Gà con mới nở thường yếu và sức đề kháng yếu, sử dụng phương pháp úm gà con mới nở giúp bà con tránh được những tổn thất không đáng có, giúp gà con sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh trong suốt quá trình nuôi.
Úm gà con là một phương pháp khoa học đã được nghiên cứu rộng rãi để xác định điều kiện sống tối ưu cho gà con mới nở. Trong thời gian này, người chăn nuôi tập trung dọn dẹp chuồng trại và lắp đặt máy móc; đèn chiếu sáng để nhiệt độ chuồng úm gà luôn ở mức <37 độ C.
Nếu bà con có phương pháp úm gà đúng kỹ thuật thì đàn gà sẽ phát triển rộng hơn. Giai đoạn đầu đời này là bước giúp gà con tránh được bệnh tật và còi cọc. Trong việc nuôi gà hay cách nuôi gà con tại nhà thì hầu hết mọi người đều trải qua giai đoạn úm gà con và đây là giai đoạn khó khăn nhất. Nếu không có kinh nghiệm úm gà con hoặc nuôi gà tại nhà đúng cách; tỷ lệ sống của gà bị giảm.
Chọn con giống
Trước khi nuôi cần nắm bắt được thông tin về nguồn gốc đàn gà; uy tín của trại giống và nắm vững đặc tính năng suất của đàn gà sắp nuôi; đồng thời phải chuẩn bị chuồng trại đạt tiêu chuẩn. Không phải người nông dân nào cũng nắm bắt được kiến thức trong chăn nuôi gà con; sau đây chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật úm gà con giúp bà con nông dân củng cố kiến thức; góp phần đẩy mạnh nền kinh tế nông nghiệp nước nhà cũng như mang lại hiệu quả cao trong công việc chăn nuôi của bản thân.
Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà; nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.
Môi trường để úm gà con:
Nếu có điều kiện thì dùng chuồng úm gà con hoặc dùng lồng; nếu không thì có cách làm chuồng gà đơn giản bằng tấm kim loại; hoặc tấm cót đan bằng tre nứa và vây lại.
Đầu tiền phải rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng formol 2% hoặc Crezin; Hanlamid. Dùng cót cao 45 phân làm tấm quây với đường kính vòng quây phù hợp với số lượng gà con định úm. Dùng vỏ thóc (trấu) để làm lót chuồng, đổ dầy khoảng 10cm để thuận tiện cho việc vệ sinh hoặc lấy phân gà.Trong chuồng phải có đầy đủ máng ăn; nước uống và hệ thống đèn sưởi vào mùa đông do gà con chịu lạnh kém. Mùa hè không đậy kín tránh nóng quá. Buổi tối nên đậy kín tránh chuột phá hoại.
Mật độ chuồng nuôi
Sau khi gà con nở khoảng 1 ngày bạn nên cho gà xuống ổ ấp và chuyển sang chuồng úm, chọn những gà con đạt tiêu chuẩn như: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông tơi xốp, không bị dị tật. Mật độ chuồng nuôi thích hợp theo tuần tuổi như sau:
+ 1 tuần tuổi 30-45 con/m2
+ 2 tuần tuổi 20-30 con/m2
+ 3 tuần tuối 15-25 con/m2
+ 4 tuần tuôi 12-20 con/m2
Nhiệt độ chuồng nuôi
Dưới đây là chi tiết về nhiệt độ chuồng cần để cho gà con phát triển bình thường trong chuồng úm.
+ Gà con từ 1-3 ngày tuổi: nhiệt độ chuồng giữ ở mức 29-33 độ
+ Gà con từ 4-7 ngày tuổi: 28-32 độ
+ Gà con từ 8-14 ngày tuổi: 28-31 độ
+ Gà con từ 15-21 ngày tuổi: 28-29 độ
+ Gà con từ 22-28 ngày tuổi: 25-28 độ
Nên sưởi bằng đèn sợi đốt vì loại đèn này vừa tỏa nhiệt tốt vừa cung cấp đủ ánh sáng cho gà con phát triển bình thường. Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Tùy vào cách làm chuồng gà mà treo đèn một cách hợp lý; thường thì treo ở độ cao 2 mét và có mật độ đèn tính theo Oát/m2 như sau:
Ngày tuổi | Thời gian chiếu sáng mỗi ngày (h) | Cường độ chiếu sáng (W/m2) |
1 – 2 | 22 | 5 |
3 – 4 | 20 | 5 |
5 – 7 | 17 | 5 |
8 – 10 | 14 | 3 |
11 – 13 | 11 | 3 |
14 – 28 | 8 | 2 |
Kỹ thuật chăm sóc gà con
Sau khi gà con nở được một ngày thì tiến hành cho xuống khỏi ổ ấp và cho uống dung dịch đường Gluco, Permasol 500; Vitamin C như sau: 50g đường Gluco, 1g Permasol, 1g VitaminC hòa với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém; sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch
Sau vài giờ tiến hành cho gà con ăn thức ăn hốn hợp hay cám dành riêng cho gà con, chú ý không nên cho thừa thức ăn; thức ăn thừa sẽ rơi ra chuồng hoặc đọng trong máng thức ăn, để lâu sẽ gây bệnh cho gà.
Cần phải có quy trình phòng bệnh cho gà hợp lý:
+ Nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà khi đạt 7 ngày tuổi
+ Trộn thức ăn với kháng sinh Neomycin tỉ lệ 1g/1kg thức ăn sau khi đạt 14 ngày tuổi
+ 21 ngày tuổi hết sức chú ý các yếu tố như: Nhiệt độ, môi trường, thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà, chất lượng đàn gà; mọi vận dụng như máng ăn, máng uống phải giữ gìn vệ sinh, rửa sạch khi cho thức ăn mới, lượng thức ăn vừa đủ, tránh để thức ăn lâu ôi thiu kém chất lượng.
+ 24 ngày tuổi nhỏ Lasota lần 2 để đàn gà phát triển mạnh./.
Nguồn: Traigiongthuha.com