Bánh mì
Đây vốn là một món ăn nhẹ của người Pháp được mang từ Pháp sang Việt Nam; trong thời Pháp thuộc, được gọi là casse-croute (nghĩa là “vỏ bánh” hay bánh mì kẹp). Sau đó, người dân bản địa chế biến lại món ăn cho phù hợp với văn hóa ẩm thực của họ; những chiếc bánh mì nhỏ dần lại, người ta cho cà rốt và bắp cải xắt mỏng; vào dọc thân bao gồm đồ chua, xà lách, ngò tây, tương ớt, dăm bông. Hay thịt nướng, thịt ba chỉ hay chả lụa, thịt hộp mắm ruốc … Đây là món ăn sáng khoái khẩu không chỉ của người Việt mà còn cả du khách nước ngoài.
Món salad bắp cải
Hay còn có cái tên quen thuộc hơn là “Gỏi thập cẩm”, được làm từ bắp cải; xà lách xắt nhỏ rồi ướp với nước mắm, nước cốt chanh tươi cùng lạc; ngò gai, bạc hà, húng quế thái nhỏ. Theo các phong cách khác nhau, người ta thường dùng nó với các nguyên liệu thực phẩm khác nhau; như gỏi gà, gỏi heo, gỏi bò, gỏi mực hải sản, gỏi cá … Món này phổ biến nhất ở Đông Nam Á từ Việt Nam, Campuchia đến Thái Lan. và Malaysia.
Súp nước dừa bột báng
Hay ở Việt Nam thường gọi là chè chuối. Món ăn này cũng rất phổ biến ở Đông Nam Á, không chỉ ở Việt Nam; và thường được dùng làm món tráng miệng; sau các bữa tiệc hoặc chỉ dùng làm món ăn nhẹ buổi chiều. Món “súp nước dừa chính gốc” này thường được phục vụ nóng hoặc lạnh; và ăn kèm với chuối, khoai môn hoặc khoai lang cắt lát. Trên cùng thường rắc lạc hoặc vừng rang.
Cà-ri
Món ăn này đóng một vai trò cực kì quan trọng trong nền ẩm thực của khu vực Đông Nam Á. Được du nhập từ Ấn Độ hàng trăm năm trước, cà-ri là một món ăn có rất nhiều biến thể; để phù hợp với khẩu vị và tập tục của từng địa phương; vị của nó cũng kháđa dạng: từ vị dịu ngọt của Việt Nam hay the cay của Thái Lan; cho đến vị cay nồng gia vị đặc trưng của những quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa ẩm thực Ấn Độ; rõ nét hơn là Indonesia và Malaysia. Người ta thường ăn cà-ri cùng cơm trắng (Mã Lai, Indo) hoặc ăn cùng bánh mì (Việt Nam).
Gỏi đu đủ/ Gỏi xoài
Đây làmón ăn đã quá đỗi quen thuộc với chúng ta từ khi còn là những cô bé; cậu bé cắp sách đến trường, một món ăn gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ học sinh không chỉ ở Việt Nam; mà còn ở Thái Lan, Campuchia, Lào… Đu đủ, xoài được băm nhỏ và trộn chung; với nước cốt chanh và nước mắm. Đậu phộng rang được rắc lên phía trên, thường ăn kèm tép khô và bánh tráng mè.
Tương đậu
Là một trong những món nước chấm đậm đà hương vị với nhiều biến thể đặc trưng; của vùng Đông Nam Á, được làm từ 4 thành phần chính là đậu phộng ran khô; tương đen, nước mắm và nước cốt dừa. Tùy vào từng vùng mà có các biến thể nước chấm khác nhau; như thêm vào tỏi, ớt tương và tương cà-ri đỏ.
Súp miếng làm từ gạo (Phở/Kway Tiao)
Thật ra không chỉ riêng Việt Nam mà món ăn súp miếng làm từ gạo hay Kway Tiao; (theo cách gọi của Phúc Kiến – Trung Quốc và của Singapore) có mặt ở khắp Đông Nam Á với nhiều biến thể; tuy nhiên Phở là món ăn nổi trội và danh tiếng nhất trong tất cả. Ở nhiều nơi trong khu vực, bạn có thể tìm thấy nhiều biến thể tương tự; bao gồm các thành phần cơ bản, chẳng hạn như súp nóng làm từ thịt bò hoặc thịt lợn; và bánh bột gạo làm từ các nguyên liệu thịt bò và đôi khi bao gồm cả thịt gà xé hoặc thịt lợn hầm. thêm tôm, mực và trứng cút. Thường ăn kèm với giá đỗ, rau mùi, xà lách.
Lẩu chua
Món ăn này cũng rất nổi tiếng khắp Đông Nam Á, nhưng nhắc đến lẩu; là chúng ta nghĩ ngay đến hương vị lẩu cay truyền thống của Thái Lan. Nước lèo là một món lẩu ngon, ngọt, mặn, chua, cay phải được trộn lẫn với nhau; theo một tỷ lệ nhất định, nhưng trong đó chua và cay vẫn giữ vai trò chủ đạo. Người ta thường ăn lẩu Thái với ngò gai, riềng, hành, sả.
Gỏi cuốn
Bánh tráng cuộn thịt, bánh tráng rau thịt. Thành phần làm nên món ăn hấp dẫn này; chính là tôm, thịt heo luộc, rau diếp, cà rốt, dưa deo, bạc hà… gói trong lớp bánh tráng dẻo mỏng, cuộn lại và dùng kèm nước chấm mắm tỏi hoặc nước tương đậu phộng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể biến tấu món ăn một tí bằng việc thay thịt luộc hay tôm bằng thịt gà luộc xé, đậu hũ…
Nguồn: Elle.vn