuôi phải biết hạn chế tối đa những điều bất lợi này. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi nên chú ý dọn dẹp phân trong chuồng thường xuyên, nước tiểu cần được thoát tiêu tốt ngay sau khi được thải ra, che chắn chuồng trại tránh gió lùa mưa dột…để giúp bê có môi trường sống tốt nhất.

Sữa

chăn nuôi

Sữa đầu của bò hậu sản có nhiều Protein (chất đạm, vitamin) và chất khoáng hơn sữa thường; nhất là trong đó kháng thể (globulin) giúp cho bê có khả năng kháng bệnh. Vì vậy 10 ngày đầu bê phải bú chính sữa của con bò cái đã đẻ ra nó. Tháng đầu sau khi bê sinh ra, tuỳ theo giống; bú khoảng 6-8 lít sữa.
Nên cho bê bú 4 – 5 lần, mỗi lần 1-1,5 lít, không nên cho bú quá ít hoặc quá nhiều. Và lượng sữa đó giảm dần từ tháng thứ hai và cho ăn thêm các thức ăn ; như cỏ non, củ quả (khoai lang, bí đỏ) những thứ dễ tiêu hoá, có nhiều nước; tinh bột và đường. Các thức ăn đó để sẵn trong máng, bê ăn tự do; thích ăn lúc nào cứ đến ăn, chán ăn thì thôi.

Bê con có cần tắm không?

Mỗi ngày tắm, chải lông kỹ cho bê một lần, khi có nắng, cho bê tắm nắng tự do. Cần lưu ý là có nước sạch luôn luôn để bê thích uống lúc nào thì có sẵn.

Dứt sữa (cai sữa) đối với bê vào tháng thứ mấy?

Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, bê lớn đều, sởn sơ khoẻ mạnh; thì cai sữa cho bê vào tháng tuổi thứ sáu. Cần lưu ý là nếu vào tháng tuổi thứ sáu mà bê còn èo uột; thì nên gia thêm tối đa các thức ăn giàu chất bổ mà bê thích ăn; đồng thời vẫn cho bê bú sữa tốt. Cần lưu ý thêm là là nên tập cho bê ăn các thức ăn mà sau khi dứt sữa; sẽ cho bê ăn hàng ngày. Và dứt sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần cho bê bú từ 4-5 lần; xuống 3-4 lần, rồi 2-3 lần mỗi ngày, chót hết là 1 lần/ngày. Cách này làm cho bê không mất sức; trong khi đó cho bê tha hồ ăn các thức ăn nó thích.
Cũng cần giữ tốt vệ sinh chuồng trại, thường xuyên tẩy giun sán cho bê, có như thế bê mới lớn nhanh, phát triển đồng đều.
Không ít người lơ là việc tẩy giun sán, bê ăn nhiều chất bổ mà giun sán hưởng hết, bê gầy gò, chậm phát triển, khi dứt sữa, bê càng thêm mất sức.

Có cần cho bê uống thuốc bổ để tăng sức, mau lớn không?

chăn nuôi

Uống thuốc bổ không bằng cho ăn thức ăn đầy chất dinh dưỡng, thức uống có nhiều sinh tố. Thay vì mua thuốc bổ, ta nên cho bò uống thêm nước dừa nạo (dừa non), ăn củ cà rốt, củ khoai lang, đậu phộng (lạc), bí đỏ (bí rợ, bí ngô). Cần lưu ý chất đỏ trong củ dền không phải là chất bổ của củ cà rốt, do vậy cho bò ăn củ cải đỏ (cà rốt) thì tốt hơn cho ăn củ dền. Nhưng nếu vừa cho ăn cà rốt, vừa thêm củ dền thì rất tốt.

Thức ăn tinh là gì? Thức ăn xanh thô là gì khi cho bê ăn?

Thức ăn tinh gồm những thứ như bột bắp (ngô) hoặc tấm, cám gạo, bột đậu nành (tương) sấy chín kỹ, bánh dầu đậu nành (khô dầu), bột xương, bột cá, muối, chất khoáng. Thức ăn xanh thô là rau cỏ, dây đậu (họ đậu) các loại.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và đảm bảo dụng cụ ăn uống luôn sạch sẽ là việc làm rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bê con ở giai đoạn này. Chuồng trại ẩm thấp, dơ bẩn dễ làm cho bê con bị cảm lạnh và mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm do sức đề kháng của bê con mới sinh vẫn còn yếu. Bà con cần hạn chế tối đa những tác nhân gây bất lợi đến sức khỏe của bê con.

Trong quá trình chăm sóc bê con, bà con nên chú ý dọn dẹp phân trong chuồng thường xuyên, nước tiểu cần được thoát tiêu tốt ngay sau khi được thải ra,tiến hành che chắn chuồng trại tránh gió lùa mưa dột,… nhằm tạo môi trường sống tốt nhất cho bê con.

 

Nguồn: Nguoichannuoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

benh-hoai-tu

Biểu hiện và cách điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm như thế nào?

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm, bạn biết gì về căn bệnh này? Căn bệnh này còn được gọi …
Xem Chi Tiết
benh-ca-nuoi

Phương pháp điều trị một số căn bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở cá nuôi

Lợi nhuận từ nghề nuôi trông thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng mang lại là con …
Xem Chi Tiết

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ sao cho hiệu quả

Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi là bệnh đục thân. Hoại tử cơ là căn bệnh khá phổ biến …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp các phương pháp trị bệnh cho vật nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đôi lúc không thể tránh khỏi việc thủy sản nuôi bị bệnh. Bởi nguyên nhân …
Xem Chi Tiết

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết