Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn
4 phút, 46 giây để đọc.

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết hàng loạt gây ra thiệt hại kinh tế đáng lo cho bà con nông dân. Bệnh dịch tiêu chảy cấp ở lợn hay còn gọi với tên Porcine Epidemic Diarrhea và thường được viết tắt là P.E.D đó là một loại bệnh do virus gây ra. Theo các chuyên gia về động vật thì bệnh này không chỉ gây ra khả năng tử vong cao mà còn khả năng lây nhiễm vô cùng nhanh chóng.

Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn này là do virus xâm nhập vào cơ thể lợn và làm tổn thương cho hệ thống tiêu hóa bao gồm ruột non và mao ruột, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khiến lợn bị tiêu chảy và làm mất nước trong cơ thể nhanh chóng. Những chú lớn khi bị nhiễm tiêu chảy cấp sẽ bị sụt cân nhanh chóng, cơ thể gầy yếu, và dần bị mất nước và khả năng tử vong nhanh chóng. Dưới đây là chi tiết về dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa để bà con nông dân có phương pháp chăm sóc lợn tốt nhất.

Cơ chế gây bệnh

Virus có trong phân, trên nền chuồng, trên da, lông heo mẹ. Virus lây nhiễm vào cơ thể heo qua đường miệng, sau đó nhân lên ở biểu mộ ruột non, phá hủy hệ thống nhung mao ruột, làm giảm hoạt động của enzyme ở bề mặt biểu mô ruột, từ đó làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng và nước nên heo bị thiếu năng lượng, bị tiêu chảy và mất nước trầm trọng, đưa đến chết heo nhanh chóng.

Để phân biệt với tiêu chảy do vi khuẩn, thường bệnh xảy ra không ồ ạt, thời gian xuất hiện bệnh chậm, chỉ xảy ra trên một số ít heo trong bầy, hoặc chỉ một vài bầy trong toàn đàn bị tiêu chảy và có thể điều trị khỏi bệnh bằng kháng sinh.

Trong khi đó, dịch tiêu chảy cấp do virus gây ra, tình trạng tiêu chảy nặng xuất hiện rất nhanh; chỉ 2-3 ngày đã lây cho toàn đàn, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh kể cả heo nái. Biểu hiện đặc trưng là heo bị ói, tiêu chảy rất lỏng, màu hơi vàng, mùi hôi, có lẫn sữa không tiêu hóa. Heo nằm chồng đống lên nhau vì bị lạnh do thiếu năng lượng. Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất là heo con sơ sinh với tỷ lệ chết cao.

Biện pháp can thiệp

Đầu tiên là phải nhanh chóng cấp bù nước và chất điện giải cho heo; kế đó là dùng thuốc cầm tiêu chảy cho heo con để giảm thiểu thiệt hại.

Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Cách cấp bù nước hiệu quả nhất là truyền dịch: Tốt nhất là tiêm vào xoang bụng cho heo con hai loại dịch truyền: buổi sáng tiêm Lactate Ringer, chiều tiêm BIO-GLUCOSE 5%. Liều lượng từ 10-20ml/con/lần để chống mất nước và bổ sung năng lượng cho heo.

Với heo con theo mẹ cho uống thuốc cầm tiêu chảy như BIO-ANTISCOURS hoặc BIO-NEW DIARRHEA STOP; hoặc sử dụng một trong các loại kháng sinh tiêm như BIO-COLISTIN INJ , BIO-D.O.C hoặc BIO-FLORSONE; để chống phụ nhiễm do E.coli hoặc Salmonella. Sát trùng chuồng trại với thuốc BIO-GUARD hai ngày một lần khi đang có dịch bệnh xảy ra để ngăn chặn sự lây lan. Đây là loại thuốc sát trùng thế hệ mới, rất an toàn và hiệu quả thời gian tác động của thuốc nhanh và kéo dài diệt được tất cả các mầm bệnh gồm vi trùng, virus, nấm, bào tử; do được phối hợp với 3 thành phần gồm Formaldehyde, Glutaraldehyde và Benzalkonium chloride.

Ngoài ra phải giữ ấm chuồng và tăng nhiệt độ chuồng heo con lên khoảng 2-3ºC. Sau khi heo khỏi bệnh nên bổ sung BIOZYME; hoặc BIOZYME PLUS vào thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa; và hấp thu thức ăn, đồng thời giúp cân bằng vi khuẩn có lợi cho đường ruột để ngừa tái phát tiêu chảy.

Phòng bệnh

Do mầm bệnh có sẵn trên nền chuồng, trong phân…vì vậy phải sát trùng chuồng trại kỹ lưỡng; và áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học. Cấp kháng thể cho heo sơ sinh cũng là cách để tăng cường khả năng phòng bệnh.

Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Có thể gây nhiễm nhân tạo cho đàn heo nái (còn gọi là vaccine chuồng); bằng cách lấy ruột non của heo con một tuần tuổi bị bệnh tiêu chảy cấp;cắt nhỏ, xay mịn rồi trộn với 200ml nước muối sinh lý để ở ngăn mát tủ lạnh (2-8⁰C).
Tiếp theo dùng 1g BIO-AMOX+TYLOSIN pha đều trong 200ml nước muối sinh lý; rồi trộn chung với dung dịch ruột non của heo bệnh đã chuẩn bị ở trên. Cho heo nái hậu bị, nái cai sữa, nái mang thai tới 14 tuần ăn. Trộn vào thức ăn của heo với liều 10ml/con.

Chỉ cho ăn một lần. Hoặc cũng có thể lấy phân heo con bị bệnh; hòa tan trong nước rồi trộn vào thức ăn cho heo nái ăn. Từ đó cơ thể heo nái tạo ra kháng thể để chống lại bệnh. Sau này khi heo nái sinh, sẽ truyền kháng thể cho heo con qua sữa đầu nên đàn heo con của các lứa sau sẽ không bị bệnh dịch tiêu chảy cấp.

Nguồn: Biopharmachemie.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

bệnh đốm đen lá ở hoa

Phòng bệnh đốm đen lá ở hoa cúc

Bệnh đốm đen lá ở hoa cúc là bệnh trên lá có nhiều đốm hình bầu dục tròn nhỏ, đường …
Xem Chi Tiết
bọ cánh cứng hại khoai tây

Phương pháp phòng bọ cánh cứng hại khoai tây

Bọ cánh cứng hại khoai tây Colorado (Leptinotarsa ​​Decemlineata) là một thành viên của họ bọ cánh cứng ăn lá …
Xem Chi Tiết
bệnh thán thư cho cây trồng

Phương pháp trị và phòng bệnh thán thư cho cây trồng

Tất nhiên mọi người đều đã nghe nói về bệnh thán thư cho cây trồng trong trồng trọt. Nhưng đây …
Xem Chi Tiết
Ốc Bươu Vàng gây hại

Phương pháp phòng trừ Ốc Bươu Vàng gây hại cho lúa

Hiện các tỉnh phía Bắc đã vào vụ gieo cấy lúa thời vụ. Từ nay đến đầu tháng 8 là …
Xem Chi Tiết

Phương pháp phòng trừ bệnh lùn xoắn lá ở lúa

Bệnh lùn xoắn lá là một bệnh phổ biến trên lúa và do virus đặc biệt lúa (RGSV) gây ra …
Xem Chi Tiết
bệnh bạc lá lúa

Kỹ thuật phòng trừ bệnh bạc lá lúa tốt nhất

Hiện các trà lúa mùa ở khu vực này đang trong giai đoạn đẻ nhánh cuối vụ, sinh trưởng, phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

bệnh đốm đen lá ở hoa

Phòng bệnh đốm đen lá ở hoa cúc

Bệnh đốm đen lá ở hoa cúc là bệnh trên lá có nhiều đốm hình bầu dục tròn nhỏ, đường …
Xem Chi Tiết
ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả, kinh tế cao

Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả, kinh tế cao

Để chăn nuôi gà Đông Tảo đạt hiệu quả thì việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi đúng kỹ …
Xem Chi Tiết
Chia sẻ cách chăn nuôi gà ri lai hiệu quả

Chia sẻ cách chăn nuôi gà ri lai hiệu quả

Gà ri lai – Đây là giống gà được lai tạo giữa gà trống Ri và gà mái Lương Phượng, …
Xem Chi Tiết
Cách úm gà con đơn giản, hiệu quả tại nhà

Cách úm gà con đơn giản, hiệu quả tại nhà

Gà con mới nở thường yếu và sức đề kháng yếu, sử dụng phương pháp úm gà con mới nở …
Xem Chi Tiết

Phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gà trong chăn nuôi

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp được nhiều người chăn nuôi gia cầm trên cả nước áp dụng. Công …
Xem Chi Tiết

Cách xác định giới tính cho gà con sau khi nở

Cho dù trại gà là một trang trại lớn hay một trang trại bình thường, chúng ta đều muốn biết …
Xem Chi Tiết
Cách nuôi gà chín cựa (nhiều cựa) hiệu quả kinh tế cao

Cách nuôi gà chín cựa hiệu quả kinh tế cao

Gà nhiều cựa hay gà chín cựa là đặc sản của xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Gà …
Xem Chi Tiết