Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện nay đây là một trong những đối tượng được nuôi phổ biến bởi đặc điểm dễ nuôi nhưng lại cho chất lượng thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Và cũng là đối tượng chủ lực, chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, môi trường không được đảm bảo, mầm bệnh hoành hành,… là những nguyên nhân gây ra các dịch bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi.
Não, thận là hai cơ quan dễ bị tổn thương nhiều nhất khi cá bị bệnh và đây là lý do gây ra tỉ lệ chết cá cao. Vì vậy, bà con cần lưu ý, quan sát tình trạng cá thường xuyên. Nếu chẳng may phát hiện dấu hiệu bất thường còn có thể kịp thời xử lí tránh gây mất mát thiệt hại nặng nề. Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp trên cá diêu hồng và cách điều trị hiệu quả. Bà con nên chú ý theo dõi và ghi chép để có thể sử dụng khi cần thiết. Xem ngay với MPU nào!
Bệnh nổ mắt trên cá diêu hồng
Tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Steptococcus gây ra.
Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20 – 30 độ C.
Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh
Cá có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội.
Vùng mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt. Xuất hiện các vết lở loét xuất huyết không lành ở quanh mắt, các gốc vây hoặc những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn, sinh dục của cá.
Có dịch chất lỏng trong bụng cá chảy ra hậu môn. Đây là dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tín.
Cá bỏ ăn, kiểm tra không thấy thức ăn trong dạ dày hoặc ruột của cá bị bệnh. Quan sát thấy túi mật to, gan, thận, lá lách, tim, ống ruột bị xuất huyết.
Lá lách và thận bị trương lên và sưng nhẹ. Khi cá bị nhiễm bệnh nặng kiểm tra có sự dính nhau của các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá, quan sát thấy có các tơ huyết trong màng ở khoang bụng
Phương pháp điều trị bệnh
Dùng WUNMID hoặc SANDIN 267 để xử lý nước hoặc cho vào các túi vải, treo xung quanh lồng bè nuôi để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Trước khi thả cá nuôi nên tắm qua nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút.
Nên thả nuôi cá diêu hồng với mật độ vừa phải
Trong quá trình nuôi cần theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường nước. Nếu được hãy duy trì hàm lượng oxy hoà tan ở mức cao bằng máy quạt nước.
Trộn cho ăn liên tục C MIX 25% + SAN ANTI SHOCK trong thức ăn. Định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi. Khi dịch bệnh xảy ra nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá.
Lập tức vớt bỏ số cá chết ra khỏi ao, lồng bè nuôi, điều trị ngay bằng AMPI-ERY (hoặc AMPI-COLI) + OXYTETRACILIN SANDO, cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày. Điều trị bệnh giai đọan sớm hiệu quả điều trị sẽ rất cao.
Bệnh do ký sinh trùng
Trùng bánh xe (trùng mặt trời)
Điều kiện phát sinh: trùng thường phát triển mạnh vào mùa xuân, thu. Nhiệt độ nước từ 25-30 độ C.
Dấu hiệu: cá ngứa ngáy, tách đàn nổi trên mặt nước. Trùng bám đầy làm vây, mang đầy nhớt, bạc trắng, cá không hô hấp được, ngạt thở.
Phương pháp điều trị: tắm cá với BKC 80 hoặc iv-site với liều 1 lít cho 90-100 tấn cá trong 2 ngày liên tục.
Trùng quả dưa
Điều kiện phát sinh: thường xuất hiện vào mùa mưa, trời mát, nhiệt độ 25-26 độ C
Dấu hiệu: trên da cá có những hạt tròn lấm tấm màu trắng, trùng bám nhiều làm da mang nhiều nhớt, nhợt nhạt, cá ngạt thở do biểu mô mang bị phá hủy, cá yếu chỉ còn nổi đầu trên mặt nước, đuôi bất động, cắm xuống nước. Sau cùng cá lộn nhào mấy vòng rồi lật bụng chìm xuống đáy và chết.
Phương pháp điều trị: Dùng Formalin nồng độ 200 – 250 ppm (200 – 250 ml/m3) tắm trong 30 – 60 phút hoặc nồng độ 20 – 25 ppm (20 – 25 ml/m3) phun xuống ao 2 lần/tuần.
Sán lá đơn chủ và rận cá
Điều kiện phát sinh: chúng thường xuất hiện khi nước mát, mùa xuân
Dấu hiệu: bám vào da, mang, hút máu cá, phá hoại tổ chức mang, làm mang tiết nhiều chất nhày, tạo nhiều vết viêm loét, làm cửa ngõ cho vi khuẩn nấm tấn công gây bệnh nặng hơn.
Phương pháp điều trị: dùng BKC 80 liều 1 lít cho 1500m3 nước kết hợp cho cá ăn Wirta 500 liều 5g/kg thức ăn.
Bệnh trắng mang, thối mang trên cá diêu hồng
Tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây ra.
Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có pH = 6,5 – 7,5, nhiệt độ nước 25 – 35oC.
Dấu hiệu bệnh lý
Cá bệnh có dấu hiệu bơi tách đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước, khả năng bắt mồi giảm đến ngừng ăn.
Các tơ mang cá bị thối nát, ăn mòn, rách nát, xuất huyết, thối rữa và có lớp bùn dính rất nhiều.
Bề mặt xương nắp mang bị xuất huyết, ăn mòn và có hình dạng không bình thường
Phương pháp điều trị bệnh
Ngày thứ 1,2:
Sáng: Dùng 1kg GUARSA FOR FISH (hoặc Wunmid) kết hợp với 1lít OSCILL AGA STRONG. Liều lượng 8000 – 10000 m3, lúc 8 – 10h sáng. Chiều tối: Dùng OXYTETRACILIN SANDO dạng lỏng 20% liều 1lít/2000 m3, 2 ngày liên tục.
Ngày thứ 3:
Tạt VS- STAR liều 1-3 lít/1000 m3, tùy theo độ dơ bẩn của nước và đáy ao mà điều chỉnh liều cho phù hợp.
Cho ăn: 100 – 150g AMPI-ERY (hoặc AMPI-COLI) + 250 ml OXYTETRACILIN SANDO dạng lỏng 20% cho 800kg – 1tấn cá (tương đương 300kg thức ăn), cho ăn 5 – 7 ngày liên tục, ngày 1- 2 lần.
Cá trương bụng
Thường xảy ra ở các ao, bè cho cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hoá được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi.
Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.
Biện pháp điều trị
Kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp.
Nếu trường hợp nặng, thường xuyên có thể thay đổi thức ăn.
Trong thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa (BIOTIC)
Bệnh xuất huyết trên cá diêu hồng
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiellatarda gây ra.
Dấu hiệu bệnh lý
Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng. Đầu và mắt cá sưng và lồi ra.
Cách điều trị
Bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tuỳ theo tình trạng bệnh.
Nguồn: Khoahocnhanong.com.vn