Cách nuôi gà chín cựa hiệu quả kinh tế cao

Cách nuôi gà chín cựa (nhiều cựa) hiệu quả kinh tế cao
6 phút, 3 giây để đọc.

Gà nhiều cựa hay gà chín cựa là đặc sản của xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Gà có giá trị kinh tế và bảo tồn cao. Gà được chăn nuôi chủ yếu ở vùng cao với nhiệt độ thấp. Đặc biệt, giống gà này có khả năng kháng bệnh cao, màu lông đa dạng, thịt thơm ngon.

Gà chín cựa hay còn gọi là gà Tiến vua là một trong những giống gà có giá trị kinh tế cao ở nước ta. Vì vậy, giá trị kinh tế mà giống gà này đem lại rất lớn đối với người chăn nuôi. Điều này làm cho gà chín cựa ngày càng khan hiếm. Để đem lại hiệu quả kinh tế cao từ giống gà này, người nông dân đã lai giống gà chín cựa với các loại gà khác. Gà chín cựa thuần chủng có kích thước và trọng lượng nhỏ do có nguồn gốc từ giống gà rừng. Gà trống 4-5 tháng tuổi nặng 8-9 lạng và chỉ nặng 7-8 lạng là bắt đầu đẻ. Hầu hết những con đực trưởng thành đều nặng tối đa từ 1,7 đến 2 kg. Đối với gà lai thì nặng hơn so với gà chín cựa thuần chủng.Đặc điểm gà nhiều cựa

Đặc điểm của loại gà này có màu hoa mơ pha với tím sẫm; hình dáng giống gà bình thường. Trọng lượng gà trưởng thành khoảng 1,5 – 1,8 kg. Cả gà trống và gà mái đều có cựa mềm; thường 6 – 8 cựa (hiếm gặp con có 9 cựa). Phương pháp nuôi gà nhiều cựa dễ dàng và giống với các giống gà địa phương khác:

Cách nuôi gà chín cựa (nhiều cựa) hiệu quả kinh tế cao Chuồng nuôi gà:

– Chuồng làm đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như tre, nứa, luồng, lá cọ tranh, rạ… Nuôi 100 con cần diện tích khoảng 25 – 30m2.
– Nên làm chuồng sàn bằng tre, gỗ, cao 40 – 50 cm so với nền chuồng (nền láng xi măng) để phân gà rơi xuống dưới; tránh bẩn, ẩm ướt và dễ dàng hót phân.
– Làm chuồng nơi cao ráo, hướng Đông Nam, tận dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt.
– Chuồng gà mái đẻ làm hơi dốc để trứng lăn về trước; tránh giập vỡ trứng và tránh gà mổ trứng.​

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

Giai đoạn gà con : từ 1ngày – 4 tuần tuổi

– Nuôi trong lồng: Kích cỡ lồng: 1 m x 2 m x 0,9 m (kể cả chân đáy 0,4 m) để nuôi 100 gà con. Đáy lồng làm bằng sắt ô vuông 1 x 1 cm, xung quanh chuồng dùng lưới sắt mắt cáo và nẹp tre, gỗ để bao.

– Nuôi trên nền : Chất độn chuồng (trấu, dăm bào dày 7 – 10 cm và phun thuốc sát trùng (Formol 2%). Dùng cót cao 50 – 70 cm để quây (15 – 20 con/m2 và nới rộng cót theo thời gian sinh trưởng của gà
– Sưởi ấm cho gà : Dùng bóng điện, đèn dầu, than củi để sưởi ấm cho gà: tuần 1 : 31 – 340C; Tuần 2 : 29 – 310C; Tuần 3 : 26 – 290C và tuần 4 : 22 – 260C.

– Quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp

Cách nuôi gà chín cựa (nhiều cựa) hiệu quả kinh tế cao
+ Nếu nhiệt độ vừa phải : gà nằm rải rác đều khắp chuồng; đi lại ăn uống bình thường.
+ Nếu nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro run rẩy hoặc nằm chồng lên nhau.
+ Nhiệt độ cao: gà tản xa nguồn nhiệt; nằm há mỏ thở mạnh, uống nhiều nước.
+ Gió lùa: gà nằm tụm lại ở góc kín trong chuồng.
+ Chiếu sáng suốt đêm cho gà trong 2 – 3 tuần đầu để đảm bảo ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ; chống chuột, mèo và gà con sẽ ăn uống được nhiều để đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể.

Thức ăn cho gà 

Ngày đầu tiên chỉ cho gà ăn tấm hoặc ngô nghiền nhuyễn. Từ ngày thứ hai trở đi cho gà ăn bằng thức ăn công nghiệp; loại cám hỗn hợp hoặc cám viên dùng cho gà con, tỷ lệ protein thô từ 19 – 21% và năng lượng 2800 – 2900 kcal. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày; mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà. Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp trộn với thức ăn địa phương cho gà ăn. Cho thức ăn vào mẹt  khay tôn, khay nhựa cao 3 – 5 cm hoặc máng bằng tre luồng để cho gà ăn.

Nước uống

Nước cho gà pha 50 gr đường glucoza với 1 g Vitamin C/ 3 lít nước để chống stress cho gà. Chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống nước, nước uống phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16-20 oC. Sử dụng máng uống bằng hộp nhựa, chai đựng đầy nước úp ngược hoặc các chụp ống bằng nhựa hoặc ống bương từ 3 – 5 lít nước cho 100 gà.

Nuôi gà từ 4 tuần tuổi đến khi giết thịt:

Sau 4 tuần tuổi bắt đầu thả gà ra vườn, thả khi mặt trời đã mọc từ 1 – 2 giờ. Ngày đầu thả ra khoảng 2 giờ và tăng dần vào những ngày sau để gà quen dần trong vòng một tuần. Đảm bảo dinh dưỡng cho gà ăn với tỷ lệ protein thô 15 – 16 %, năng lượng 2800 kcal. Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước khi gà lên chuồng bằng lúa, tấm, cám và giun đất. Trước khi bán 10 – 15 ngày vỗ béo cho gà ăn bằng cách cho gà ăn tự do thức ăn hỗn hợp tấm hoặc ngô vàng.​

Nuôi gà mái đẻ:

Cách nuôi gà chín cựa (nhiều cựa) hiệu quả kinh tế cao

-Từ 1 – 6 tuần tuổi : Nuôi như gà thịt thương phẩm.

-Từ 7 – 20 tuần tuổi: Cho gà ăn hạn chế với lượng thức ăn ít hoặc thức ăn có năng lượng thấp dưới 2700 kcal để tránh gà quá béo, vì gà béo quá dễ đẻ muộn để thưa, năng suất trứng thấp. Đảm bảo thức ăn cho gà trong thời gian đẻ với tỷ lệ protein thô 16 – 18% và năng lượng 2.750 kcal. Cho gà ăn bổ sung thêm canxi bằng bột vỏ ốc, bột vỏ sò, bột đá vôi nghiền. Tỷ lệ đẻ của gà tăng thì cũng tăng lượng thức ăn cho gà. Mật độ nuôi gà đẻ: 4 – 5 con/m2 chuồng.

-Lượng thức ăn cho gà : tuần tuổi gr/con/ngày

-1 – 6 tuần tuổi ăn tự do

-7 – 10 tuần tuổi : 45 – 55 gr/con/ngày

-11 – 16 tuần tuổi : 55 – 65 gr/con/ngày

-17 – 20 tuần tuổi: 70 – 80 gr/con/ngày

-Gà đẻ 115 – 125 gr/con/ngày

Phòng bệnh cho gà :

– Gumboro lần 1 : 5 – 7 ngày tuổi : Nhỏ mắt,mũi

– Dịch tả lần 1 : 5 – 7 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi

– Chủng đậu 1 : 7 ngày tuổi : Chủng dưới cánh

– Gumboro lần 2 : 21 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi

– Dịch tả lần 2 : 18 ngày tuổi: Nhỏ mắt mũi

– Gumboro lần 3 : 33 – 35 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi.

Nguồn: Nuoitrong123.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Trồng rau trong nhà lưới

Phương pháp trồng rau trong nhà lưới hiệu quả chất lượng

Nhà lưới mini – Mô hình nhà lưới, nhà kính hiện nay rất phổ biến và được các chủ vườn, …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

gan-bi-teo-va-sung

Biện pháp trị bệnh tôm bị teo gan và sưng hiệu quả không nên bỏ qua

Ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những bước phát …
Xem Chi Tiết
benh-hoai-tu

Biểu hiện và cách điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm như thế nào?

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm, bạn biết gì về căn bệnh này? Căn bệnh này còn được gọi …
Xem Chi Tiết
benh-ca-nuoi

Phương pháp điều trị một số căn bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở cá nuôi

Lợi nhuận từ nghề nuôi trông thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng mang lại là con …
Xem Chi Tiết

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ sao cho hiệu quả

Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi là bệnh đục thân. Hoại tử cơ là căn bệnh khá phổ biến …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp các phương pháp trị bệnh cho vật nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đôi lúc không thể tránh khỏi việc thủy sản nuôi bị bệnh. Bởi nguyên nhân …
Xem Chi Tiết

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết