Ngoài cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình còn có bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi đỏ đã được người tiêu dùng đón nhận nhờ chất lượng thơm ngon. Nhưng những năm gần đây, số lượng bưởi đỏ và các diện tích trồng bưởi khác tăng mạnh đã khiến người nông dân đau đầu trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm
Qua thực tế cho thấy, cây bưởi đỏ phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu vùng Tân Lạc, mỗi cây cho từ 300 – 500 quả, có cây lên đến 700 quả; có màu đỏ đậm, vị ngọt, phù hợp với mọi lứa tuổi. Do có hương vị đặc trưng nên bưởi Tân Lạc được người tiêu dùng trong tỉnh cũng như nhiều tỉnh, thành phố ưa chuộng.
Ông Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Lạc cho biết; tại Nghị quyết 10-NQ/HU Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc, Hòa Bình đã chỉ đạo các tổ chức đặc thù ở địa phương; cộng đồng đẩy nhanh tiến độ quy hoạch vùng trồng bưởi, định hướng cho người dân trồng bưởi đỏ đảm bảo quy mô; đất đai, chất lượng cây giống, sản lượng cho vụ thu hoạch an toàn.
Đồng thời, huyện tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm; xây dựng quy trình để được công nhận nhãn hiệu hàng hóa. Với sự nỗ lực của huyện, tháng 11/2017, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ công bố; đón văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bưởi đỏ Tân Lạc” do Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ KH&CN công nhận.
Mở rộng diện tích trồng bưởi
Thời gian qua, diện tích trồng bưởi ở Tân Lạc tăng nhanh; tập trung ở các xã dọc quốc lộ 12B và quốc lộ 6. Một số xã có diện tích trồng bưởi lớn như: Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê; Ngọc Mỹ, Quy Hậu, Mãn Đức, Phong Phú… Hiện, toàn huyện đã có trên 1.000 ha bưởi; vượt khoảng 497 ha so với mục tiêu nghị quyết đến năm 2020. Trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 400 ha; diện tích trồng từ 1-3 năm gần 600 ha. Huyện đã hỗ trợ gần 70 hộ ở 2 xã Đông Lai; Thanh Hối sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích gần 40 ha.
Đến nay, diện tích trồng bưởi cơ bản ổn định; người dân tập trung áp dụng KHKT trong chăm sóc; nâng cao chất lượng sản phẩm cho thu hoạch; đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Để nâng cao chất lượng giống, huyện đã phối hợp với cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT; Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai cùng một số hộ xây dựng vườn ươm đảm bảo chất lượng giống tốt.
Từ định hướng của huyện và sự năng động của hộ dân; trồng bưởi trên địa bàn huyện Tân Lạc đã tạo ra sản phẩm hàng hóa; cho giá trị sản xuất cao. Theo thống kê, thu nhập bình quân của người trồng bưởi đạt 700 triệu đồng/ha; cá biệt có hộ đạt mức thu 1 tỷ đồng/ha. Cây bưởi đã góp phần đắc lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Từ những khu vườn tạp, đất đai khô cằn; nhiều hộ biết phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên để trồng bưởi đỏ. Không ít hộ đã đầu tư, cải tạo đất trồng bưởi theo hướng thâm canh; nhờ đó tạo ra sản phẩm chất lượng tốt; đáp ứng nhu cầu thị trường. Bưởi đã trở thành cây trồng chính mang lại thu nhập cao cho người dân.
Sản xuất theo quy trình VietGap
Theo bà Đỗ Thị Hương Giang – Phó Giám đốc HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc; HTX ý thức rõ quyền lợi; trách nhiệm của mình khi tham gia sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc theo quy trình VietGAP. Đặc biệt, nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề thương mại sản phẩm; HTX càng quyết tâm giữ gìn và phát huy nhãn hiệu tập thể Bưởi đỏ Tân Lạc bằng cách tiếp tục thực hiện tốt các quy định sản xuất bưởi VietGAP; để tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao; xác lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Được biết, quá trình thực hiện VietGAP trên bưởi đỏ Tân Lạc gắn liền với việc tư vấn hình thành nhóm hộ; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký mã số; mã vạch và in bao bì nhãn mác. Sau khi được trao chứng nhận VietGAP; các cơ quan chuyên môn của huyện Tân Lạc và nhóm nông dân VietGAP sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đăng ký mã số mã vạch và in bao bì nhãn mác theo kế hoạch đã đề ra.
Theo đánh giá của UBND huyện Tân Lạc, mục tiêu của chương trình này là nâng cao năng lực sản xuất cho các hộ dân tham gia và tìm đầu ra cho sản phẩm. Hiện Phòng Nông nghiệp huyện Tân Lạc được giao thực hiện dự án này. “Khi dự án được thực hiện chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất đối với sản phẩm bưởi đỏ; góp phần phát triển sản xuất hàng hóa. Đồng thời thông qua chuỗi liên kết sản xuất; tiêu thụ bưởi đỏ, người tiêu dùng sẽ được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng cao” – ông Vũ Quang Hùng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Lạc cho biết.
Nguồn: Vca.org.vn