Theo như truyền thống từ trước đến nay, thì khi giá ngô kỳ hạn tăng đủ cao, thì sau đó lúa mì sẽ bắt đầu biến thành nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế cho gia súc của cả nước Mỹ cũng như thế giới. Và khí đó thì tình hình xuất khẩu lúa mì cũng sẽ bắt đầu tăng. Nguyên nhân là do các nước khác cũng muốn đảm bảo một nguồn thức ăn chăn nuôi có giá thành rẻ hơn cần thiết cho vật nuôi của họ. Khi mà nhu cầu này càng tăng lên thì nghĩa là giá lúa mì kỳ hạn cũng sẽ tăng theo. Hãy thử xem qua giá ngô cũng như giá lúa mì từ 2010 cho đến 2012. Đó là một trong những khoảng thời gian mà giá ngũ cốc cao hơn vì nguồn cung của toàn cầu giảm và nhu cầu toàn cầu thì tăng mạnh.
Chính vì thế mà một số người cho rằng năm 2020-21 tình hình giao dịch có thể diễn ra theo một cách tương tự như trên, khi giá tổng thể của lúa mì có xu hướng cao hơn vào mùa hè.
Liệu lịch sử có lặp lại?
Năm 2011, giá ngô kỳ hạn từ 5,95 USD trong tháng 1 lên 7,9975 USD vào tháng 6. Giá ngô cao hơn dẫn đến nhu cầu thay thế lúa mì nhiều hơn.
Việc sử dụng lúa mì cho danh mục thức ăn chăn nuôi (và dự trữ) trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Khởi đầu năm ở mức 170 triệu giạ. Đến tháng 5, nhu cầu đã tăng lên 220 triệu giạ. Tháng 8 và tháng 9 năm đấy, con số vọt lên 240 triệu giạ.
Tình hình tương tự cũng xảy ra vào năm 2012. Nhu cầu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi vào đầu năm ở mức 145 triệu giạ. Sau đó, hạn hán vào mùa hè ập đến. Giá ngô kỳ hạn phi mã lên 8,43 USD/giạ vào tháng 8, khiến nhu cầu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi tăng vọt lên 220 triệu giạ. Nhu cầu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi vẫn tăng mạnh. Kể cả những lúc vào vụ thu hoạch. Đạt mức cao nhất của năm đấy là 315 triệu giạ vào tháng 10, 11 và 12 năm 2012.
Với đà tăng giá hiện tại của giá ngô. Nhu cầu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi đã bắt đầu tăng cao hơn. Vào tháng 12/2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ chốt nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở mức 100 triệu giạ. Tăng lên 125 triệu giạ vào tháng 1/2021. Nếu như giá ngô tiếp tục giao dịch cao hơn. Nhu cầu đối với lúa mì cũng sẽ tăng trong những tháng tới.
Ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế
Một số yếu tố ở nước ngoài cũng sẽ liên quan đến nhu cầu lúa mì.
Ở Nga, chính phủ đã phê duyệt mức thuế xuất khẩu 50 Euro/tấn đối với lúa mì từ ngày 1/3 đến ngày 30/6. Nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa và ngăn ngừa nguy cơ giá nội địa cao hơn.
Vì việc áp thuế xuất khẩu này, Nga sẽ xuất khẩu ít hơn ra toàn cầu. Điều đấy có nghĩa là Hoa Kỳ có thể giành thêm thị phần trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Hiện Bộ Nông nghiệp Mỹ chốt mức xuất khẩu lúa mì ở mức 985 triệu giạ.
Trung Quốc, quốc gia mua rất nhiều mua ngô và đậu tương của Mỹ, cũng đã mua lúa mì của Úc nhiệt tình không kém. Hơn 700.000 tấn lúa mì của Úc đã được chuyển đến Trung Quốc trong những tuần mới đây.
Tại Argentina, vụ mùa dự kiến sẽ nhỏ hơn. So với các chỉ báo hiện tại của Bộ Nông nghiệp Mỹ do hạn hán đang diễn ra.
Giá mềm hơn do cầu
Do các kịch bản về cầu trên thị trường nông sản nêu trên. Nhu cầu lúa mì có vẻ sẽ tăng mạnh vào năm 2021. Trên thế giới, người tiêu dùng lúa mì cuối cùng đã có thể phụ thuộc vào nguồn cung dồi dào. Và với việc lúa mì sẽ được trồng nhiều ở cả hai bán cầu. May mắn là sự gián đoạn nguồn cung không phải là một vấn đề.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu có hạn hán ở Hoa Kỳ hoặc Nga vào mùa hè này. Khi cả hai nước đều là những nhà quản lý phân phối xuất khẩu chính ra thế giới?
Lúa mì có thể là một trong những hàng hóa toàn cầu được định giá thấp nhất vào lúc này.
Nguồn: Nongnghiep.vn