Tiết lộ kỹ thuật nuôi cá kèo đeo đầy vàng cho bà con

7 phút, 11 giây để đọc.

Nói về ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, hiện nghề nuôi cá nước lợ, mặn đang có xu hướng phát triển khá mạnh. Bên cạnh các đối tượng nuôi phổ biến thì cá kèo là một trong số loài thủy sản được nhiều người quan tâm khai thác và nuôi trồng. Lí do là bởi loài cá này rất dễ nuôi. Chúng có thể thích nghi với cả nước lợ, nước mặn và nước nước ngọt. Nuôi cá kèo tuy nặng vốn mua con giống, thức ăn nhưng bù lại đối tượng nuôi này nhẹ công chăm sóc, ít hao hụt mà đầu ra ổn định.

Bên cạnh một số hộ nuôi hiệu quả cao thì còn nhiều hộ nuôi thất bại, thiệt hại nặng nề do không am hiểu tường tận kỹ thuật nuôi đối tượng này. Do đó, việc nắm vững quy trình nuôi cá kèo là vô cùng cần thiết. Hôm nay mpu muốn chia sẻ đến bà con một số kỹ thuật nuôi cá kèo để vụ nuôi bội thu. Bà con có ý định triển khai mô hình này thì không nên vội bỏ qua bài viết dướ đây nhé.

Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi cá kèo

ao-nuoi-ca-keo

Khi chuẩn bị nuôi, tùy theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm riêng của từng vùng mà mỗi hộ nuôi sẽ lựa chọn vị trí ao nuôi khác nhau. Ở một số vùng trồng muối, bà con sẽ tận dụng các ao muối vào mùa mưa để nuôi cá kèo. Còn ở một số vùng khác thì bà con lại nuôi kết hợp với tôm hoặc tận dụng các ao tôm sau khi thu hoạch,…

Chuẩn bị ao nuôi

Để quản lý ao nuôi dễ dàng hơn cũng như dễ kiểm soát dịch bệnh, bà con nên chọn ao nuôi có diện tích từ 0.2 – 0.4 ha. Với diện tích ao nuôi càng nhỏ thì việc cải tạo ao sẽ được tốt hơn. Vì thế các khâu chuẩn bị trước khi thả giống cũng được hoàn thiện hơn tạo điều kiện cho cá phát triển tốt. Bên cạnh đó, bà con cũng lưu ý độ sâu thích hợp nhất để nuôi cá kèo là 1.2m. Không nên quá 1.8m.

Cải tạo ao nuôi

Trước khi bắt đầu vụ nuôi, bà con nên cải tạo ao nuôi theo trình tự: tháo cạn hết nước ao nuôi, sau đó sên vét sình, phơi đáy ao, cải tạo từ 4 – 5 ngày. Bón vôi từ 10 – 15kg/100m2 kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học trong thủy sản để ổn định phèn, pH và tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Sau khi cải tạo hoàn thiện, thời gian đầu cấp nước vào ao khoảng 0.35m và tiến hành thả giống. Tăng dần lượng nước từ 20 – 30cm sau mỗi lần cấp và đạt dao động từ 30 – 40cm/tháng. Sau đó nâng lên 1.2m hoặc cao hơn.

Chọn con giống và mật độ thả

Chọn con giống

ky-thuat-nuoi-ca-keo

Thông thường, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi cá kèo chủ yếu dựa vào tự nhiên. Vì thế mà mùa vụ nuôi cá phụ thuộc bởi sự xuất hiện của con giống ngoài tự nhiên. Mùa vụ nuôi cá kèo của bà con ở Bạc Liêu là từ cuối tháng 4 – 10 ÂL. Kích cỡ khi khai thác từ 1.4 – 2mm. Ở Sóc Trăng là từ tháng 5 – 11 ÂL. Kích cỡ khi khai thác từ 1.36 – 2mm. Bà con nên chọn mua ở những trại cá giống uy tín để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra các giống mua từ các ngư dân khai thác sẽ lẫn cá tạp cao hơn khi mua ở trại cá giống.

Mật độ thả

Cá kèo có thể thả nuôi với mật độ từ 30-60 con/m2. Nếu điều kiện thuận lợi có thể lên đến 100 con/m2..

Theo kinh nghiệm của số đông hộ dân, nếu nuôi sớm vào tháng 4 – 5 thì cá phát triển tốt. Nhất là ở các tháng đầu tiên có điều kiện môi trường thuận lợi cho cá. Bởi do nhiệt độ cao nhưng không biến động nhiều, chưa có mưa nhiều. Vì vậy mà độ mặn và các yếu tố thuỷ lý hoá ít biến động.

Nếu nuôi vào các tháng 7 – 8, thời tiết và môi trường có nhiều biến động do mưa lớn. Dẫn đến độ mặn giảm, nhiệt độ thường thay đổi chênh lệch lớn.

Bà con có thể thả nuôi cá kèo với mật độ từ 30 – 60 con/m2. Trong điều kiện thuận lợi, ao nuôi cấp thoát nước được thực hiện chủ động dễ dàng, thức ăn đầy đủ thì có thể thả nuôi lên đến 100 con/m2. Theo kinh nghiệm của nhiều bà con thì nếu nuôi sớm vào tháng 4 – 5 cá sẽ phát triển tốt nhất. Còn tháng 7 – 8 cá sẽ phát triển chậm hơn do các biến động của thời tiết và môi trường.

Bà con cần lưu ý thêm là nếu thả con giống < 1.2 cm thì tỉ lệ hao hụt là rất lớn. Lí do là cá còn yếu và chưa thích nghi với điều kiện ao nuôi. Phần lớn bà con nên chọn kích cỡ nuôi trong khoảng < 2,5 cm. Bởi giá con giống tương đối thấp nhưng cho tỉ lệ sống cao (61,8%).

Thức ăn

Cá kèo là loài cá ăn tạp thiên về thực vật. Trong ống tiêu hóa của cá kèo chủ yếu là tảo khuê, tảo lam và mùn bã hữu cơ. Ngoài ra còn xuất hiện một số loài phù du. Chẳng hạn như Copepoda và Cladocera.

Thức ăn chủ yếu trong nuôi cá kèo thương phẩm là thức ăn công nghiệp dạng viên. Loại thức ăn này tự chế được phối trộn giữa cám và thức ăn của tôm sú theo tỉ lệ 10:1. Hoặc cám:thức ăn cá da trơn theo tỉ lệ 2:1,…

Cách cho ăn

nuoi-ca-keo

Khi cá còn nhỏ cho thức ăn chìm dạng bột, cám mịn. Khi cá lớn có thể cho ăn dạng nổi. Từ giữa tháng thứ 2 trở đi cá giống ăn rất mạnh. Bởi đây là giai đoạn phát triển của cá. Từ sau tháng thứ 3 cá ít ăn do đã tích lũy đủ năng lượng và có xu hướng bơi ra khỏi ao.

Ngoài ra, trong thời gian nuôi nên bổ sung thêm các men tiêu hóa trong thức ăn. Làm như vậy sẽ kích thích cá ăn nhiều và tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi cá và cung cấp nguồn thực phẩm tự nhiên.

Kỹ thuật chăm sóc và quản lý

Để tránh gây sốc cho cá, mỗi lần thay khoảng 30% lượng nước trong ao. Định kỳ 7 – 10 ngày thay một lần.

Theo dõi tình trạng của cá trong ao để kịp thời xử lý. Kết hợp bổ sung vitamin C, premix và men tiêu hóa để phòng bệnh cho cá. Định kỳ sử dụng vi sinh xử lý Amoniac và NO2 để xử lý khí độc phát sinh trong ao giúp môi trường nuôi cải thiện hơn.

Hiện nay trong các ao nuôi cá kèo thâm canh xuất hiện một số căn bệnh chưa xác định nguyên nhân. Chẳng hạn như lở loét, phình bụng, đĩa kí sinh,… Nhưng nghi vấn ban đầu có thể do nước ao dơ, mật độ cao hoặc thức ăn không phù hợp.

Nếu cá mắc bệnh đường ruột và gan thì nên sử dụng Vitamin C, men vi sinh, Amox,… kết hợp thay nước sẽ đạt hiệu quả 50% đến 60%. Còn những bệnh khác thì bổ sung Vitamin và khoáng.

Bón vôi trên bờ ao và hòa tan vào nước để tạt xuống ao nuôi khi trời mưa lớn hoặc xử lý nước kỹ trước khi cấp vào ao nuôi.

Nên thường xuyên theo dõi tình trạng của cá trong ao để kịp thời xử lý và tăng kích cở của viên thức ăn.

Khống chế độ trong của ao cao hơn 25 cm và nước ao không quá dơ.

Thu hoạch cá kèo

thu-hoach-ca-keo

Do tập tính thích bơi ngược dòng nước, nên khi thu hoạch, bà con cần tháo bớt nước trong ao nuôi. Đồng thời tạo rãnh ở đáy ao và bơm thêm nước mát. Cá kèo sẽ bơi ngược dòng và rơi vào lưới đặt ở cửa cống cấp nước.

Nguồn: Prnoidung.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

rỉ sét

Phòng bệnh rỉ sắt gây hại cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt gây hại cây cũng là một trong những bệnh thường gặp ở hoa hồng; dù chưa đến …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đen lá ở hoa

Phòng bệnh đốm đen lá ở hoa cúc

Bệnh đốm đen lá ở hoa cúc là bệnh trên lá có nhiều đốm hình bầu dục tròn nhỏ, đường …
Xem Chi Tiết
bọ cánh cứng hại khoai tây

Phương pháp phòng bọ cánh cứng hại khoai tây

Bọ cánh cứng hại khoai tây Colorado (Leptinotarsa ​​Decemlineata) là một thành viên của họ bọ cánh cứng ăn lá …
Xem Chi Tiết
bệnh thán thư cho cây trồng

Phương pháp trị và phòng bệnh thán thư cho cây trồng

Tất nhiên mọi người đều đã nghe nói về bệnh thán thư cho cây trồng trong trồng trọt. Nhưng đây …
Xem Chi Tiết
Ốc Bươu Vàng gây hại

Phương pháp phòng trừ Ốc Bươu Vàng gây hại cho lúa

Hiện các tỉnh phía Bắc đã vào vụ gieo cấy lúa thời vụ. Từ nay đến đầu tháng 8 là …
Xem Chi Tiết

Phương pháp phòng trừ bệnh lùn xoắn lá ở lúa

Bệnh lùn xoắn lá là một bệnh phổ biến trên lúa và do virus đặc biệt lúa (RGSV) gây ra …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

bệnh đốm đen lá ở hoa

Phòng bệnh đốm đen lá ở hoa cúc

Bệnh đốm đen lá ở hoa cúc là bệnh trên lá có nhiều đốm hình bầu dục tròn nhỏ, đường …
Xem Chi Tiết
ca-tai-tuong

Cá tai tượng và những căn bệnh phổ biến cần đối mặt

Cá tai tượng là biểu tượng của sự phát tài phát lộc đem lại vận may cho gia chủ. Cũng …
Xem Chi Tiết
ky-sinh-trung-tren-ca

Hướng dẫn điều trị một số bệnh do kí sinh trùng trên cá

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá nuôi. Xuất hiện ở tất cả các …
Xem Chi Tiết
benh-xuat-huyet-ca-tra

Bạn đã biết cách điều trị một số bệnh thường gặp ở cá tra chưa?

Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây phát triển vượt bậc ngoài sự mong đợi. Sản lượng cá …
Xem Chi Tiết
cua-bien

Phương pháp chữa trị một số bệnh thường gặp ở cua biển

Cua biển là một loài động vật thủy sản vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu …
Xem Chi Tiết
bung-truong-to

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng là một loài cá quanh năm sống ở nước ngọt và thuộc họ Cá rô phi. Hiện …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả, kinh tế cao

Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả, kinh tế cao

Để chăn nuôi gà Đông Tảo đạt hiệu quả thì việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi đúng kỹ …
Xem Chi Tiết
Chia sẻ cách chăn nuôi gà ri lai hiệu quả

Chia sẻ cách chăn nuôi gà ri lai hiệu quả

Gà ri lai – Đây là giống gà được lai tạo giữa gà trống Ri và gà mái Lương Phượng, …
Xem Chi Tiết
Cách úm gà con đơn giản, hiệu quả tại nhà

Cách úm gà con đơn giản, hiệu quả tại nhà

Gà con mới nở thường yếu và sức đề kháng yếu, sử dụng phương pháp úm gà con mới nở …
Xem Chi Tiết

Phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gà trong chăn nuôi

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp được nhiều người chăn nuôi gia cầm trên cả nước áp dụng. Công …
Xem Chi Tiết

Cách xác định giới tính cho gà con sau khi nở

Cho dù trại gà là một trang trại lớn hay một trang trại bình thường, chúng ta đều muốn biết …
Xem Chi Tiết
Cách nuôi gà chín cựa (nhiều cựa) hiệu quả kinh tế cao

Cách nuôi gà chín cựa hiệu quả kinh tế cao

Gà nhiều cựa hay gà chín cựa là đặc sản của xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Gà …
Xem Chi Tiết