Những món ăn ngon, bổ , rẻ từ cua đồng mà ai cũng phải mê mẩn

cua
9 phút, 33 giây để đọc.

Cua đồng là một loại thực phẩm mà người dân nước ta đặc biệt là người dân nông thôn rất quen thuộc. Chúng sống chủ yếu ở ruộng lúa, ngoài ra còn có ao hồ…. Từ cua, chúng ta có thể chế biến nhiều món ăn ngon, trong đó phổ biến nhất là món canh cua nấu với nhiều loại rau. Ngoài bánh canh ghẹ thì bánh canh ghẹ cũng là một món ăn được nhiều người yêu thích. Nấu riêu cua nên giã nhỏ lọc như nấu canh để lọc lấy nước chứ không nấu chung với các loại rau, nên dùng các chất chua như khế, me, sấu… tùy theo mùa và sở thích của từng gia đình.

Món riêu cua chan cơm hoặc ăn với bún, với bánh đúc thái mỏng đều ngon miệng hợp với khẩu vị của nhiều người. Canh cua và riêu cua không chỉ là những món ăn dân dã của bà con nông dân mà người dân thành phố cũng rất ưa chuộng. Ngay ở Hà Nội, phố nào cũng có hàng bún riêu ngon và rẻ, luôn luôn đông khách.

Canh cua mồng tơi

Nguyên liệu:

– Cua đồng (Gọi cho oai thôi chứ lấy đâu ra): 300- 500 gram

– Rau mồng tơi: 1 bó

– Hành khô và các gia vị cần thiết

Canh cua mồng tơi

Cách làm:

– Cua đồng rủa sạch giã nhỏ hoặc xay nhuyễn lọc qua ray hoặc vải lấy phần nước để nấu ( nếu có thời gian nên nhặt phần gạch cua để riêng)

– Rau mồng tơi rủa sạch, thái thái nhỏ

– Hành phi thơm

– Cho phần nước nấu đã lọc ở trên vào nồi cùng các gia vị đun trong lúc đun khuấy đều tay khi vừa nước xôi chúng ta vớt lấy phần thịt cua nổi lên.

– Tiếp theo chúng ta cho phần gạch cua, rau mồng tơi vào đun lại cho chín, đỏ phần thịt cua vớt được lên trên và tắt bếp.

– Múc ra bát và thưởng thức.

Cua rang muối ớt

Nguyên liệu:

  • Sả, ớt, chanCua đồng
  • Tỏi băm
  • Hành lá, rau răm
  • Muối hạt, tiêu, đường
  • Dầu ăn

Cách làm:

– Chọn mua loại cua còn sống, không bị gãy chân, nhỏ con sẽ mềm và ngon hơn. Rửa sạch cua, bóc yếm, tách mai, để ráo nước. Sả, ớt thái chỉ, hành răm thái nhỏ bỏ ra đĩa riêng. Tỏi băm nhỏ, muối hạt giã nhỏ.

– Cho chảo lên bếp làm nóng với dầu ăn (dầu phải ngập cua), khi dầu sôi  cho cua vào chiên chín vàng. Để món cua đảm bảo ngon nhất bạn nên điều chỉnh lửa bếp vừa phải không quá to cua sẽ bị cháy, lửa nhỏ cua sẽ bị sống không đạt yêu cầu. Nên để lửa vừa để cua chín đều.

Cua đồng rang muối ớt

– Khi cua bắt đầu chuyển sang màu vàng bạn vớt ra đĩa lót giấy thấm dầu để cua ráo dầu. Trộn muối với ớt và đường  theo tỷ lệ 2 muối 1 đường.

– Cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho cua vào xào cùng tỏi, thêm muối ớt đã trộn vào đảo đều cho cua bám đều muối, sau đó cho thêm sả, ớt thái chỉ vào đảo cùng.

– Cua bám đều muối, cho ra đĩa, rắc hành răm lên trên, ăn nóng. Món này ăn với tương ớt hoặc muối tiêu chanh ớt cũng rất ngon.

Không chỉ là món ăn cơm mà đây còn là món nhậu dân dã ưa thích của cánh mày râu nữa nhé.

Bánh đa cua

Nguyên liệu:

– 200 gram sườn- 500 gram cua đồng

– 200 gram thịt nạc

– 100 gram giò sống

– Bánh đa đỏ

– Đậu phụ

– 3 quả cà chua

– Các loại rau tạo mùi: lá lốt, mộc nhĩ, hành tím, hành lá, rau ngò, hành tím

– Rau sống ăn kèm

Cách làm:

Bước 1:

Sườn rửa sạch hầm khoảng 2 tiếng để làm nước dùng bánh đa cua.

Bước 2:

– Cua đồng mua về rửa sạch, bóc mai, bỏ yếm.

– Dùng tăm đề khều gạch cua vào một bát nhỏ để riêng.

– Giã cua và lọc lấy nước.

Bánh đa

Bước 3:

– Đun phần phần nước đã lọc với cua. Chú ý: khi đun nhỏ lửa, khuấy nhẹ tay để thịt cua nổi lên trên và không bị vỡ. Đổ phần nước cua với phần nước xương hầm.

– Cà chua thái nhỏ phi lên với một chút dầu ăn rồi cho toàn bộ số cà chua này vào nối nước dùng. Việc này sẽ tạo hương vị chua nhẹ cho nước dùng cùng mầu sắc bắt bắt mắt cho món ăn.

– Với giò sống, ta viên nhỏ bỏ vào nồi nước dùng bánh đa cua.

– Ta phi hành tím đã cắt nhỏ cho thơm, thêm phần gạch đã được khều ra từ bước 2 phi cùng. Công đoạn này sẽ giúp tạo hương vị cua đậm nét hơn, tạo độ ngậy cho món ăn. Đổ phần gạch cua phi hành vào nồi nước dùng.

Tiếp theo

Bước 4:

Ta tiến hành làm chả lá lốt.

– Các bạn cần ngâm mộc nhĩ với nước ẩm cho cho nở ra, rửa sạch cắt bỏ phần bẩn.

– Băm nhỏ phần mộc nhĩ với thị xay, hành tím, một ít gia vị trộn đều.

– Rửa sạch là lốt, để rao. Sau đó, chúng ta bắt tay vào công đoạn gói chả lá lốt rồi rán chả. Khi gói nên lưu ý để mặt lá có màu xanh thẫm làm mặt ngoài của miếng chả.

Bước 5:

Cắt đậu phụ thành những miếng nhỏ đem rán vàng.

Bước 6:

– Bánh đa rửa sạch với nước, để ráo. Khi ăn thì các bạn nhúng qua nước nóng để làm mềm bánh đa.

– Rau sống rửa sạch, ngâm nước muối, tráng bằng nước lọc.

Bước 7:

Khi ăn, các bạn cho bánh đa vào bát, thêm chả là lốt, rắc hành ngò thái nhỏ, thêm đậu rán vàng giòn, giò sống đã được viên sẵn, múc nước cua vào bát và … thưởng thức thôi.

Lẩu cua đồng

Nguyên liệu:

  • 200g thịt bò thăn500g cua đồng
  • 500g sườn sụn
  • 3 bìa đậu
  • 300g cà chua, nấm tươi tùy sở thích, hoa chuối, rau sống
  • Gia vị, giấm bỗng, đường
  • Ngoài ra có thể thêm giò tai, váng đậu rán…

Cách làm:

Bước 1

– Sau khi rửa sạch cua đồng, bạn xé phần thân rồi đem xay nhuyễn. Phần mai khêu lấy gạch của cua. (có thể nhờ người bán làm giùm, nhưng sẽ không đảm bảo vệ sinh). Lọc phần cua đã xay.

– Trước khi đun bạn khuấy khoảng 50 lần nước cua đã lọc, sau đó cho vào nồi đun trên lửa nhỏ, đợi thịt cua đóng bánh nổi lên trên, vớt riêng ra. Giữ lại nước cua.

Bước 2:

– Xắt đậu phụ thành những miếng vừa ăn rồi chiên vàng đều hai mặt.

– Thái nhỏ sườn sụn, chần sơ qua với nước sôi, rồi cho vào nồi đun lại lần nữa, hầm trong khoảng 30 phút-1 tiếng.

– Thịt bò thái mỏng, ướp gừng, tỏi, gia vị và 1 chút dầu ăn cho bò mềm.

– Ngâm nấm hương với nước cho mềm rồi chẻ đôi.

– Ngâm muối rồi rửa sạch các loai rau sống.

– Cà chua xắt hạt lựu.

canh

Tiếp theo

Bước 3:

– Hành khô thái mỏng rồi phi vàng.

– Sau đó cho cà chua vào xào cho đến khi chín mềm, thì cho gạch cua vào xào chung cho đến khi gạch tan.- Đến khi ăn bạn hòa nước ninh sườn với nước cua theo tỷ lệ 50:50, đổ cà chua xào gạch cua vào và thêm 1 ít giấm bỗng để nước lẩu có vị chua nhẹ. nêm 1 thìa cà phê đường.

– Lẩu cua đồng bạn có thể ăn với bún hoặc bánh đa tùy ý.

– Khi ăn lẩu thì cho thêm sườn, đậu, cua, nấm… đã chuẩn bị vào ăn chung, nhúng thịt bò vào.

– Nồi lẩu nóng hổi cực kì hấp dẫn nhé!

Vị chua nhẹ của dấm bỗng tạo nên sự thanh mát cho món lẩu, bên cạnh đó nước dùng ngọt đậm đà hương cua đồng. Món ăn này rất hấp dẫn, đặc biệt là trong những ngày trời oi bức. Cua rất tốt cho sức khỏe khi cung cấp nhiều canxi và dưỡng chất khác.

Canh cua đồng khoai sọ rau rút

Nguyên liệu:

– 600gr cua đồng

– 200gr rau rút đã nhặt

– 500r khoai sọ

– 20gr hành khô

– Muối, mì chính, nước mắm, mỡ nước

Cách nấu:

Cua đồng chọn con vừa, chắc thịt và béo, đem ngâm, rửa sạch cát, xé lấy thịt cua, rửa lại với nước để ráo, xóc chút muối hạt, đem giã tay hoặc dùng máy xay nhuyễn, lọc lấy nước cua. Gạch cua khều xong để riêng ra bát. Khoai sọ rửa sạch rồi đem luộc chín, bóc vỏ, bổ làm 3 hoặc 4. Rau rút nhặt sạch, bỏ đi cọng già, ngắt từng đoạn dài 3 – 4 cm, rửa sạch rồi để ráo.

Canh cua  khoai sọ rau rút

Đặt xoong nước cua lên bếp, khuấy theo một chiều đều tay, đun to lửa. Khi thịt cua nổi lên, đóng váng thành tầng đông chắc thì hớt ra bát và để riêng. Cho khoai sọ vào xoong canh, nêm với nước mắm vừa ăn, khi khoai chín bở cho tiếp rau rút vào. Khi canh cua sôi lại, rau chín tới thì bắc ra bên ngoài, nêm mì chính vào khuấy đều.

Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô băm, trút gạch cua vào đảo kĩ rồi đổ gạch vào xoong canh cua rau rút, múc canh ra bát, đặt thịt cua lên trên mặt khoai và rau, rưới lên đấy một chút gạch cho đẹp. Món canh cua khoai sọ rau rút ăn khi còn nóng là ngon nhất.

Canh riêu cua đồng

Nguyên liệu:

– Cua đồng: 200-300 g

– Cà chua: 4-5 quả vừa

– Me chua: 2 quả

– Hành khô: 1-2 củ

– Hành lá, thì là, rau dăm

– 1-2 quả ớt (tùy thích)

– Rau sống ăn kèm

– Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, súp, mì chính.

Canh riêu cua

Cách nấu:

– Cua đồng chọn con cỡ vừa, còn khỏe. (Để tránh mua phải cua nuôi bạn không nên tham chọn con to đều nhé).

– Chuẩn bị 4 quả cà chua, hành, dăm, thì là, me cạo vỏ tất cả rửa sạch để ráo. Cà chua bổ múi cau, hành, dăm, thì là thái nhỏ.

– Cua bóc vỏ mai, phần mai khều lấy gạch, phần thịt cua để riêng.

– Cho cua vào máy xay với lượng nước vừa đủ xay nhuyễn và lọc bỏ lấy nước trong. Đặt nồi nước cua lên bếp đun nhỏ lửa. Khi nồi riêu sôi thêm 2 quả me chua vào đun khi me chín nổi lên vớt chắt lấy nước chua bỏ vỏ. (Nếu thích gạch đặc cho thêm chút xíu muối khuấy đều gạch sẽ đóng thành tảng. Nếu không thì bỏ qua phần này).

– Phi thơm hành khô băm nhỏ với chút dầu ăn. Cho cà chua vào xào chín tới. Thêm chút xíu gia vị.

– Đổ phần cà chua đã phi thơm vào nồi nước riêu khi đang sôi. Nêm gia vị vừa miệng.

– Đun thêm khoảng 5 phút. Khi nồi riêu đã chín, thêm hành, rau dăm và tắt bếp cho riêu cua ra bát.

– Bày riêu cua lên bàn ăn kèm với rau thơm các loại. Nếu thích bạn có thể ăn bún cùng nước riêu cua cũng rất ngon.

Nguồn: Phunutoday.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

bệnh đốm đen lá ở hoa

Phòng bệnh đốm đen lá ở hoa cúc

Bệnh đốm đen lá ở hoa cúc là bệnh trên lá có nhiều đốm hình bầu dục tròn nhỏ, đường …
Xem Chi Tiết
bọ cánh cứng hại khoai tây

Phương pháp phòng bọ cánh cứng hại khoai tây

Bọ cánh cứng hại khoai tây Colorado (Leptinotarsa ​​Decemlineata) là một thành viên của họ bọ cánh cứng ăn lá …
Xem Chi Tiết
bệnh thán thư cho cây trồng

Phương pháp trị và phòng bệnh thán thư cho cây trồng

Tất nhiên mọi người đều đã nghe nói về bệnh thán thư cho cây trồng trong trồng trọt. Nhưng đây …
Xem Chi Tiết
Ốc Bươu Vàng gây hại

Phương pháp phòng trừ Ốc Bươu Vàng gây hại cho lúa

Hiện các tỉnh phía Bắc đã vào vụ gieo cấy lúa thời vụ. Từ nay đến đầu tháng 8 là …
Xem Chi Tiết

Phương pháp phòng trừ bệnh lùn xoắn lá ở lúa

Bệnh lùn xoắn lá là một bệnh phổ biến trên lúa và do virus đặc biệt lúa (RGSV) gây ra …
Xem Chi Tiết
bệnh bạc lá lúa

Kỹ thuật phòng trừ bệnh bạc lá lúa tốt nhất

Hiện các trà lúa mùa ở khu vực này đang trong giai đoạn đẻ nhánh cuối vụ, sinh trưởng, phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

bệnh đốm đen lá ở hoa

Phòng bệnh đốm đen lá ở hoa cúc

Bệnh đốm đen lá ở hoa cúc là bệnh trên lá có nhiều đốm hình bầu dục tròn nhỏ, đường …
Xem Chi Tiết
ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả, kinh tế cao

Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả, kinh tế cao

Để chăn nuôi gà Đông Tảo đạt hiệu quả thì việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi đúng kỹ …
Xem Chi Tiết
Chia sẻ cách chăn nuôi gà ri lai hiệu quả

Chia sẻ cách chăn nuôi gà ri lai hiệu quả

Gà ri lai – Đây là giống gà được lai tạo giữa gà trống Ri và gà mái Lương Phượng, …
Xem Chi Tiết
Cách úm gà con đơn giản, hiệu quả tại nhà

Cách úm gà con đơn giản, hiệu quả tại nhà

Gà con mới nở thường yếu và sức đề kháng yếu, sử dụng phương pháp úm gà con mới nở …
Xem Chi Tiết

Phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gà trong chăn nuôi

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp được nhiều người chăn nuôi gia cầm trên cả nước áp dụng. Công …
Xem Chi Tiết

Cách xác định giới tính cho gà con sau khi nở

Cho dù trại gà là một trang trại lớn hay một trang trại bình thường, chúng ta đều muốn biết …
Xem Chi Tiết
Cách nuôi gà chín cựa (nhiều cựa) hiệu quả kinh tế cao

Cách nuôi gà chín cựa hiệu quả kinh tế cao

Gà nhiều cựa hay gà chín cựa là đặc sản của xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Gà …
Xem Chi Tiết