Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến bò bị bệnh xe tôn huyết. Nếu bạn đang hay đã là chủ trang trại bò sữa thì bệnh xe tôn huyết ở bò sữa là bệnh cũng dễ gặp ở bò sữa dễ khiến bò bị ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, bò biếng ăn và nhanh chóng gầy yếu và đặc biệt là số lượng cũng như chất lượng sữa bò bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra bệnh xe tôn huyết ở bò sữa còn gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của bò khi mắc phải như giảm khả năng thụ thai, ảnh hưởng tới tử cung.
Bệnh xe tôn huyết dù không phải là bệnh dịch dễ lây lan; nhưng cũng gây ra ảnh hưởng lớn tới các trang trại bò sữa hiện nay. Sức khỏe của bò bị giảm sút và sản lượng sữa cũng dần hạ thấp; chính vì thế bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để chăn nuôi bò sữa sao cho hiệu quả tốt nhất. Bài viết hôm dưới đây sẽ giúp bạn có phương pháp chăm sóc cũng như phòng bệnh cho bò sữa.
Giới thiệu
Bệnh xê tôn huyết là một bệnh rối loạn trao đổi chất (chủ yếu là béo và đạm) trong đó hàm lượng xê tôn tăng cao trong dịch thể (trong máu, sữa, và nước tiểu). Bệnh thường gặp ở bò sữa, đặc biệt là bò sữa cao sản. Bệnh thường hay xảy ra trên bò sau khi sinh; nhất là giai đoạn từ 2 – 10 tuần (thường trong 6 tuần đầu) và giữa chu kỳ sữa.
Tỷ lệ bệnh này trên thế giới từ 9 – 34%. Ở Việt Nam, tỷ lệ bò bị xê tôn huyết khoảng từ 25% – 50%. Khoảng 4 – 21% tỷ lệ bệnh có triệu chứng lâm sàng và khoảng 30% không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh xê tôn làm giảm khả năng đậu thai (từ 20% – 50%); giảm sản lượng sữa (1 – 5 kg/con/ngày), tăng nguy cơ lệch dạ múi khế và viêm tử cung.
Triệu chứng
Bò bị bệnh thường rối loạn tiêu hoá (thích ăn cỏ và không ăn cám, chảy nước dãi, hay nhai, giảm nhu động dạ cỏ và giảm nhai lại, đôi khi tiêu chảy); gầy yếu nhanh và giảm sản lượng sữa. Thân nhiệt bò thường giảm. Ở giai đoạn đầu của bệnh: bò thường tăng kích thíc và thay đổi hành vi, tăng cảm giác da vùng cổ, lồng ngực và thắt lưng.
Sang giai đoạn tiếp theo: bò ủ rũ mệt mỏi, đi loạng choạng, thích nằm lì mắt lim dim các triệu chứng thần kinh thể hiện rõ (điên cuồng, mắt trợn ngược, hai chân trước bắt chéo hay choạng ra, lưng cong, cơ cổ và cơ ngực co giật). Ở giai đoạn cuối: bò bị liệt hai chân sau (Hình 2) phản xạ kém nằm lì một chỗ, đầu gục vào bên sườn. Thể mãn tính thường không có triệu chứng mà chỉ thay đổi thành phần sữa nhất là tỷ lệ béo và đạm của sữa. Tỷ lệ béo/đạm > 1,33 hoặc tỷ lệ béo trong sữa > 4,8% có nghĩa là bò có nguy cơ bị xê tôn rất
cao.
Chẩn đoán
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng (như miêu tả ở trên). Ngoài ra, khi bò bị nặng chúng ta có thể ngửi được mùi xê tôn trong hơi thở; sữa và thậm chí trong nước tiểu. Ngoài ra, bệnh xê tôn huyết còn có thể được chẩn đoán bằng cách xác định nồng độ thể xê tôn trong huyết thanh; nước tiểu và sữa bằng các que thử nhanh hoặc các máy phân tích sinh hóa.
Điều trị
Cho uống propylene glycol (có thể mua ở các tiệm bán hóa chất) với liều 300 g/lần x 2 lần/ngày trong vòng 1 tuần (pha với khoảng 0,5 – 1 lít nước và cho uống). Truyền tĩnh mạch dung dịch BIO-GLUCOSE 5% với liều 1.000 ml/lần (truyền trong 15 – 20 phút); ngày truyền 2 lần và liên tục 5 ngày. Chích thêm BIO-DEXA với liều 10 ml/con/ngày, chích bắp liên tục 5 ngày. Chích BIO-METASAL với liều 25 ml/con/lần, mỗi ngày 1 lần và trong 3 ngày ;hoặc chích BIO-HEPATOL B12 INJ với liều 1 ml/25 kg thể trọng, chích bắp trong 5 ngày liên tục.
Phòng bệnh
Khi bò sinh xong nên tiêm BIO-METASAL với liều 25 ml/con/lần. Sau 24h tiêm lặp lại lần thứ 2 với liều tương tự. Hạn chế bò quá mập (điểm thể trạng ≥ 4) lúc cạn sữa: duy trì khẩu phần nhiều xơ (cỏ và rơm); giảm thức ăn tinh (cám, hèm bia, xác mì …) để duy trì hoạt động dạ cỏ được tốt. Cho ăn đủ cỏ chất lượng tốt lúc mới sinh. Sau khi sinh nên tăng thức ăn tinh từ từ (cứ 3 ngày tăng 1 kg). Nên chuyển khẩu phần từ cạn sữa sang cho sữa dần dần khoảng 2 tuần trước khi đẻ.
Nguồn: Biopharmachemie.com